Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ (Sách PDF)

29/01/20211:00 SA(Xem: 23500)
Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ (Sách PDF)

MỘT THOÁNG QUÊ HƯƠNG
Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ - Thiện Phúc

 

Lời Đầu Sách

 

Kính thưa quý vị,

Dinh Long Hồ là một trong những dinh có diện tích lớn nhất và trù phú nhất của Xứ Đàng Trong, được thành lập vào năm 1732. Dầu theo dòng thời gian Dinh Long Hồ đã được đổi ra làm nhiều tên khác nhau, nhưng đối với người dân Đất Phương Nam, đặc biệt là người dân dinh Long Hồ từ ngày ấy cho đến bây giờ, cái tên Long Hồ mãi mãi không bao giờ phai nhạt. Từ năm 1732 đến năm 1778, có tên Dinh Long Hồ thuộc Châu Định Viễn. Năm 1779, đổi làm Dinh Hoằng Trấn, nhưng năm sau, 1780, được đổi làm Dinh Vĩnh Trấn cho đến năm 1805. Từ năm 1805 đến 1832, mang tên Trấn Vĩnh Thanh. Sau khi được đổi tên nhiều lần, năm 1832, năm Minh Mạng thứ 13, nhà vua cho đổi ra tên trấn Vĩnh Long, rồi lại đổi làm tỉnh Vĩnh Long cũng vào năm này. Như trên đã nói, mãi đến ngày nay, sau 288 năm kể từ ngày được thành lập, âm vang Long Hồ vẫn còn in đậm trong lòng người dân Đất Phương Nam, nhất là người dân Vĩnh Long. Tính đến năm 1757, nền hành chánh của xứ Đàng Trong được coi như khá hoàn chỉnh. Riêng vùng Hà Tiên Trấn vẫn để cho con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tích làm quan Đô Đốc cai trị. Tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm Giáp Tý 1744, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát chia lãnh thổ toàn xứ Đàng Trong ra làm 12 dinh: 1) Chánh Dinh (Phú Xuân), 2) Cựu Dinh (Ái Tử), 3) Quảng Bình Dinh, 4) Vũ Xá Dinh, 5) Bố Chánh Dinh, 6) Quảng Nam Dinh, 7) Phú Yên Dinh, 8) Bình Khang Dinh, 9) Bình Thuận Dinh, 10) Trấn Biên Dinh, 11) Phiên Trấn Dinh, 12) Long Hồ Dinh. Lúc này chúa Nguyễn vẫn để Trấn Hà Tiên cho con cháu dòng họ Mạc cai quản, phạm vi chỉ gom gọn lại trong vùng đất Hà Tiên ngày nay mà thôi, nhưng về mặt phòng vệ lãnh thổ khi cần thiết vẫn do Dinh Long Hồ đảm trách. Phải thật tình mà nói, công lao của các chúa Nguyễn tiền triều với công cuộc mở cõi về phương Nam là không thể nghĩ bàn. Dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi nhớ ơn các ngài. Kể từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng đến đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Năm 1570, Theo lời đề nghị của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông bổ nhiệm vào Nam cai quản vùng đất Thuận Quảng. Sau đó hai họ Trịnh Nguyễn liên tiếp kình chống nhau trên 200 năm. Lúc đầu lãnh thổ xứ Đàng Trong chỉ gồm hai trấn Thuận Thành và Quảng Nam mà thôi. Dầu lúc đó vùng đất này chưa có cư dân nhiều, nhưng hai trấn này là một vùng đất rộng lớn có diện tích không thua gì xứ Đàng Ngoài. Trong cuộc nội chiến giữa hai họ Trịnh Nguyễn, để có được một hậu cứ vững vàng, các chúa Nguyễn của xứ Đàng Trong đã phải từng bước khéo léo qua giao thiệp và ngay cả chiến tranh nếu cần để tiến về phương Nam. Trải qua các đời chúa Nguyễn, đất nước nước Việt Nam được mở rộng dần về phương Nam. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) là người đầu tiên dọn đường đi vào Đất Phương Nam. Đến đời Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725), ngàu đã thu phục Chiêm Thành và thẳng tiến về phương Nam. Đời Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1697-1738), ngài đã thu phục các vùng Tầm Bôn, Lôi Lạp, Long Hồ, và Mỹ Tho. Đời Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), ngài đã thu phục các vùng Trà Vinh, Ba Thắc, và Tầm Phong Long. Năm 1471 tiến đến Qui Nhơn, năm 1611 tới Sông Cầu, năm 1653 tới Phan Rang, năm 1697 tới Bình Thuận. Như vậy là vào cuối thế kỷ thứ XVII, vương quốc Champa chính thức bị xóa tên trên bản đồ và vùng biên địa phía Nam của Đại Việt giáp ranh với vùng Thủy Chân Lạp. Chỉ một năm sau khi xóa tên Champa, quân dân Việt Nam đã tiến tới Sài Gòn vào năm 1698. Sau đó vào năm 1714, Hà Tiên được sáp nhập vào Việt Nam. Cuối cùng trong nửa đầu thế kỷ thứ XVIII, dân tộc Việt Nam coi như hoàn tất cuộc Nam Tiến khi Miên vương dâng nạp dãy đất Tầm Phong Long cho xứ Đàng Trong. Thời nầy miền Nam được chúa Võ Vương chia ra làm 3 dinh và 1 trấn: dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, dinh Long Hồ, và trấn Hà Tiên. Dinh Long Hồ lúc này nằm về phía tây Nam sông Tiền bao gồm toàn thể miền Tây ngoại trừ Hà Tiên Trấn.

Nếu muốn viết đầy đủ chi tiết về Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ, chắc phải cần đến nhiều nhà nghiên cứu về sử học. Ở đây, tác giả Người Long Hồ chỉ muốn ghi lại một số tản mạn về các biến cố xảy ra từ năm 1731 đến năm 1975. Chỉ trong vòng 5 năm từ khi Miên vương Nặc Tha dâng đất Tầm Bào từ năm 1731 đến năm 1736, dinh Long Hồ đã được mở rộng thêm 4 huyện nữa: Long Xuyên tức vùng Cà Mau ngày nay, Kiên Giang, Trấn Giang, và Trấn Di. Phải nói, về mặt xã hộivăn hóa, dù được sáp nhập vào xứ Đàng Trong sau vùng Đồng Nai và Gia Định, đất Long Hồ đã chứng tỏ là vùng đất có văn hóa lâu đời nhưng rất phóng khoáng về mọi mặt. Để tìm hiểu về Dinh Long Hồ Ngày Ấy, đến khi được đổi tên thành tỉnh Vĩnh Long vào năm 1832 cho đến thời Cận Đại, chúng ta không thể chỉ đơn thuần nói về những gì đã từng xảy ra trong địa phận của vùng đất này, mà chúng ta phải nói một cách bao quát hơn về những gì đã từng có liên hệ tới lãnh thổ, đất đai, những sự kiện lịch sử, cư dân cộng cư, địa linh nhân kiệt, vân vân, của vùng đất mà ngày nay có tên là Vĩnh Long. Phải nói vùng đất mang tên Dinh Long Hồ và hậu thân của nó là tỉnh Vĩnh Long ngày nay là vùng đất có nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử gắn liền với cả miền Tây Nam Phần nếu không muốn nói là trung tâm của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt địa lý, Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông lớn của dòng Mékong, đó là sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long chẳng những là trung tâm của một dãy cù lao lớn bao gồm các vùng Sa Đéc, Vĩnh Long và Trà Vinh, mà nó còn là chiếc cầu nối liền những cù lao lớn nằm ngay cửa sông Mékong như các cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao Dài bên Tiền Giang; và các cù lao Mây, cù lao Dung bên phía Hậu Giang. Về mặt lịch sử, ngay từ thời dân tộc Việt Nam mới mở cõi về vùng Đất Phương Nam thì Vĩnh Long đã luôn đóng vai trò trung tâm của cả miền Tây. Tiền thân của Vĩnh Long là Dinh Long Hồ đã từng một thời bao trùm cả một vùng đất bao la rộng lớn chạy dài từ Bến Tre, qua Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc và cả phủ Tầm Phong Long rộng lớn được nội nhập cuối cùng vào Việt Nam vào năm 1757 gồm các vùng Châu Đốc, Long Xuyên, Tân Châu, Hồng Ngự, một phần của Sa Đéc ngày nay, Cần Thơ, Sóc Trăng, một phần của Bạc Liêu, và ngay cả phạm vi của các vùng Cà Mau và Rạch Giá ngày nay... Chính vì vậy mà ngày nay dầu cho Dinh Long Hồ không còn tên trên bản đồ Việt Nam và tỉnh Vĩnh Long không còn rộng lớn như vài trăm năm trước nữa, nhưng tên gọi Long Hồ-Vĩnh Long vẫn còn âm vang có khả năng làm nao nao lòng người con dân Việt khắp nơi.

Mặc dầu trong khi Sài Gòn và Gia Định và các tỉnh miền Đông đã được lưu dân Việt Nam theo chân Công Nữ Ngọc Vạn tìm đến ngay từ giữa thập niên 1620 của thời tiền bán thế kỷ thứ XVII, và đất Nông Nại đã được Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn xác lập chủ quyền từ cuối thế kỷ thứ XVII, vào năm 1698. Lúc này thì vùng Vĩnh Long hay còn gọi là vùng đất Tầm Bào hãy còn là một vùng đất hoang vu, ít thấy bóng người lai vãng, chỉ có một ít người Khmer sinh sống rải rác thưa thớt tại những giồng đất cao, chạy từ miệt Giồng Ké (Trung Ngãi, Vũng Liêm) xuống các vùng đất cao gần thành phố Trà Vinh ngày nay. Phải thực tình mà nói, chính nhờ công lao của các chúa Nguyễn trong việc áp dụng những sách lược khôn khéo trong việc mở cõi về phương Nam, vừa hòa hoãn mà cũng vừa quyết liệt, nên việc di dân về các vùng đất mới này mới được nhanh chóng như vậy.

Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi vùng biên trấn của Đại Việt đã được nới rộng đến vùng Phú Yên vào năm 1611, các chúa nhà Nguyễn đã khôn khéo đốt giai đoạn thay vì phải đi ngang qua những khu rừng lá từ các vùng Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết và Long Khánh, vân vân, các chúa Nguyễn đã làm một bước nhảy vọt vào vùng Bà Rịa-Vũng Tàu, rồi Đồng Nai, Sài Gòn, Gia Định, Hà Tiên, Mỹ Tho, Long Hồ, Tân An, Gò Công, Trà Vinh, Sóc Trăng, và cuối cùng là các vùng Long Xuyên, Châu Đốc, và Sa Đéc. Riêng tại vùng Tầm Bào-Vĩnh Long, phải đợi đến cuối thế kỷ thứ XVII, mới có một số người cùng theo chân đoàn người Minh Hương được chúa Nguyễn cho phép vào vùng Meso của Thủy Chân Lạp để khai phá hoang địa, trồng trọt và lập thành những thôn xóm lẻ tẻ, cuối cùng lập nên được Mỹ Tho Đại Phố. Rồi sau đó, cuộc nổi dậy giết chết chủ tướng Dương Ngạn Địch của Hoàng Tiến đã khiến cho cả người Hoa lẫn người Việt trong vùng Mỹ Tho phải hoảng sợ mà bỏ chạy về các vùng Bến Tre và Vĩnh Long. Đến đầu thế kỷ thứ XVIII, khi cư dân các vùng Đồng Nai, Sài Gòn, và Gia Định bắt đầu trở nên đông đúc, không còn cảnh đất rộng người thưa như trước nữa, người ta mới bắt đầu nghĩ tới chuyện thiên di xa hơn nữa về vùng sình lầy phương Nam. Ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ thứ XVIII, lưu dân từ các vùng Ngũ Quảng của miền Trung đi thẳng vào các cửa sông Cửu Long để đi vào các vùng Meso và Longhor, tức là các vùng Mỹ Tho và Vĩnh Long ngày nay, chứ họ không ghé lại vùng Đồng Nai và Gia Định như trước đây nữa. Đến thế kỷ thứ 19 thì diện tích của nước Việt Nam đã gấp đôi so với diện tích Đại Việt hồi thế kỷ thứ 10. Năm 1732, được tin báo những lưu dân người Việt sống trên các vùng Meso và Longhor thường bị quân Chân Lạp tấn công, chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chu bèn cử tướng Trương Phúc Vĩnh vào bình định. Ngay sau đó, vua Chân Lạp là Nặc Tha nhường các phủ Meso và Longhor. Chúa bèn lấy đất Longhor, tức Long Hồ, đặt thành châu Định Viễn, lỵ sở đặt tại Cái Bè ngày nay. Đến năm 1753, quân Chân Lạp được sự hỗ trợ của quân Xiêm La, kéo sang đánh phá các vùng đất đã do xứ Đàng Trong cai quản, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát bèn cử tướng Nguyễn Cư Trinh làm Tham Mưu, đem quân 5 dinh: Biên Trấn, Phiện Trấn, Long Hồ, Bình Khương và Bình Thuận, sang đánh Chân Lạp. Vua Chân Lạp thua trận xin dâng 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp cho xứ Đàng Trong. Sau khi bình định xong những vùng đất mới sáp nhập này, Nguyễn Cư Trinh bèn dời lỵ sở dinh Long Hồ từ Cái Bè qua đất Tầm Bào. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, dinh Long Hồ giữ một vai trò trọng yếu đối với việc bảo vệ các vùng đất mới sáp nhập ở miền Tây, nên chúa Nguyễn đã đặt 3 đạo dưới quyền cai quản của dinh Long Hồ, đó là Tân Châu Đạo (bao gồm cù lao Giêng), Châu Đốc Đạo (Châu Đốc và Long Xuyên ngày nay), và Đông Khẩu Đạo (vùng Sa Đéc và Cao Lãnh ngày nay). Chúa cũng giao 2 đạo Kiên Giang và Long Xuyên (Cà Mau ngày nay) của Trấn Hà Tiên cho dinh Long Hồ cai quản về mặt hành chánh và quân sự, còn các mặt khác vẫn thuộc quyền của quan Tổng Trấn Hà Tiên. Coi như kể từ năm 1753 đến hết thế kỷ thứ XVIII, vùng đất Long Hồ là tổng hành dinh của cả miền Tây. Năm 1867, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, người Pháp tách Vĩnh Long ra làm 4 khu tham biện: Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, và một phần của đất Cần Thơ ngày nay. Như vậy lúc đó Vĩnh Long chỉ còn lại phần đất nằm giữa hai nhánh sông Tiền và Hậu Giang mà thôi, phía Bắc thì giáp Định Tường, phía Tây giáp Kiến Tường (Mộc Hóa ngày nay), phía Nam giáp Cần Thơ, và phía Đông giáp Trà Vinh.

Nói về sưu khảo và nghiên cứu lịch sử tỉnh Vĩnh Long từ trước đến nay đã có rất nhiều người làm như trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí, tập V, có cả một chương nói về tỉnh Vĩnh Long; trong bộ Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức cũng viết chi tiết về Vĩnh Long; tác giả Huỳnh Minh với tập sách Vĩnh Long Xưa đã nói khá chi tiết về tỉnh Vĩnh Long qua nhiều khía cạnh; Sơn Nam trong quyển Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam, ở một góc độ nào đó, cũng đã viết khá nhiều về lịch sử khẩn hoang miền Nam, trong đó có khá nhiều chi tiết về vùng đất mang tên Long Hồ Dinh; Phan Khoang trong quyển Việt Sử Xứ Đàng Trong, đã viết khá nhiều về các mặt hành chánh, kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, văn hóagiáo dục của vùng Đất Phương Nam, trong đó có dinh Long Hồ; Hứa Hoành với bộ sách nhiều tập mang tựa đề “Nam Kỳ Lục Tỉnh”, trong đó có nhiều chương nói về Vĩnh Long. Tuy nhiên, nếu so sánh với những người làm cùng một công việc này cho các vùng Sài Gòn-Gia Định thì Vĩnh Long còn cần nhiều lắm những bàn tay của con dân xứ ấy đóng góp vào. Trong chiều hướng đó, biên soạn tập sách “Dinh Long Hồ: Ngày Ấy & Bây Giờ” hay “Tỉnh Vĩnh Long: Từ Mở Cõi Đến Cận Đại” trước tiên tác giả Người Long Hồ xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến các bậc tiền tiền hiến và hậu hiền đã đi tiên phong trong công cuộc dựng lập và phát triển tỉnh Vĩnh Long. Kế đến, tác giả mong rằng tập sách nầy sẽ mang lại một chút thoải mái cho những ai có niềm thao thức tìm hiểu về vùng đất mang tên Vĩnh Long, và nếu có thể được, góp một phần nhỏ trong công cuộc tìm hiểu lịch sử của vùng đất mới này, nhưng lại là vùng đất gắn liền với quá nhiều những thăng trầm của vùng Đất Phương Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Trong khi biên soạn tập sách “Dinh Long Hồ: Ngày Ấy & Bây Giờ” hay “Tỉnh Vĩnh Long: Từ Mở Cõi Đến Cận Đại”, tác giả xin quí độc giả niệm tình tha thứ nếu có sự trùng lập về các sự kiện lịch sử trong các bài viết, vì đôi khi những sự kiện lịch sử nầy có liên hệ mật thiết với nhau nên không thể không nhắc lại.

Tác giả xin kính cẩn tưởng niệm đến hương linh của ông ngoại và ông chú Ba, là hai ông Trần Văn Tiếng và Trần Văn Hương, những con dân kỳ cựu của Vĩnh Long, đã kể lại cho cháu nghe về “Thành Xưa Tích Cũ” và những vùng đất mà hai ông đã đi qua trong khắp xứ Vĩnh Long, cũng như tưởng nhớ đến hai anh Hứa Hoành và Nguyễn hữu Trí với những đêm trà đàm “Nhớ Về Vĩnh Long” tại vùng 9, trại tỵ nạn Bataan, Philippines, vào những tháng ngày cuối năm 1984. Tác giả cũng xin cảm tạ thầy giáo Trần Thành Trung ở xã Thới Hòa, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu về Vĩnh Long đã góp phần không nhỏ trong việc giúp cho tác giả hoàn thành tập sách này. Đồng thời, tác giả cũng xin thành kính tưởng niệm đến nhạc phụ và nhạc mẫu là ông Tân Ngọc Phiêu và bà Trần thị Phàn; song thân là ông Lê văn Thuận và bà Trần Thị Sửu là những bậc sanh thành dưỡng dục đã hun đúc cho con thành một con người đậm tình với Đất Phương Nam nói chung và với tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Tác giả cũng xin chân thành cảm tạ tất cả Thầy Cô cựu và cố giáo sư trường Trung học Tống Phước Hiệp, nhất là cố giáo sư Đào Khánh Thọ và cố giáo sư Võ Thị Ngọc Dung, những người đã mớm cho tác giả những kiến thức vào đời; nếu không có sự dạy dỗ của quý thầy cô, chắc hẳn đời nầy kiếp nầy tác giả sẽ không bao giờ có cơ may hoàn thành được tập sách nầy. Đồng thời, tác giả cũng xin trân trọng cám ơn Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm qua những lần nói chuyện trong các kỳ Đại Hội Họp Mặt Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường Tống Phước Hiệp, thầy luôn nhắc nhở những người đi sau về công ơn của tiền nhân trong công cuộc khai khẩn, định hình, và phát triển vùng Đâát Phương Nam. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các bạn họ ở Vinh Long Biện Công Danh, Dương Thanh Khải, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Điệp, Vương Huệ, Kim Oanh, Kim Phượng, Lương Minh, Trần Thành Trung và tất cả những đồng môn Tống Phước Hiệp Vĩnh Long, dầu trước hay dầu sau, đều đã góp phần không nhỏ nhằm giúp tác giả hoàn thành tác phẩm này. Nhân đây cũng xin chân thành cảm ơn các hảo đạo hữu Tâm Diệu, Mật Nghiêm, Minh Hạnh... những người đã luôn khuyến tấn tác giả cố gắng đem tất cả những gì mình biết được ra chia sẻ với mọi người. Ngày 8 tháng 5 năm 2017, người viết bài này có duyên may đến viếng Nam Phương Linh Từ trong huyện Lấp Vò, Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp, và được anh Đặng Phước Thành, hậu duệ trực hệ của ngài Thủy Sư Đô Đốc Đặng Nhân Cẩm (1744-?) dưới thời Gia Long, và được chính anh thuyết minh đầy đủ về dòng tộc của mình cũng như cung cấp nhiều tài liệu dân gian về vùng đất đã từng một thời mang tên Dinh Long Hồ. Một lần nữa, người viết tập sách này xin chân thành cảm tạ anh Đặng Phước Thành, chúc anh luôn thành công trên mọi công việc. Mong rằng tập sách “Dinh Long Hồ: Ngày Ấy & Bây Giờ” hay “Tỉnh Vĩnh Long: Từ Mở Cõi Đến Cận Đại” nầy thể hiện được phần nào về sự nhớ ơn tiền nhân của đàn hậu bối Long Hồ-Vĩnh Long chúng ta.

Tác giả cũng nhân đây gửi lời tri ân đến hiền phụ Tương Thục và các con Thanh Phú, Thanh Mỹ và Thiện Phú, cũng như anh Khái, chị Tuyển Thục, chị Tuân Thục, chị Ngọc Nhi, cùng các em Ngọc Châu, Ngọc Sương, Ngọc Trước, Ngọc Đào, Bích Vân, Thanh Tùng, Cách, Tùng, Thuần, và tất cả bằng hữu đã hết lòng hỗ trợ về mặt tinh thần cho sự thành tựu của tập sách nầy. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn anh Khái, em Lê Ngọc Châu và thầy giáo Thành đã giúp tìm kiếm tài liệu và sách tham khảo trong những điều kiện vô cùng khó khăn khi phải tìm đến những nhà sách cũ trong các hang cùng ngỏ hẻm từ Sài Gòn, đến Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá, Mỹ Tho và Cao Lãnh...             

Người viết xin thành thật cáo lỗi trước, vì đây không phải là một tập biên khảo, mà chỉ là những chi tiết được ông bà kể lại hay những mẩu chuyện được các bậc đàn anh kể cho nghe trong những buổi trà mạn đàm, nên rất có thể không chính xác về địa danh hay niên đại. Cuối cùng, trong gần 70 chương sách nói về “Dinh Long Hồ: Ngày Ấy & Bây Giờ” hay “Tỉnh Vĩnh Long: Từ Mở Cõi Đến Cận Đại” với nhiều sự kiện lịch sử mà không thể không nói, và vì không muốn đọc giả phải tốn thì giờ đi ngược lại những chương sách trước để tìm lại một số sự kiện lịch trong chương sách đang đọc nên tác giả viết lại những sự kiện lịch sử đã từng được đề cập trước đó. Chính vì vậy mà đôi khi có sự trùng lặp, xin quý đọc giả niệm tình bỏ qua cho.      

 

Trân Trọng   

Người Long Hồ 

Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2020

 

 

 

Đôi Dòng Về Tác Giả Người Long Hồ

 

Người Long Hồ là bút hiệu của anh Trần Ngọc, cũng được biết dưới tên Trần Ngọc-Em. Anh còn có bút hiệu Thiện Phúc, đây cũng là Pháp danh khi anh viết sách báo Phật Giáo. Anh sanh năm 1949 tại làng Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, vùng đất mà một thời đã từng là thủ phủ của Dinh Long Hồ dưới thời các chúa Nguyễn. Ngày nay thì Long Hồ chỉ còn là tên của một huyện nằm sát nách thành phố Vĩnh Long, khoảng 136 cây số về phía tây nam của Sài Gòn. Anh sanh ra và lớn lên tại tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh nhỏ nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu. Dầu sanh ra trong một gia đình nghèo, và dầu thời đó đất nước vừa mới dành được độc lập từ tay người Pháp, nhưng cha mẹ anh đã cố gắng cho tất cả các con đi học hết bậc trung học. Thời trung học anh đã theo học trường Trung Học Tống Phước Hiệp, trường trung học công lập duy nhất của Vĩnh Long thời bấy giờ. Sau đó anh tốt nghiệp cử nhân Anh Văn vào năm 1973 và cử nhân Việt Hán vào năm 1974 tại trường Đại Học Cần Thơ. Sau khi đến Hoa Kỳ, anh tiếp tục theo học ngành giáo dục phục hồi (Rehabilitation), và anh đã làm việc cho ngành nầy tại tiểu bang California từ năm 1988 và giữ chức Trưởng Phòng Giáo Dục Phục Hồi của tiểu bang tại thành phố Bell, thuộc quận hạt Los Angeles cho đến khi hưu trí vào năm 2013. Ngay từ thời còn thơ ấu, cuộc sống của anh đã gắn liền với những con đê bờ ruộng thân yêu của vùng đất Long Hồ, chính vì vậy mà đối với anh vùng đất Nam Kỳ chẳng những thân thương mà nó còn lưu lại cho anh nhiều ký ức của một thời kỷ niệm. Lúc còn nhỏ, anh đã thường được ông ngoại và ông chú Ba (Trần Văn Tiếng & Trần Văn Hương) kể cho nghe nhiều mẫu chuyện lý thú từ hồi còn Nam Kỳ Lục Tỉnh dưới thời vua Minh Mạng đến Nam Kỳ 20 tỉnh khi người Pháp chiếm trọn miền Nam, cũng như Nam Kỳ vào những năm đầu thế kỷ 20 đến khoảng giữa thập niên 1950. Khi vào đời anh có dịp đi hầu như khắp mọi miền của đất nước, đặc biệt là vùng đất phương Nam. Trong tất cả những chuyến đi nầy anh đã không để lãng phí bất cứ giây phút nào, đi đâu đến đâu anh cũng tìm tới các bậc kỳ lão để học hỏi thêm về địa phương nơi anh đến trên đủ mọi phương diện, từ địa chí, địa chất, đến sinh hoạt của cư dân, tín ngưỡng, văn hóa, kinh tế, và sản vật, vân vân. Đối với anh tất cả những gì có liên quan đến phương Nam trong quá khứhiện tại đều là gia tài quí báu không riêng gì cho con dân Nam Kỳ mà còn là sức sống cho cả nước nữa. Đến khoảng cuối năm 1984, khi đang ở trại tỵ nạn Bataan, Phi Luật Tân, anh lại được những người rất am tường về Nam Kỳ kể cho anh nghe đủ thứ chuyện về Nam Kỳ như các anh Hứa Hoành và Nguyễn Hữu Trí trong những đêm trà mạn đàm “Nhớ Về Vĩnh Long và Nam Kỳ Lục Tỉnh”. Chính những cơ duyên và ký ức đó đã thôi thúc anh viết quyển “Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh”, nhưng sau khi hoàn tất quyển sách nầy anh cảm thấy vẫn còn thiếu thiếu, nên anh đã tiếp tục biên soạnhoàn tất bộ sách “Đất Phương Nam”. Bộ sách gồm 2 quyển, khoảng trên 1.600 trang giấy khổ 8 ½-11. Anh còn là tác giả của nhiều bộ sách khác như bộ Từ Điển Phật Học Việt Anh (6 tập, 4.824 trang, xuất bản năm 2005), bộ Từ Điển Phật Học Anh-Việt (10 tập, 5.626 trang, xuất bản năm 2007), bộ Phật Pháp Căn Bản Việt-Anh (8 tập, 6.184 trang, xuất bản năm 2009), Đạo Phật Trong Đời Sống (10 tập, khoảng 3.000 trang, xuất bản từ năm 1990 đến năm 2000), Đạo Phật An LạcTỉnh Thức (1 tập khoảng 300 trang, xuất bản năm 1993), Một Đời Mẹ Trao (1 tập, khoảng 300 trang, xuất bản năm 1994), Tâm Sự Với Cha MẹTuổi Trẻ (1 tập, khoảng 400 trang, xuất bản năm 1994), Thiên Trúc Tiểu Du Ký (1 tập, khoảng 300 trang, xuất bản năm 2006), Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh (1 tập, khoảng 500 trang, xuất bản năm 2006), Thiền Sư (1 tập, 518 trang, xuất bản năm 2007). Đất Phương Nam (2 tập 1.618 trang, xuất bản năm 2012), Tự Điển Thiền Và Thuật Ngữ Phật Giáo (12 tập, 6.596 trang, năm 2017), Thiền Trong Phật Giáo (3 tập, 2012 trang, năm 2017), Chư Thiền Đức (4 tập, 2.326 trang, năm 2018), Niệm Phật Căn Bản Cho Người Tại Gia (2 tập, 916 trang, năm 2018), Hào Kiệt Đất Phương Nam (2 tập, 1460 trang, năm 2018), Thiền Lâm Bảo Thoại (5 tập với khoảng trên 3.500 trang). Nhân Quả (154 trang, năm 2018). Năm 2020, anh đã xuất bản các tập Ai Tạo Nghiệp? (270 trang), Ba La Mật (276 trang), Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (110 trang), Bát Thánh Đạo (280 trang), Bồ Đề Tâm (116 trang), Các Bậc Thạc Đức Tôn Giáo Đất Phương Nam (208 trang), Căn Cảnh Thức (276 trang), Chúng Ta Buông Bỏ Cái Gì? (298 trang), Đức Phật Của Chúng Ta (490 trang), Đường Lên Phật (720 trang), Người Tại Gia (568 trang), Qua Bờ Bên Kia (290 trang), Sáu Nẻo Luân Hồi (454 trang), Thiền Tập Cho Người tại Gia (702 trang). Năm 2021, anh đã và đang xuất bản các tập Bát Nhã & Tánh Không (452 trang), Bốn Chân Lý Cao Thượng (320 trang), Bốn Tâm Vô Lượng (164 trang), Chúng Ta Cùng Học Cùng Tu Tập I (730 trang) & Tập II (550 trang), Cốt Lõi Đạo Phật Tập I (436 trang) & Tập II (488 trang), Giáo Pháp Căn Bản Duy Thức Học (736 trang), Giới Định Huệ (580 trang), Hạnh Phúc Đến Từ Bạn (358 trang), Hành trình Hướng Đến Niết Bàn (412 trang), Hiếu Hạnh (150 trang), Hương Thiền Luôn Đượm Trong Giáo Điển Nhà Phật (446 trang), Kiếp Người Theo Quan Điểm Phật Giáo (644 trang), Ma Chướng & Thử Thách Trong Đời Sống (466 trang), Mưa Pháp Trong Vườn Nai (336 trang), Mười Phương Phật Pháp Tăng (500 trang), Ngũ Uẩn (318 trang), Nhân Duyên Quả (292 trang), Những Cỗ Xe Phật Giáo (546 trang), Những Pháp Ấn Cốt Lõi (184 trang), Phườc Huệ Song Tu Tập I (346 trang) & Tập II (532 trang), Sáu Nẻo Đường Trần & Bốn Đường Lên Thánh (490 trang), Sơ Lược Kinh Luật Luận Phật Giáo (728 trang), Sống Tỉnh Thức An LạcHạnh Phúc (438 trang), Tam Bảo (510 trang), Tài Sản Của Người Con Phật (536 trang), Tâm Phàm Tâm Thánh (608 trang), Theo Chân Bồ Tát (310 trang), Phật Giáo Tuyển Luận (670 trang), Phật Giáo Yếu Luận Tập I (738 trang) & Tập II (702 trang), Phật Giáo Yếu Lược Tập I (722 trang) & Tập II (726 trang).  Xem Thư Mục tại Thư Viện Hoa Sen


 pdf_download_2
Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ - Thiện Phúc 1

 Dinh Long Hồ Ngày Ấy & Bây Giờ - Thiện Phúc 2

MỤC LỤC  Tập I

_________________________________________________
Mục Lục          

Lời Đầu Sách

Đôi Dòng Về Tác Giả Người Long Hồ

Chương Một: Dinh Long Hồ Ngày Ấy Vang Bóng Một Thời

(I)    Lịch Sử Nam Tiến Và Việc Thành Lập Dinh Long Hồ

(II)   Phạm Vi Địa Giới Từ Dinh Long Hồ Đến Tỉnh Vĩnh Long

(III) Việc Khẩn Hoang Lập Ấp Và Định Cư Dân Chúng Tại Dinh Long Hồ Thời Mở Cõi

(IV) Việc Đào Kênh Và Dẫn Thủy Nhập Điền Từ Vùng Gia Định Xuống Dinh Long Hồ Thời Mở Cõi

(V)   Việc Học Trong Dinh Long Hồ Thời Mở Cõi

(VI) Tổ Chức Quân Binh Trong Dinh Long Hồ Thời Mở Cõi

(VII)Những Cuộc Chiến Tranh Giữa Tây Sơn Và Nguyễn Ánh Trong Địa Phận Dinh Long Hồ Thời Mở Cõi

(VIII) Dinh Long Hồ Dưới Quyền Cai Quản Của Vương Triều Tây Sơn

(IX) Tôå Chức Hành Chánh Và Những Lỵ Sở Chính Của Dinh Long Hồ Thời Mở Cõi

(X)   Nét Văn Hóa Độc Đáo Của Dinh Long Hồ Ngay Từ Thời Mở Cõi

(XI)  Nông Nghiệp Và Phương Thức Canh Tác Trong Dinh Long Hồ Thời Mở Cõi

(XII) Nền Kinh Tế Trong Dinh Long Hồ Thời Mở Cõi

(XIII) Cảng Bassac Một Thời Nhộn Nhịp Nhất Trong Dinh Long Hồ

(XIV) Giao Thông Thủy Bộ Giữa Dinh Long Hồ Và Xứ Đàng Trong

(XV) Những Dinh Trấn Hậu Thân Của Dinh Long Hồ

(XVI) Dinh Long Hồ Một Thời Vang Bóng

(XVII)Thay Lời Kết

Chương Hai: Dinh Long Hồ 288 Năm Sau: Tỉnh Vĩnh Long Bây Giờ

(I)    Sơ Lược Về Tỉnh Vĩnh Long

(II)   Tiến Trình Hình Thành Tỉnh Vĩnh Long

Chương Ba: Tổng Quan Về Vùng Đất Tàm Bào 

(I)    Sơ Lược Lịch Sử Nam Tiến Đến Vùng Đất Tầm Bào

(II)   Vùng Đất Tầm Bào

Chương Bốn: Cấu Tạo Địa Chất Vùng Tầm Bào-Long Hồ

(I)    Cấu Tạo Địa Chất Vùng Tầm Bào-Long Hồ

(II)   Triều Cường Và Đất Không Chân Của Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chương Năm: Địa Thế Và Khí Hậu Trong Vùng Đất Long Hồ-Vĩnh Long

(I)    Địa Thế Tỉnh Vĩnh Long

(II)   Khí Hậu Tỉnh Vĩnh Long

Chương Sáu: Sông Cửu Long 

(I)    Tổng Quan Về Cửu Long Giang   

(II)   Sông Cửu Long Trên Địa Phận Trung Hoa Và Tây Tạng   

(III)  Sông Cửu Long Trên Địa Phận Lào    

(IV)Sông Mékong Trên Địa Phận Cao Miên

(V)   Biển Nước Ngọt Trên Dòng Mékong

(VI)Sông Cửu Long Trên Địa Phận Việt Nam

(VII) Đâu Rồi Cửa Sông Bassac?

Chương Bảy: Sông Ngòi Và Kinh Rạch Trong Địa Phận Long Hồ-Vĩnh Long

(I)    Sông Ngòi Và Kinh Rạch Trong Địa Phận Dinh Long Hồ

(II)   Sông Ngòi Và Kinh Rạch Trong Địa Phận Tỉnh Vĩnh Long Ngày Nay

Chương Tám: Châu Định Viễn: Tờ Khai Sinh Của Dinh Long Hồ

(I)    Tình Hình Nước Cao Miên Hồi Hậu Bán Thế Kỷ XVIII

(II)   Các Chúa Nguyễn Tiến Về Phương Nam

(III) Châu Định Viễn: Tờ Khai Sinh Của Dinh Long Hồ

(IV) Chánh Sách Di Dân Lập Ấp Trên Châu Định Viễn

Chương Chín: Từ Đất Tầm Bào Đến Dinh Long Hồ

(I)    Từ Đất Tầm Bào Đến Dinh Long Hồ

(II)   Tống Phước Hiệp Và Vùng Đất Long Hồ

(III) Dinh Long Hồ Dưới Thời Tây Sơn

Chương Mười: Dinh Hoằng Trấn-Vĩnh Trấn Dưới Hai Thời Tây Sơn & Nguyễn Ánh (1779-1802)

(I)    Sơ Lược Lịch Sử Dinh Hoằng Trấn-Vĩnh Trấn Từ Năm 1779 Đến 1802

(II)   Chiến Sự Trong Địa Phận Dinh Hoằng Trấn-Vĩnh Trấn

(III) Dinh Hoằng Trấn-Vĩnh TrấnThời Triều Đình Gia Định

Chương Mười Một: Tiến Trình Di Dân Trên Vùng Đất Vĩnh Long

(I)    Tiến Trình Nam Tiến Và Di Dân Vào Vùng Đất Mới

(II)   Người Việt Có Mặt Trên Vùng Đất Long Hồ Tự Bao Giờ?

(III)  Những Chiếc Ghe Bầu Dong Buồm Xuôi Nam

(IV) Định Cư Và Khai Phá Trên Vùng Đất Long Hồ-Vĩnh Long

Chương Mười Hai: Hai Phủ Tầm Bôn & Lôi Lạp Thời Kỳ  Trực Thuộc Dinh Long Hồ

(A) Vùng Đất Tầm Bôn

(I)    Lịch Sử Vùng Đất Tầm Bôn

(II)   Từ Đất Tầm Bôn Đến Phủ Tân An

(B) Vùng Đất Lôi Lạp

(I)    Thu Phục Lôi Lạp Và Nguồn Gốc Địa Danh Gò Công

(II)   Lôi Lạp Dưới Thời Các Vua Chúa Nhà Nguyễn

Chương Mười Ba: Tầm Phong Long Đã Từng Trực Thuộc Địa Phận Của Dinh Long Hồ 

(I)    Xứ Đàng Trong Thu Nhận Vùng Đất Tầm Phong Long

(II)   Phạm Vi Lãnh Thổ của Vùng Đất Tầm Phong Long

(III) Những Diễn Biến Trên Vùng Đất Tầm Phong Long Từ Khi Nội Thuộc Xứ Đàng Trong Đến Năm 1832

(IV)Sự Quan Trọng Của Vùng Đất Tầm Phong Long

Chương Mười Bốn: Long Hồ Ngũ Đạo 

(I)    Tổng Quan Về Long Hồ Ngũ Đạo

(II)   Hai Đạo Long Xuyên Và Kiên Giang

(III)  Ba Đạo Châu Đốc,Tân Châu,Và Đông Khẩu

(IV) Năm Đạo Tiền Đồn Trọng Yếu Của Dinh Long Hồ Trên Bờ Biển Tây Và Bờ Biển Đông Nam

Chương Mười Lăm: Dinh Long Hồ Trong Cuộc Tranh Hùng Giữa Nghĩa Binh Tây Sơn Và Nguyễn Ánh

(I)    Dinh Long Hồ Dưới Thời Tranh Chấp Giữa Tây Sơn Và Nguyễn Ánh

(II)   Nguyễn Huệ: Vị Anh Hùng Áo Vải Đất Qui Nhơn

(III)  Nguyễn Ánh Lưu Vong Trên Vùng Đất Nam Kỳ

(IV)  Mối Hận Của Nguyễn Ánh Với Tây Sơn

(V)   Chiến Tranh Giữa Nghĩa Binh Tây Sơn Và Nguyễn Ánh Trên Vùng Đất Nam Kỳ & Dinh Long Hồ

(VI)  Nguyễn Ánh Cầu Viện Xiêm La Về Đánh Đất Nam Kỳ

(VII)Nguyễn Huệ Đánh Tan Liên Quân Xiêm La-Nguyễn Ánh Tại Rạch Gầm-Xoài Mút Trong Địa Phận Dinh Long Hồ

(VIII)Nguyễn Ánh Tái Chiếm Nam Kỳ

(IX)  Tại Sao Quân Tây Sơn Không Quyết Liệt Đánh Và Giữ Lấy Đất Nam Kỳ?

(X)   Thay Lời Kết

Chương Mười Sáu: Dinh Long Hồ Dưới Triều Tây Sơn

(I)    Tổng Quan Về Nguyễn Huệ Và Triều Đại Tây Sơn Ngắn Ngủi

(II)   Tại Sao Nhân Dân Nam Kỳ Không Hỗ Trợ Phong Trào Tây Sơn?

(A) Nguyên Nhân Xa Về Việc Nhân Dân Nam Kỳ Không Hỗ Trợ Phong Trào Tây Sơn

(B) Nguyên Nhân Gần Về Việc Nhân Dân Nam Kỳ Không Hỗ Trợ Phong Trào Tây Sơn

(III) Dinh Long Hồ & Đất Phương Nam Dưới Quyền Cai Quản Của Vương Triều Tây Sơn

(IV) Sự Suy Tàn Nhanh Chóng Của Nhà Tây Sơn

(V)   Sự Thống Khổ Điêu Linh Của Dân Chúng Dinh Long Hồ Trong Cuộc Tranh Chấp Giữa Tây Sơn Và Nguyễn Ánh

(VI)  Thay Lời Kết

Chương Mười Bảy: Quần Đảo Côn Sơn Đã Từng Là Một Phần Máu Thịt Của Tỉnh Vĩnh Long

(I)    Tổng Quan Về Quần Đảo Côn Sơn

(II)   Địa Lý Tự Nhiên Của Quần Đảo Côn Sơn

(III) Quần Đảo Côn Sơn Dưới Thời Nhà Nguyễn

(IV) Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Đặc Sản Trên Quần Đảo Côn Sơn

(V) Quần Đảo Côn Sơn Theo Dòng Thời Gian

(VI) Cư Dân Trên Quần Đảo Côn Sơn

Chương Mười Tám: Hai Cù Lao Bảo Và Cù Lao Minh Với 143 Năm Trong Dòng Lịch Sử Của Dinh Long Hồ & Tỉnh Vĩnh Long Từ Mở Cõi Đến Năm 1900

(I)    Tổng Quan Về Hai Cù Lao Bảo Và Cù Lao Minh

(II)   Cấu Tạo Địa Chất Của Hai Vùng Đất Cù Lao Bảo Và Cù Lao Minh

(III) Địa Danh Bến Tre Trong Lịch Sử Nam Tiến

(IV) Hai Cù Lao Bảo Và Cù Lao Minh Thời Các Chúa Nhà Nguyễn

(V)   Hai Cù Lao Bảo Và Cù Lao Minh Kể Từ Thời Vua Gia Long

(VI) Hai Cù Lao Bảo Và Cù Lao Minh Trở Thành Tỉnh Bến Tre Thời Pháp Thuộc

Chương Mười Chín: Phủ Lạc Hóa Đã Từng 143 Năm Đồng Hành Với Dinh Long Hồ Từ Năm 1757 Đến Năm 1900 

(I)    Tổng Quan Về Vùng Đất Mang Tên  Phủ Lạc Hóa    

(II)   Tổng Quan Về Vùng Đất Mang Tên Trà Vang

(III) Huyện Trà Vang Dưới Thời Các Vua Chúa Nhà Nguyễn

(IV) Trà Vinh Trở Thành Một Tỉnh Dưới Thời Pháp Thuộc 

Chương Hai Mươi: 93 Năm Huyện Trấn Giang Trực Thuộc Quyền Cai Quản Của Dinh Long Hồ Từ Năm 1739 Đến Năm 1832

(I)    Trấn Giang Trực Thuộc Dinh Long Hồ Từ Năm 1739

(II)   Công Ơn Của Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát Trên Vùng Đất Phương Nam, Đặc Biệt Là Vùng Trấn Giang

(III) Công Lao Khẩn Hoang Lập Ấp Của Người Minh Hương Trên Vùng Đất Mang Tên Trấn Giang

(IV) Trấn Giang Dưới Thời Các Chúa Nguyễn

(V)   Nguyễn Ánh Và Vùng Đất Trấn Giang

(VI) Đô Đốc Mạc Thiên Tứ Và Vùng Đất Mang Tên Trấn Giang

(VII) Nguyễn Cư Trinh Và Mạc Thiên Tích Phát Triển Đất Trấn Giang

(VIII) Trấn Giang Dưới Thời Các Vua Triều Nguyễn

Chương Hai Mươi Mốt: 75 Năm Phủ Bassac Trực Thuộc Dinh Long Hồ Từ Năm 1757 Đến Năm 1835 

(I)    Phủ Bassac Dưới Thời Các Chúa Nguyễn

(II)   Phủ Bassac Dưới Thời Vua Gia Long 

(III) Phủ Bassac Sau Năm 1832

Chương Hai Mươi Hai: 93 Năm Trấn Di Trực Thuộc Dinh Long Hồ Từ Năm 1739 Đến Năm 1832

(I)    Tổng Quan Về Vùng Đất Trấn Di

(II)   Huyện Trấn Di Dưới Thời Nhà Nguyễn

(III) Người Minh Hương Tại Vùng Đất Trấn Di

Chương Hai Mươi Ba: Đông Khẩu Đạo Luôn Gắn Bó Với Vùng Đất Long Hồ-Vĩnh Long Từ Mở Cõi Đến Năm 1966  
(I)    Tổng Quan Về Vùng Đất Mang Tên Đông Khẩu Đạo

(II)   Từ Đông Khẩu Đạo Đến Địa Danh Sa Đéc

(III) Sa Đéc Dưới Thời Các Vua Chúa Nhà Nguyễn

(IV) Sa Đéc Thời Pháp Thuộc

(V)   Sa Đéc Thời Việt Nam Cộng Hòa

Chương Hai Mươi Bốn: Trấn Vĩnh Thanh Dưới Thời Gia Long 

(I)    Trấn Vĩnh Thanh Từ Năm 1808 Đến Năm 1820

(II)   Địa Giới Trấn Vĩnh Thanh Dưới Thời Gia Long

(III)  Thành Vĩnh Thanh

(IV) Nông Nghiệp Trong Trấn Vĩnh Thanh Dưới Thời Gia Long

(V)   Quan Bảo Hộ Nguyễn Văn Thoại Và Trấn Vĩnh Thanh

(VI)  Quan Bảo Hộ Nguyễn Văn Thoại Và Vùng Đất Cù Lao Dài Thuộc Trấn Vĩnh Thanh

(VII)Cộng Đồng Người Champa Trong Địa Phận Trấn Vĩnh Thanh

Chương Hai Mươi Lăm: Từ Trấn Vĩnh Thanh Đến Tỉnh Vĩnh Long

(I)    Trấn Vĩnh Thanh Dưới Thời Gia Long

(I)    Trấn Vĩnh Thanh Dưới Thời Gia Long

(II)   Sự Phát Triển Về Dân Cư Trong Trấn Vĩnh Thanh

(III)  Từ Trấn Vĩnh Thanh Đến Dinh Vĩnh Trấn

Chương Hai Mươi Sáu: Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Minh Mạng Và Thiệu Trị

(I) Tổng Quan Về Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Các Triều Minh Mạng Và Thiệu Trị

(II) Địa Giới Vĩnh Long Dước Các Triều Minh Mạng Và Thiệu Trị

(III) Trận Dịch Khủng Khiếp Trong Tỉnh Vĩnh Long Hồi Đầu Đời Vua Minh Mạng

(IV) Tổ Chức Quân Sự Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Các Triều Minh Mạng Và Thiệu Trị

(V) Văn Hóa & Giáo Dục Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Các Triều Minh Mạng Và Thiệu Trị

(VI) Hành Chánh & Kinh Tế-Thuế Khóa Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Các Triều Minh Mạng Và Thiệu Trị

(VII) Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Thiệu Trị

Chương Hai Mươi Bảy: Cộng Đồng Người Khmer Trong Dinh Long Hồ

(I)    Tổng Quan Về Người Khmer Trong Dinh Long Hồ

(II)   Nếp Sống Truyền Thống Văn HóaTín Ngưỡng Của Người Khmer

(III)  Cộng Đồng Người Khmer Tại Vùng Đất Tầm Bào

(IV) Cộng Đồng Người Khmer Tại Huyện Trà Vang

(V) Cộng Đồng Người Khmer Tại Phủ Bassac

(VI) Cộng Đồng Người Khmer Tại Vùng Châu Đốc Đạo

(VII) Cộng Đồng Người Khmer Tại Vùng Kiên Giang Đạo

(VIII) Cộng Đồng Người Khmer Tại Trấn Di Và Long Xuyên Đạo

Chương Hai Mươi Tám: Cộng Đồng Người Minh Hương Trong Dinh Long Hồ

(I)    Tổng Quan Về Tên Gọi Minh Hương

(II) Sự Phát Triển Cộng Đồng Người Minh Hương Trên Vùng Đất Phương Nam

(III) Phân Biệt “Chủ” Và “Khách”Đối Với Người Minh Hương

(IV) Cộng Đồng Người Minh Hương Trên Vùng Đất Tầm Bào

(V) Người Minh Hương Tại Các Vùng Khác Trong Dinh Long Hồ  

(VI) Sự Đóng Góp Của Người Minh Hương Trong Việc Khẩn Hoang Và Phát Triển Đất Phương Nam

Chương Hai Mươi Chín: Nghĩa Binh Lê Văn Khôi Đánh Chiếm Thành Vĩnh Long

(I)    Tổng Quan Về Lê Văn Khôi Và Cuộc Nổi Loạn Tại Gia Định

(II) Đa Số Dân Chúng Miền Nam Theo Về Với Lê Văn Khôi, Nhất Là Giáo Dân Thiên Chúa Và Người Hoa

(III) Quân Nghĩa Dũng Của Lê Văn Khôi Tiến Chiếm Các Tỉnh Khác Ở Miền Đông Nam Kỳ

(IV) Quân Nghĩa Dũng Của Lê Văn Khôi Tiến Chiếm Vĩnh Long Và Các Tỉnh Khác Ở Miền Tây Nam Kỳ

(V) Cuộc Chiến Đấu Giữa Quân Nghĩa Dũng Của Lê Văn Khôi Và Quân Triều Đình

(VI)Quân Nghĩa Dũng Của Lê Văn Khôi Thất Bại & Tan Rã

(VII) Thương Cho Ông Trấm Ông Hoành

(VIII)Một Cuộc Thảm Sát Khủng Khiếp Trong Lịch Sử

Chương Ba Mươi: Trà Vang Dậy Sóng Lâm Sâm    

Chương Ba Mươi Mốt: Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Tự Đức

(I)    Tổng Quan Về Địa Giới Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Tự Đức

(II)   Địa Giới Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Tự Đức Theo Phương Đình Địa Dư Chí

(III)  Dinh Điền & Mộ Dân Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Tự Đức

(IV) Giáo Dục & Kinh Tế Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Tự Đức

(V) Trận Dịch Khiếp Đảm Vào Những Năm 1849-1850

(VI)  Quân Pháp Chiếm Thành Vĩnh Long

Chương Ba Mươi Hai: Sóng Dậy Vàm Láng Thé

(I)    Tổng Quan Về Người Khmer Trên Vùng Đất Trà Vang

(II)   Nguyễn Ánh Và Ân Nghĩa Của Dân Khmer Vùng Láng Thé

(III) Máu Nhuộm Vàm Láng Thé Năm 1848

Chương Ba Mươi Ba: Thành Vĩnh Long Hai Lần Thất Thủ   

(I)    Nguyên Nhân Thất Bại Của Quân Nam Triều Tại Gia Định

(II)   Tóm Lược Trận Pháp Đánh Thành Vĩnh Long Lần Thứ Nhất

(III) Những Diễn Tiến Trước Khi Pháp Đánh Vĩnh Long Lần Hai

(IV) Pháp Đánh Chiếm Thành Vĩnh Long Lần Thứ Nhì

(V)   Cụ Phan Thanh Giản Uống Thuốc Độc Tự Tử

(VI) Nghĩa Dũng Đất Vĩnh Long Quyết Không Khuất Phục Trước Quân Xâm Lược Pháp

Chương Ba Mươi Bốn: Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Pháp Thuộc

(I)    Pháp Chiếm 3 Tỉnh Miền Tây Và Áp Đặt Nền Hành Chánh Mới

(II)   Địa Giới Hành Chánh Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Pháp Thuộc

(III)Từ Hạt Tham Biện Trà Ôn, Đến Tỉnh Tam Cần, Và Quận Trà Ôn

(IV)  Dân Số Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Pháp Thuộc

(V)   Giáo Dục Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Pháp Thuộc

(VI)  Y Tế Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Pháp Thuộc

(VII)Giao Thông Đường Bộ Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Pháp Thuộc

(VIII)Hệ Thống Kinh Đào Trong Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Pháp Thuộc

(IX)  Kinh Tế-Thuế Khóa-Xã Hội-Tôn Giáo Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Pháp Thuộc

(X)   Vĩnh Long Dưới Thời Pháp Thuộc Từ Năm 1945 Đến 1954

Chương Ba Mươi Lăm: Từ Tỉnh Tam Cần Đến Huyện Trà Ôn

Chương Ba Mươi Sáu: Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Việt Nam Cộng Hòa

(I) Hình Ảnh Tỉnh Vĩnh Long Qua Thi Thơ Của Thượng Tọa Thích Giác Huệ Ngay Khi Pháp Trao Trả Độc Lập

(II)   Địa Giới Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Việt Nam Cộng Hòa

(III)  Nền Hành Chánh Và Quân Sự Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(IV) Các Đảng Phái Chính Trị Trong Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa:

(V)   Vị Trí Các Ty Sở Trong Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa:

(VI) Diện Tích Và Dân Số Trong Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(VII) Ngành Giáo Dục Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(VIII) Ngành Y Tế Trong Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(IX)  Kinh Tế, Thuế Khóa  Và Thương Mãi Trong Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa:

(X)   Nông Nghiệp Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(XI)  Ngư Nghiệp Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(XII) An Sinh Xã Hội Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(XIII) Giao Thông Đường Bộ Trong Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(XIV) Giao Thông Đường Thủy Trong Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(XV) Chỉnh Trang Đô Thị Trong Tỉnh Vĩnh Long Thời Việt Nam Cộng Hòa

(XVI) Thay Lời Kết

Chương Ba Mươi Bảy: Tỉnh Vĩnh Long Dưới Thời Chính Quyền Cộng Sản

Chương Ba Mươi Tám: Giao Thông Trên Thủy Bộ Trên Vùng Đất Vĩnh Long

(I)    Giao Thông Đường Bộ Trong Vĩnh Long

(II)   Giao Thông Đường Thủy Trong Vĩnh Long

Chương Ba Mươi Chín: Từ Những Chuyến Đò Ngang Đến Cầu Mỹ Thuận Và Cầu Cần Thơ

(I)    Những Chuyến “Đò Ngang”

(II)   Từ  Bắc Cái Bè Đến Bến Bắc Mỹ Thuận

(III)Cầu Mỹ Thuận

(IV)Từ Bắc Cần Thơ Đến Cầu Cần Thơ

Chương Bốn Mươi: Môi Trường Thiên Nhiên Và Động Thực Vật Trong Vùng Vĩnh Long

Chương Bốn Mươi Mốt: Miệt Vườn Vĩnh Long

(I)    Vĩnh Long: Miệt Vườn Của Vùng Đất Phương Nam

(II)   Những Miệt Giồng Còn Sót Lại Trong Tỉnh Vĩnh Long

(III)Miệt Cù Lao Trong Tỉnh Vĩnh Long

Chương Bốn Mươi Hai: Cây Trái Và Sản Vật Của Vùng Đất Vĩnh Long

Chương Bốn Mươi Ba: Chợ Nổi Trà Ôn Đang Đi Vào Quá Khứ  

(I)    Tổng Quan Về Chợ Nổi Trên Vùng Đất Phương Nam

(II)   Chợ Nổi Trà Ôn

(III) Chợ Nổi Trà Ôn Đang Đi Vào Quá Khứ

Chương Bốn Mươi Bốn: Thiên Nhiên Làm Thay Đổi Bộ Mặt Vĩnh Long Xưa

1)    Bến Tàu Lục Tỉnh Đi Nam Vang Chìm Dưới Đáy Sông

2)    Xóm Bún Xóm Chài Bị Nhấn Chìm Dưới Dòng Nước

Chương Bốn Mươi Lăm: Ngành Gốm Sứ Trên Vùng Đất Vĩnh Long

Chương Bốn Mươi Sáu: Cư Dân Tại Tỉnh Vĩnh Long

(I) Tổng Quan Về Những Cư Dân Trên Vùng Đất Nam Phần Trước Người Việt

(II) Tóm Lược Về Cư Dân Và Những Sắc Thái Riêng Biệt Của Họ Tại Vùng Long Hồ-Vĩnh Long Kể Từ Thời Mở Cõi Đến Nay

(III) Cư Dân Người Khmer Và Minh Hương Trên Vùng Đất Long Hồ-Vĩnh Long Kể Từ Thời Mở Cõi Đến Nay

Chương Bốn Mươi Bảy: Tín Ngưỡng, Tôn Giáo,Và Những Lễ Hội Chính Trong Tỉnh Vĩnh Long

Chương Bốn Mươi Tám: Những Ngôi Chợ & Xóm Nghề Quanh Thành Vĩnh Long

(I)    Những Ngôi Chợ Quanh Tỉnh Thành Vĩnh Long:

1)    Chợ Long Hồ Xưa

2)    Chợ Trường Xuân Xưa

3)    Chợ Vĩnh Long

(II)   Những Xóm Nghề Trên Vùng Đất Vĩnh Long:

1)    Xóm Tàu Hủ Ky Mỹ Hòa

2)    Xóm Lò Tương Bên Cầu Lộ

3)    Xóm Lò Rèn Bên Cầu Lầu

4)    Xóm GuốcThuận Thới Bên Cái Vồn

5)    Xóm Dưa Cải Tân Lược

6)    Những Xóm Nghề Khác Tại Quanh Vùng Chợ Vĩnh Long

Chương Bốn Mươi Chín: Di Tích Khảo Cổ Trong Địa Phận Dinh Long Hồ

(I)    Sự Hiện Diện Của Con NgườiDi Tích Văn Hóa Cổ Trong Địa Phận Dinh Long Hồ Tồn Tại Qua Những Biến Thiên

(II)   Tổng Quan Về Di Chỉ Khảo Cổ Trong Địa Phận Dinh Long Hồ

(III) Di Tích Văn Hóa Óc Eo Trên Địa Phận Dinh Long Hồ

(IV)  Các Tầng Văn Hóa Khác Nhau Trên Địa Phận Dinh Long Hồ

(V)   Di Tích Khảo Cổ Gò Cây Me Và Vùng Phụ Cận

(VI)  Thay Lời Kết

Tài Liệu Tham Khảo 

 

MỤC LỤC Tập II

_____________________________________________ 

Mục Lục

Lời Đầu Sách

Đôi Dòng Về Tác Giả Người Long Hồ 

Chương Năm Mươi: Những Huyền Thoại Trên Đất Long Hồ-Vĩnh Long

(I)    Vũng Linh Oai Hùng 

(II)   Huyền Thoại Sông Linh

(III) Thành Xưa Tích Cũ Luống Ngậm Ngùi!

(IV) Oai Linh Quan Điều Bát

(V)   Oai Linh Của Ngài Tống Quốc Công

Chương Năm Mươi Mốt: Di Tích Lịch Sử Long Hồ-Vĩnh Long

(I)    Tổng Quan Về Di Tích Lịch Sử Long Hồ-Vĩnh Long

(II)   Thành Vĩnh Long:

1)    Dấu Tích Thành Vĩnh Long Xưa

2)    Hoàng Cung Đất Vĩnh Buổi Xa Xưa

3)    Cây Da Cửa Hữu

4)    Cửa Tiền

5)    Cửa Hậu

6)    Thủy Trường Trong Thành Vĩnh Long Xưa

7)    Thành Quì

8)    Khu Trạch Điền Trong Thành Vĩnh Long

9)    Đồn Vĩnh Tòng và Đồn Vàm Tuần

10)  Cầu Lầu Và Rạch Cầu Lầu

11) Đàn Tiên Nông Vĩnh Long

12) Đàn Xã Tắc Vĩnh Long

(III) Các Di Tích Lịch Sử Khác Trong Tỉnh Vĩnh Long:

1)    Văn Thánh Miếu

2)    Miếu Quốc Công

3)    Thất Phủ Miếu

4)    Miếu Hội Đồng

5)    Miếu Công Thần

6)    Đình Khao

7)    Võ Miếu Long Hồ

8)    Đình Tân Giai    

9)    Đình Tân Hòa    

10)  Đình Tân Ngãi   

11)  Đình Phước Hậu

12)  Đình Long Thanh

13)  Mộ Quan Lớn Sen

14)  Lăng Hà Tiên

15)  Mộ Quan Đô Đốc Đại Thần

16)  Mộ Quan Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn

17)  Miếu Nghĩa Trung

18)  Bãi Tiên Và Chùa Tiên Châu

19)  Chùa Phước Hậu Trà Ôn

20)  Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long

21)  Những Đình Miếu Khác

Chương Năm Mươi Hai: Những Nhân Vật Đã Từng Cai Quản Hoặc Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Vùng Đất Long Hồ-Vĩnh Long                                                                                                                        849

(I)    Tổng Quan Về Vùng Đất Và Những Người Đã Từng Cai Quản Hoặc Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Long Hồ-Vĩnh Long:

(II)   Những Người Đã Từng    Cai Quản Hoặc Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Long Hồ-Vĩnh Long:

1)    Quan Đô Đốc Đồng Tri Trần Đại Định, Con Người Trung Nghĩa Can Trường

2)    Nguyễn Cư Trinh  (1716-1767)

(III)  Sơ Lược Về Những Nhân Vật Có Bản Quán Tại Long Hồ-Vĩnh Long Hoặc Đã Từng Cai Quản Và Góp Phần Xây Dựng Vùng Đất Long Hồ-Vĩnh Long:

(IV)Tiểu Sử Những Vị Quan Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Vùng Đất Long Hồ-Vĩnh Long:

(A) Sơ Lược Tiểu Sử  Những Vị Quan Lưu Thủ  Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Dinh Long Hồ:

1)    Tống Phước Hiệp  (?-1776)

2)    Tống Phước Hòa  (?-1777)

3)    Tống Phước Thiêm (?-1782)

4)    Phan Văn Huyên (?-?)

5)    Hồ Công Siêu (?-?)

6)    Tống Phước Châu (?-1802)

(B) Sơ Lược Tiểu Sử  Những Vị Quan Trấn Thủ Và Thự Trấn Thủ Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Dinh Vĩnh Trấn Và Trấn Vĩnh Thanh: 

1)    Nguyễn Văn Thiện

2)    Lưu Phước Tường (?-1819)

3)    Nguyễn Văn Thoại

4)    Trần Công Lại (?-1824)

5)    Nguyễn Văn Tuyên (1763-1831)

6)    Nguyễn Ngọc Trác (?-?)

(C) Sơ Lược Tiểu Sử  Những Vị Quan Cai Bạ  Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Dinh Vĩnh Trấn Và Trấn Vĩnh Thanh:  

1)    Nguyễn Khoa Thuyên

2)    Hoàng Ngọc Uẩn (?-1805)

3)    Nguyễn Xuân Thục (?-?)

(D)  Sơ Lược Tiểu Sử  Những Vị Quan Ký Lục Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Vùng Trấn Vĩnh Thanh:

1)    Hồ Công Siêu

2)    Bùi Hữu Lễ

3)    Lê Đăng Khoa (?-1794)

4)    Nguyễn Đăng Hựu

5)    Trần Công Đàn

(E)   Sơ Lược Tiểu Sử  Những Vị Quan Tổng Đốc  Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Vùng Vĩnh Long:

1)    Nguyễn Xuân (?-1835)

2)    Nguyễn Hoàng

3)    Trương Văn Uyển (?-?)

(F)   Sơ Lược Tiểu Sử  Những Vị Quan Bố Chánh  Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Vùng Vĩnh Long:

 1)   Nguyễn Khắc Trạch (?-?)

(G) Sơ Lược Tiểu Sử  Những Vị Quan Án Sát  Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Vùng Vĩnh Long:

1)    Nguyễn Quốc Hoan (?-?)

2)    Doãn Uẩn (1795-1850)

3)    Nguyễn Bá Nghi (?-?)

4)    Nguyễn Thế Trị (?-?)

5)    Phan Khắc Thận (1798-1868)

6)    Lê Đình Đức (?-?)

(H) Sơ Lược Tiểu Sử  Những Vị Khác Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Vùng Long Hồ-Vĩnh Long:

1)    Nguyễn Hữu Nhân (?-1775)

2)    Nguyễn Khắc Thiệu (?-?)

3)    Nguyễn Tiến Lượng (?-?)

4)    Nguyễn Văn Xuân (?-?)

5)    Tôn Thất Trực (?-?)

6)    Tôn Thất Nghị (?-?)

7)    Phan Cử (?-?)

8)    Đào Trí (?-?)

9)    Ngô Thế Vinh (?-?)

10)  Đỗ Huy Uyển (?-?)

11) Lê Liêm (?-?)

(I)    Những Vị Cai Cơ Sinh Trưởng Tại Vĩnh Long:

1)    Cai Cơ Vũ Văn Chính

2)    Cai Cơ Nguyễn Văn Hạnh

(J)   Những Vị Chưởng Cơ Sinh Trưởng Tại Vĩnh Long:

1)    Chưởng Cơ Nguyễn Văn Chữ

2)    Chưởng Cơ Nguyễn Văn Khoa

3)    Những Ông Chưởng Cơ Khác

(K) Những Vị Tổng Đốc Sinh Trưởng Tại Vĩnh Long:

(L)   Những Vị Quan Khác Sinh Trưởng Tại Vĩnh Long:

1)    Phan Văn Triệu (?-1803)

2)    Lê Văn Đức (1793-1842)

(M)  Thay Lời Kết Cho Chương Những Nhân Vật Đã Từng Cai Quản Hoặc Đã Từng Góp Phần Xây Dựng Vùng Đất Vĩnh Long

Chương Năm Mươi Ba: Công Ơn Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Đối Với Vùng Đất Phương Nam

(I)    Tiểu SửCông Nghiệp Của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt

(II)   Lê Văn Duyệt, Một Danh Tướng Và Một Nhà Chánh Trị Tài Ba

(III) Đức Tả Quân Lê Văn DuyệtCông Trình Đào Kinh Vĩnh Tế Trong Trấn Vĩnh Thanh

(V) Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Cương Quyết Chống Lại Việc Cấm Đạo Thiên Chúa Của Vua Minh Mạng

(V) Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Cương Quyết Chống Lại Việc Cấm Đạo Thiên Chúa Của Vua Minh Mạng

(VI) Sự Trả Thù Hèn Hạ Của Một Ông Vua Triều Nguyễn

(VII) Thay Lời Kết

Chương Năm Mươi Bốn: Tổng Đốc Doãn Uẩn: Văn Võ Toàn Tài, Thanh Liêm Chánh Trực & Luôn Hết Lòng Vì Nước Vì Dân

(I)    Tóm Lược Tiểu Sử-Xuất Thân Quan Văn

(II)   Cầm Quân Đánh Nam Dẹp Bắc

(III) Chánh Sứ Kinh Lý Trấn Tây Thành

(IV) Đường Hoạn Lộ-Văn Võ Toàn Tài-Thanh Liêm Chính Trực

Chương Năm Mươi Lăm: Thoại Ngọc Hầu Khai Quốc Công Thần Với Oan Án Mà Con Cháu Không Bao Giờ Được Khôi Phục

(I)    Thân Thế Và Sự Nghiệp Của Thoại Ngọc Hầu

(II) Công Lao Của Quan Thống Chế Thoại Ngọc Hầu: Hai Con Kinh Đông  

       Xuyên, Vĩnh Tế, Lộ Núi Sam, và 5 Làng Khởi Đầu Bằng Chữ Vĩnh

(III) Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần     

(IV) Oan Án Cho Cố Thống Chế Thoại Ngọc Hầu

Chương Năm Mươi Sáu: Những Hào Kiệt Có Công Với Vùng Đất Long Hồ & Vĩnh Long

1)    Quan Đô Đốc Đồng Tri Trần Đại Định

2)    Mạc Thiên Tích (1706-1780)

3)    Nguyễn Cư Trinh  (1716-1767)

4)    Trương Phúc Du (?-?)

5)    Trần Đại Luật

6)    Nguyễn Thông (1826-1884)

Chương Năm Mươi Bảy: Địa Linh Nhân Kiệt Vùng Đất Long Hồ-Vĩnh Long

1)    Trần Phước Giải

2)    Trần Đức Khoan (?-1800)

3)    Ba Anh Em Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư Chánh Ngự Quân Nguyễn Văn Chánh và Hậu Ngự Quân Nguyễn Văn Diện

4)    Nguyễn Văn Nhân (1753-1822)

5)    Bà Phi Yến Đặng Thị Nhâm (1760-1783)

6)    Trương Tấn Bửu (1752-1827)

7)    Nguyễn Văn Tồn (1763-1820)

8)    Trần Công Lại (?-1824)

9)    Thoại Ngọc Hầu  (1761-1829)

10)  Lê Văn Đức (1793-1842)

11)  Nguyễn Phụng Giao

12) Phan Thanh Giản (1796-1867)

13) Phạm Viết Chánh (1824-1886)

14) Phó Quản Cơ Nguyễn Văn Điều (?-1834)

15) Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866)

16) Lãnh Binh Lê Văn Ong

17) Đốc Binh Nguyễn Giao

18) Đốc Binh Lê Cẩn (?-1872)

19) Đốc Binh Phan Công Tòng

20)  Phan Thanh Liêm (1833-1896)

21) Phan Thanh Tôn (1837-1893)

22) Lê Tấn Kế (1845-?)

23) Trần Xuân Hòa (?-1862)

24) Võ Duy Tập

25) Lê Đình Đường (?-1867)

26) Lê Quang Quan (?-1875)

27) Nguyễn Văn Do (1855-1926)

28) Trương Gia Mô (1866-1929)

29) Những Nghĩa Sĩ Đông Du Trong Tỉnh Vĩnh Long

Chương Năm Mươi Tám: Phan Thanh Giản Một Trăm Năm Mươi Năm Oan Khiên Và Những Uẩn Khúc Bi Tráng

(I)    Thân Thế Và Sự Nghiệp Của Cụ Phan Thanh Giản (1796-1867)

(II) Ẩn Tình Của Cụ PhanThanh Giản Trong Cơn Quốc Phá Gia Vong      

(III) Những Uẩn Khúc Bi Tráng Của Cụ Phan

(IV) Những Con Múa Rối Và Người Học Trò Già Nơi Góc Biển Họ Phan

(V) Thử Tìm Hiểu Cái Chết Của Cụ Phan Và Sự Kết Tội Của Triều Đình

(VI) Sống Làm Tướng, Thác Làm Thần

(VII) Những Sĩ Phu Yêu Nước Cùng Thời Với Cụ Phan Đã Nói Gí Về Cụ?

(VIII) Nỗi Oan Khiên 150 Năm Của Cụ Phan Đã Có Phần Được Giải Tỏa

Chương Năm Mươi Chín: Những Nẻo Đường Vĩnh Long

(I)    Vĩnh Long Ngày Ấy!

(II) Từ Internat Primaire Đến Collège De Vinhlong Và Trường Trung Học Tống Phước Hiệp

(III)Những Nẻo Đường Vĩnh Long

Chương Sáu Mươi: Những Tiền Hiền Có Công Khai Phá Đất Long Hồ-Vĩnh Long

1)    Lê Công An

2)    Ngô Văn Lân (1837-?)

Chương Sáu Mươi Mốt: Những Thánh Tử Đạo Của Thiên Chúa Giáo Trong Tỉnh Vĩnh Long

1)    Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu (1790-1854)

3)    Thánh Philip Phan Văn Minh (1815-1853)

Chương Sáu Mươi Hai: Những Bậc Thạc Đức Phật Giáo Trong Tỉnh Vĩnh Long

1)    Hòa Thượng Thích Giác Nguyên (?-1801)

2)    Hòa Thượng Khánh Hòa (1877-1947)

3)    Hòa Thượng Hoằng Huệ (1880-1949)

4)    Sư Minh Trí Nguyễn Văn Bồng (1886-1958)

5)    Hòa Thượng Pháp Hải (1895-1961)

6)    Hòa Thượng Hoàn Tâm (1915-1991)

7)    Hòa Thượng Phát Huệ (1917-2008)

8)    Hòa Thượng Thích Thiện Hoa (1918-1973)

9)    Hòa Thượng Chí Phước (1918-2002)

10) Hòa Thượng Hoàn Phú (1920-1994)

11) Hòa Thượng Thích Thanh Từ (1924-?)

12) Hòa Thượng Thích Đắc Pháp (1938-)

Chương Sáu Mươi Ba: Đức Phật Thầy Tây An Và Sự Thành Lập Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương

(I)    Đức Phật Thầy Tây An

(II)   Sự Thành Lập Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương

Chương Sáu Mươi Bốn: Đức Tôn Sư Minh Đăng QuangĐạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

(I)    Tổ Sư Minh Đăng Quang Và Sự Thành Lập Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

(II)   Hòa Thượng Thích Giác Giới Với Tổ Đình Tịnh Xá Ngọc Viên Và Tổ Đình Minh Đăng Quang Hậu Lộc

Chương Sáu Mươi Lăm:Những Nhân Vật Có Công Phát Triển Chữ Quốc Ngữ Và Báo Chí

1)    Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

2)    Lương Khắc Ninh (1862-1943)

Chương Sáu Mươi Sáu: Những Người Nổi Tiếng Trong Ngành Y Tế, Dạy Học, Và Khoa Học Ở Vĩnh Long

1)    Lê Văn Vĩ  (1855-1925)

2)    Nguyễn Đăng Trường (1862-?)

3)    Nguyễn Văn Nuôi (1862-?)

4)    Nguyễn Khắc Huề (1864-1924)

5)    Nguyễn Đăng Khoa (1864-?)

6)    Lê Minh Thiệp (1866-?)

7)    Nguyễn Đăng Tam (1867-?)

8)    Lưu Văn Lang (1880-1969): Bác Vật Đầu Tiên Ở Đông Dương

9)    Nguyễn Văn Hoài (1898-1955): Bác Sĩ Giám Đốc  

       Người Việt Đầu Tiên Của Dưỡng Trí Viện Biên Hòa    

10)  Thới Xuyên Nguyễn văn Bá (1904-1981)

Chương Sáu Mươi Bảy: Những Đứa Con Thi Sĩ Của Tỉnh Vĩnh Long

1)    Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872)

2)    Phan Văn Trị (1830-1910)

3)    Nhiêu Tâm (1840-1911)

4)    Phụng Lãm Nguyễn Hữu Đức (?-?)

5)    Sương Nguyệt Anh (1863-1921)

6)    Trần Ngọc Lầu (1863-1937)

7)    Thượng Tân Thị Phan Quốc Quang (1878-1966)

8)    Nguyễn Phú Hào (1882-1948)

9)    Cảnh Tinh Bùi Văn Khánh (1888-?)

10) Bồng Dinh Đỗ Thanh Phong (?-?)

11) Đặc Cán Mai Nguyễn Tấn Pháp (1888-?)

12)  Vân Tùng Võ Văn Long (1891-1968)

13) Trần Văn Hương (1901-1982)

14)  Nguyễn Văn Phác (?-?)   

15)  Phan Huấn Chương (1902-1943)

16) Phan Chánh Tâm (1902-1948)

17)  Hoàng Oanh Tô Đức Thận (1902-1981)

18)  Dương Bích Thủy (1906-1993)

19) Nhập Vương Thị Nguyễn Phú Toàn (?-?)

20) Như Không Bùi Văn Triều (1910-1997)

21) Bạch Thủy Phan Văn Tốt (1911-1993)

22) Mặc Khải Nguyễn Viết Khải (1911-2000)

23) Hàn Nho Lương Tử Mạnh (1913-?)

24) Sơn Khanh Nguyễn Văn Lộc (1922-1992)

25) Truy Phong Dương Tấn Huấn (1925-2005)

26) Nhà Thơ Tu Sĩ Ngô Trọng Tín (?-1977)

27) Trăng Cửu Long Nguyễn Văn Thu (1938-2012)

Chương Sáu Mươi Tám: Những Nhà Hảo Tâm & Từ Thiện Nổi Tiếng Ở Vĩnh Long

1)    Tống Hữu Trung

2)    Trần Thị Thọ

3)    Ngô Văn Công

4)    Trương Thị Loan

Chương Sáu Mươi Chín: Những Nghệ Sĩ Nổi Tiếng Ở Vĩnh Long

1)    Tịnh Trai Tống Hữu Định (1869-1932)

2)    Trần Quang Quờn (1875-1946)

3)    Trương Duy Toản (1884-1957)

4)    Nghệ Sĩ Út Trà Ôn (1919-2001)

5)    Kịch Sĩ Duy Lân Trần Văn Lân (1913-1973)

6)    Những Nghệ Sĩ Khác Trên Quê Hương Vĩnh Long

Chương Bảy Mươi: Thay Lời Kết

Tài Liệu Tham Khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6613)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.