Nước mắt của lũ

21/10/20201:00 SA(Xem: 6699)
Nước mắt của lũ

NƯỚC MẮT CỦA LŨ
Minh Mẫn

bao so 8Được tin lũ chồng lũ, bão số 8, bão thế kỷ sắp tràn về miền Trung khốn khổ, tốc độ trên 200/km, hơn vận tốc của xe trên free way, nghĩa là nơi nào bão qua là nơi đó không còn dấu vết sự sống, ôi thương đau khủng khiếp.

Miền Nam, các phong trào trăm hoa đua nở, vận động cứu trợ rầm rộ, ngoài các ca sĩ nghệ sĩ như Thủy Tiên, Trấn Thành, còn vô số anh chị em nghệ sĩ, vận động viên thầm lặng, hoặc đóng góp, hoặc đích thân tham gia đoàn từ thện để tận mắt chứng kiến niềm đau không lời của cư dân đầy bất hạnh.

Nói đến miền Trung nước ta phải nói một vùng giàu về nắng cháy mùa Hè, phong phú nước ngập Thu Đông; quanh năm chỉ thấy toàn khổ. Gom góp ít sắn khoai, gia cầm chỉ đợi mùa nước đến giao cho lũ mang ra sông ra biển hiến tế cho thủy tề. Có lẽ xưa kia Thủy tinh đã hẹn ước với dân mình, lấy miền Trung làm điểm tỷ thí với Sơn tinh, vì thế, núi đã tràn ngập bùn máu chôn vùi cư dân như chôn vùi rác rến một cách không thương tiếc. Chỉ có con người với con người, đồng bào với đồng bào mới tìm cách bảo bọc nhau trên từng nóc nhà chênh vênh trên từng gò đất bao bọc ngập nước. Chư TăngPhật tử tắm mình trong mưa, ngâm thân dưới nước lạnh để bảo vệ gạo, mì đến tận tay nạn nhân như của quý hồi môn cần phải bảo vệ. Ánh sáng nhân hậu đó đủ sưởi ấm niềm bất hạnh mà sinh mạng con người chỉ là cỏ rác của trò chơi nghiệp quả.

Không oán trách Trời, không than vãn phận số, mong cố gắng vượt qua khổ nạn như một vận động viên marathon chỉ cần vượt đích, đó là cách sống an lạc của người có trách nhiệm với chính mình. Cũng thế, người lâm nạn thiên tai hay người chia sẻ thiên tai đều cân bằng phước nghiệp lẫn nhau để chờ cuộc sống nở hoa.

Không chỉ người Miền Nam ngày đêm trông tin bão lũ, cho dù có thân nhân nơi đó hay không, họ vẫn chung tay đóng góp mong vơi bớt khổ đau đồng bào ruột thịt, ngay cả khúc ruột vạn dặm từ nửa vòng cầu, chắc ai an lòng hưởng thụ cuộc sống chăn êm nệm ấm? Đã có những tu sĩ như thầy Nguyên Nguyện ở Oklahoma, hết nằm lại ngồi, suốt đêm ngóng tin quê mẹ từng giờ, còn bao tu sĩ như thế,Việt kiều sướng gì trên những phương tiện vật chất khi tâm can đau xé được tin em bé 8 tuổi bị lũ cuốn trôi khi mẹ đi nhận hàng cứu trợ; món hàng vài trăm phải mất nắm ruột cưu mang, thương đau nào hơn, hàng vạn cái khổ là hàng vạn thương đau ngập tràn kiếp người. Thế mà vẫn có không ít người vô tâm bỏ hàng triệu bạc cho cuộc nhậu thâu đêm, trong lúc đó, chị Hoài Tố Hạnh tự nguyện hạn chế món ăn hàng ngày , hai mẹ con hùn phước và kêu gọi chung tay hướng về miền Trung tình nghĩa!

Vâng, dân ta đã mạnh tay, tuy nghèo, vẫn ủng hộ các đoàn từ thiện tự nguyện của dân; họ tin tưởng giao trọn những đồng tiền khó khăn như sự khó khăn của các anh chị đi bán vé số đã hưởng ứng. Ngay cả nước ngoài ủng hộ cũng chỉ qua các đơn vị từ thiện. Có người thầm mong đồ cứu trợ sẽ đến tận tay người dân mà sẽ không bị khó dễ như trước đây ở một số địa phương buộc đưa vào kho của xã để họ tự phân phối; cũng có nơi, sau khi đoàn từ thiện ra về, số tiền và quà nhận được, người dân phải đưa lại cho chính quyền. Bão chồng bão, lũ chồng lũ, khổ chồng khổ, người dân sống nơi thị thành làm sao hiểu được bao nỗi khổ của lương dân vốn nhiều bất hạnh.

Nước lũ tuy làm khổ dân nhưng rồi cũng phải qua đi, nhưng cái khổ triền miên của cư dân sống trong một số vùng của địa phương thiếu kiến thức quản lý cộng thêm tham tàn, bảo sao dân vẫn nghèo, địa phương khó phát triển. Giữa bão lũ còn thế huống thay lúc an bình, có cái ăn cái mặc sao được bình yên???

Trong kinh Phật có nói đến cái nghiệp phải sống nơi biên địa, nơi khốn khó, cũng do cái nhân quá khứ, đó là bài học để cải thiện nhân lành hiện tại. Cho dù nhân thuận hay nghich, quả nghịch hay thuận đều là bài học để tiến hóa nhân cách, thế thì lũ hay nước mắt thương đau mà nhà Phật thường nói nước mắt chúng sanh nhiều hơn biển cả, tất cả cũng chỉ là lũ của hiện tượng  tương phản lũ của nghiệp thức; lũ chồng lũ, nghiệp chồng nghiệp muôn đời là niềm đau trầm thống, tiếng thét vô thanh của chúng sanh trong tam giới. Tam giới bất an do ba nạn: lửa, nước và binh đao, vậy ai vô tâm để sống mà hưởng thụ?

MINH MẪN  21/10/2020


Xem thêm:
Thương về ''khúc ruột miền trung'' (Thích Tánh Tuệ)

Xem thêm hình ảnh:

blankblank
mưa lũ miền trung hoi an 4





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3529)
17/05/2024(Xem: 4154)
03/01/2024(Xem: 4645)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.