Tinh Tấn Magazine - Tạp chí Phật Giáo Số 3 tháng 9 2019

22/09/20191:00 SA(Xem: 4972)
Tinh Tấn Magazine - Tạp chí Phật Giáo Số 3 tháng 9 2019
TINH TẤN MAGAZINE SỐ 32 | THÁNG 9 NĂM 2019
Tạp chí Văn Hóa - Sinh Hoạt Phật Giáo
Chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nhà văn Hoàng Mai Đạt
Phụ trách bài vờ, kỹ thuật, quảng cáo: Đồng Phúc, Phúc Viên & Hoàng Mai Đạt
Địa chỉ: Tinh Tấn Magazine 9082 Jennrich Ave., Westminster CA 92683.
Email: tinhtan2018@yahoo.com

Front-cover-Tinh-Tan-3-online-page-001

Lời mở đầu cho Tinh Tấn 3


Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, một vị cao tăng nay đã khuất bóng, là duyên khởi cho chúng tôi chọn Tịnh Độ làm chủ đề cho số báo này. Từ lúc được đọc cuốn Niệm Phật Thập Yếu của Thầy Thiền Tâm, chúng tôi nhận thấy một vị thầy uyên thâm Hán học, thông suốt kinh điển Phật giáo, tu hành miên mật giữa thời nhiễu loạn tại miền Nam Việt Nam trước và sau năm 1975, lại có tài diễn tả tư tưởng đạo pháp bằng thi ca rất cô đọng như Thầy, mà lại chọn Niệm Phật làm phương pháp tu hành chính yếu, thì chắc chắn pháp môn đây phải có nhiều lợi lạc cho một hành giả. Một vị cao tăng khác cùng thời với Thầy Thiền Tâm mà nhân thực hiện số báo này chúng tôi được dịp học hỏi thêm về Niệm Phật, là ngài cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh.

Niệm Phật. Hai chữ rất quen thuộc đối với hầu hết người Việt Nam khi nghĩ đến đạo Phật và cách thực hành niềm tin theo đạo này, cho dù họ có là một Phật tử hay không. Thế nên khi tìm hiểu sâu hơn về Niệm Phật, hay pháp môn Tịnh Độ, chúng tôi cho là công việc soạn bài, phỏng vấn các thầy, sưu tầm tài liệu chắc cũng không mấy khó khăn. Nào ngờ, công việc không dễ chút nào.

Không chỉ kẻ sơ cơ như chúng tôi đây mới thấy vậy, mà ngay cả một vị cao tăng khác là Hòa Thượng Thích Như Điển, viện chủ Chùa Viên Giác ở bên Đức, cũng biết điều đó từ lâu khi Thầy viết lời tựa cho cuốn Tịnh Độ Tông Nhật Bản được Thầy dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, “Tôi những tưởng Tịnh Độ Tông tương đối dễ dịch hơn Thiền Tông. Vì lẽ những danh từ Tịnh Độtư tưởng Tịnh Độ đã quá quen thuộc, nhưng điều ấy tôi đã lầm và có lẽ quý độc giả cũng như thế. Văn chương, tư tưởng của Tịnh Độ không nghèo qua sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, mà có cả một rừng công đức, ngay cả Ngài Phổ Hiền trong Pháp Hội Hoa Nghiêm phẩm thứ 81 còn cầu nguyện vãng sanh về Tây phương Tịnh Độ. Còn ta so ra với các Ngài chẳng là gì cả, không bằng hạt cát trong đại dương.”

Trong tiến trình thực hiện số báo về Tịnh Độ, và báo đến tay quý độc giả khá chậm trễ, mong được quý vị tha thứ cho, chúng tôi may mắn nhận được sự trợ giúp của các vị thiện tri thức, như Thượng Tọa Thích Thường Tín ở California kể lại kinh nghiệm hành trì suốt hơn hai thập niên qua của Thầy, như Ưu Bà Di Bồ Tát Giới Bảo Đăng ở Arizona cung cấp những tài liệu về cố Hòa Thượng Thiền Tâm, như Hòa Thượng Thích Minh Điền ở Texas viết về thật tướng chân tâm trong Kinh A Di Đà, như Thầy Pasanno Phổ Kiên ở California trình bày về cách hiểu Kinh A Di Đà qua Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn, và như Thượng Tọa Sakya Thích Minh Quang ở Illinois giảng về niềm tinnhân quả chính là niềm tinTịnh Độ.

Chúng tôi đã bất ngờ khi biết người Mỹ cũng đang hành trì pháp môn Niệm Phật rất chuyên cần, sâu sắc qua bài viết về Ni Trưởng Thubten Chodron, và trong những số báo tương lai, nếu đủ duyên, Tinh Tấn sẽ tìm hiểu về Phật pháp trong thế giới Tây Phương, bên ngoài những ngôi chùa của người Việt mình.

Cạnh đó, số báo mà quý vị đang cầm trên tay còn có sự đóng góp rất đáng trân quý của các ngòi bút như Thích Nữ Huệ Trân, Nguyên Giác, Trần Công Nhung, Võ Ý, Đào Văn Bình, Viên Khánh, Hoang Phong, Trangđài Glassey-Trầnguyễn, Trịnh Gia Mỹ, Diễm Tuyết, Kiều Mỹ Duyên, Phúc Quỳnh. Những bài viết của họ cho thấy sự đa dạng, đa phương của Phật giáo trong đời sống, nhưng tất cả đều quy về một vị Thầy của chúng ta, trong chúng ta.

Đến đây, kính mời quý đạo hữu cùng bước vào thế giới của số báo này.

Trân trọng,
Tinh Tấn Magazin

pdf_download_2
Tinh-Tan-3-for-Online





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2016(Xem: 9487)
13/08/2013(Xem: 23772)
07/11/2013(Xem: 27018)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.