Nơi Bắt Đầu Sự Sống

11/08/20211:00 SA(Xem: 3478)
Nơi Bắt Đầu Sự Sống

blank
NƠI BẮT ĐẦU SỰ SỐNG
Sakya Như Bảo

 

vu lan nho meTheo thói quen, người ta thường gọi phụ nữ là ‘phái yếu’ mặc dù thực tế không hẵn như thế. Trong nhà, vị trí của người mẹ là không thể thay thế, đó là chỗ dựa vững chắc, là thành trì đạo đứctâm linh của cả gia đình. Ngoài xã hội, người phụ nữ cũng chưa từng đòi hỏi một đặc quyền nào trong công việc. Từ những phẩm đức đáng trân quý như dịu dàng ôn hoà, nhẫn nhịn khiêm cung, vị tha và khoan hậu đã tạo nên một hình tượng tiêu biểu của nữ giới được tôn vinh là  ‘phái đẹp’. 

Ngạn ngữ Anh có câu: “man makes house, woman makes home” nghĩa là, đàn ông xây nhà còn đàn bà xây tổ ấm. Thật vậy, một gia đình nếu thiếu vắng hình bóng người mẹ sẽ trở nên khập khiểng, chông chênh. Bởi người phụ nữ chính là linh hồn, là nơi hội tụ mọi nguồn tình cảm, họ là những ‘nội tướng,’ là người giữ lửa cho mái ấm. Nếu trong nhà có người cha vô trách nhiệm, đó là một điều bất hạnh đối với con cái, nhưng với sự nhẫn nại, khéo léo của mình, người mẹ vẫn có thể ổn định được cuộc sống gia đình, nhưng nếu là trường hợp ngược lại, một người mẹ thiếu trách nhiệm thì mái ấm ấy phần nhiều đi đến đổ nát, bởi lẽ người cha dù có tài giỏi và chu đáo đến đâu cũng không thể nào thay thế được vai trò người mẹ, thế nên không phải ngẫu nhiên mà người xưa bảo: “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm.”

Thời đại nào cũng có rất nhiều những phụ nữ goá bụa khi còn son trẻ một mình chăm lo cho đàn con, nhưng lại rất hiếm những ông bố “gà trống nuôi con” trong suốt quãng đời còn lại. Thực tế đó đã chứng minh rằng sức chịu đựng, nhẫn nại và tình thương, lòng hy sinh cho con cái của người mẹ là vô bờ bến. Tạo hoá đã ban cho người phụ nữ sức kham nhẫn bền bỉ, chịu thương chịu khó, cho nên trong những lúc khó khăn, họ sẵn sàng hy sinh gánh chịu hết thảy những cơ cực, khốn khó về phần mình, để nhường sự ấm êm, hạnh phúc cho người thân. Co lẽ vì vậy mà trong thơ ca thường dùng hình ảnh “con cò” khi nói đến những người phụ nữ tảo tần hôm sớm:

Cánh cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
(Ca dao)
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
(Ca dao)
Hay:       
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Trần Tế Xương, Thương Vợ)

Cuộc sống của những người mẹ, người vợ Việt Nam hầu như luôn chất chứa những vất vả, cơ cực. Mỗi người một cảnh ngộ, nhưng chung quy vẫn là sự nhẫn nại, chịu đựng, gồng gánh lo toan, lèo lái cuộc sống cho cả gia đình.

Con thơ tay bế tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội vai mang.
                                                            (Ca Dao)
Em khâu tóc trắng thay lời
Mỗi khi cúi xuống rã rời nỗi đau.
Con chồng, vợ cũ đồng sâu
Lấy chồng lấy cả nỗi đau nhà chồng.
(Hoàng Việt Hằng, Một Mình Khâu Những Lặng Im)

Đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện đậm nét nhất qua hình tượng Quan Âm Thị Kính. Nàng Thị Kính tính tình nhu mì, hiền thục, hiếu nghĩa, nhẫn nhục trong nỗi oan ức không biện bạch, và lòng từ bi bao la cưu mang đứa trẻ vô thừa nhận như chính con ruột mình. Hình ảnh Thị Kính chính là biểu trưng đặc sắc nhất cho nét đẹp đức hạnh của người phụ nữ nước Nam. 

Nếu ở nam giới, trí tuệ và đảm lược được đưa lên hàng đầu thì ở người phụ nữ, lòng từ bi, bao dung độ lượng và sự hiền dịu được xem là thước đo phẩm hạnh. Nói cách khác, phụ nữbiểu tượng của tình cảm, là hiện thân của sự khoan hồng, che chở, người phụ nữ, người mẹ nào cũng dạt dào tình thương. Chính những phẩm chất đáng quý ấy đã trở thành thế mạnh của nữ giới khi giao tiếp xã hội, khiến họ trở nên đặc biệt hơn, đẹp và khí chất hơn. Nên nói “dịu dàng không phải là nhu nhược, dịu dàng mà vẫn cương quyếtbí ẩn của người phụ nữ” (L. Tônxtôi).

Ngoài những đức tính quý báu ấy, tạo hoá lại ban cho phụ nữ một thiên chức mà nam giới không thể nào sánh được, đó là bản năng làm mẹ. Chính trong thiên chức này, đức hạnh của người nữ càng được nâng caoca tụng. Thử hỏi, có vĩ nhân nào không từng là một đứa trẻ, có bậc thánh nào lại không từ mẹ sinh ra? Sự thành tựu rực rỡ huy hoàng của mỗi đứa con đều có hình bóng lặng thầm của người mẹ. Trên cuộc đời có ai để ta sùng mộ, kính yêu cho bằng mẹ mình. Mẹ chính là gia tài quý nhất mà mỗi con người có được.

Trong một gia đình nề nếp, gia phong nếu không may có một đứa con hư hỏng, rất có thể vì cái gọi là ‘thể diện’, ‘danh dự’ dòng tộc, người cha thẳng tay từ khước, tuyệt tình với đứa con ấy, nhưng mẹ thì không, mẹ đau đớn, xót xa, và trong bất cứ tình huống xấu nào xảy ra với con, mẹ cũng cảm thấy mình có lỗi, chưa tròn bổn phận. Mẹ có thể bị gia đình bên nội, hay thậm chí là cha trách mắng vì muôn đời “con hư tại mẹ (?!)”. Nếu không may sinh phải một đứa con tật nguyền, dị dạng, cha có thể sẽ buồn bựcbỏ rơi cả mẹ lẫn con để đi tìm hạnh phúc khác, nhưng mẹ thì không làm thế, mẹ ở lại và cưu mang núm ruột của mình, dù xấu dù đẹp, dù hay dù dở, dù hoàn hảo hay tật nguyền thì con cũng vẫn là con của mẹ, là một phần máu thịt của mẹ; có những người mẹ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời mình để cưu mang những đứa con như thế. Sự nhẫn nại, đức hy sinh vô ngã vị tha ấy nào khác gì với tâm hạnh của chư Phật và Bồ tát, do vậy mà người ta bảo: “Mẹ là Phật, đại nguyện hoá thân, mẹ là hoa, hoa đẹp tuyệt trần.”

Thật vậy, “Mẹ” là tiếng nói nguyên sơ của nhân loại, là bắt đầu của sự sống, là bến đỗ bình yên yêu thương đầy ắp. Từ nơi mẹ mà con ngườicuộc đời, có tình yêu. Có thể nói, mẹ là món quà mà tạo hoá ban tặng đồng đều cho mỗi chúng sanhKhi con vừa khóc chào đời, mẹ cười long lanh sóng mắt. Khi con rời khỏi vành nôi, có mẹ kề bên dìu dắt” (Almanach, tr. 1086). Bao lâu còn tình người thì lòng mẹ vẫn trải dài thiên thu bất tận cùng năm tháng. Trong ca khúc Lòng Mẹ của mình, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã thể hiện thứ tình cảm thiêng liêng ấy bằng những ca từ hết sức cô đọng, dạt dào cảm xúc: “Mẹ là dòng suối dịu hiền, mẹ là bài hát thần tiên, là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối.

Như vậy, mẹ đã chuyển dịch dòng suối tình thương vô tận của thiên nhiên vào cuộc sống, mẹ đã cấy trồng hạt giống yêu thương uyên nguyên vào lòng người. Mẹ còn là nguồn cung cấp năng lượng vật chất, bồi đắp thế giới tâm hồn trẻ thơ. Mẹ là người bạn, là nhà giáo đầu tiên dạy con mọi hành vi cử chỉ, đạo đức cơ bản và tiếng nói ban đầu của loài người. Mẹ vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà chuyển tải bản sắc dân tộc, tinh hoa đạo đức. Người con từ khi lọt lòng cho tới lúc lớn khôn, phần lớn đều được giáo dục và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ.

Tình thương của mẹ ngút ngàn vô tận, như nước trăm sông đều xuôi dòng chảy về biển cả, lòng mẹ dạt dào hy sinh hết thảy vì con; khi vui, khi buồn người ta cũng muốn tìm mẹ để mà chia sẻ. Hầu hết mọi người khi được hỏi: “nếu gặp phải một tình huống cấp bách và nguy hiểm đến tính mạng, bạn sẽ gọi, cầu cứu, hay nghĩ đến ai?”, tất cả đều trả lời rằng: “Tôi sẽ gọi mẹ tôi.” Thật vậy, mẹ chính là điểm tựa tinh thần, là vị thần hộ mệnh của chúng ta, mẹ lại là nhà tư vấn đáng tin cậy nhất, là vị lương y chữa trị những căn bệnh phiền muộn, ưu sầu mỗi khi chúng ta ‘trái gió trở trời’, là người bạn trung thành và tận tuỵ duy  nhất luôn sẵn sàng cho đi mà không cần hồi đáp. Thế nên, nếu bảo chỉ ra một người phụ nữ vĩ đại nhất trên đời này, chắc hẳn hầu hết nhân loại trên thế giới đều không ngần ngại mà đáp ngay rằng: “Đó là mẹ tôi.” Tình thương của mẹ thật dạt dào nên trong Kinh Vu Lan Báo Hiếu có đoạn:

Thứ tư ăn đắng nuốt cay
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con.
Điều thứ năm lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm khô ráo phần con
....
Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm.

    Có những bà mẹ vĩ đại mới sinh thành nên những con người vĩ đại, những bậc vĩ nhân, anh hùng. Những người mẹ ấy đã nuôi dưỡng thánh thai, tác động đến trí tuệun đúc tâm hồn của những đứa con. Xưa kia, Mạnh mẫu nếu không nghiêm khắc giáo dục thì đời sau làm sao có được bậc hiền tài như Mạnh tử? Ngài Cưu Ma La Thập nếu không có được người mẹ tuyệt vời thì làm sao có thể thành tựu được đạo nghiệp huy hoàng lưu danh muôn thuở? Chính người mẹ đã có công nuôi dưỡng thánh thai, tạo cho đời biết bao thánh nhân, vĩ nhân, anh hùng, bác học.

Có lẽ vì tất cả những điều trên mà hầu hết những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của thế giới đều mang hình bóng của người mẹ, như tượng Nữ Thần Tự Do của nước Mỹ được nhà điêu khắc Bartholdi khắc hoạ chính bằng khuôn mặt của mẹ ông, hay tượng Bà Mẹ Tổ Quốc của Nga với gương mặt uy nghi lẫm liệt, giơ cao thanh kiếm, tượng trưng cho chí khí hào hùng của dân tộc, nàng Natasa xinh đẹp trong Chiến Tranh và Hoà Bình của (L. Tônxtôi) v.v... Hơn thế nữa, chân dung người phụ nữ còn được gắn liền với những biểu tượng thiêng liêng của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo, như hình ảnh thần Nữ Oa chống trời của Trung quốc, nữ thần Thái Dương của Nhật bản, Mẹ tiên Âu Cơ của Việt Nam, Đức mẹ Maria của Kitô giáo, Phật bà Quán Thế Âm của Phật giáo v.v...

Tất cả bảy loại hình nghệ thuật của nhân gian (thi ca, nhạc, hoạ, vũ đạo, sân khấu, nhiếp ảnh, điện ảnh) đều lấy phụ nữ làm nguồn cảm hứng để thăng hoa. Họ chính là kỳ quan cuả cuộc sống, là nguồn cảm hứng bật tận trong sáng tạo nghệ thuật, là những đoá hoa, là mùa xuân của cuộc đời vốn đầy dẫy gai chông xù xì, thô nhám này.

Khẳng định rằng, phụ nữ có mặt trên cuộc đời là để tái thiết và cân bằng sự sống, họ là nguồn động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Có thể nói, “không có phụ nữ thì không có nhân loại” như lời đại văn hào Maxim Gorki:

“Trời không nắng hoa nào nở được?
Dạ vắng yêu thương cảnh những sầu
Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ
Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu?.”

“Tất cả nữ nhân đều là mẹ ta, từ nhiều đời ta đều thác sanh nơi đó.” Ý niệm bình đẳng và dung nhiếp này đã thể hiện rõ ràng tinh thần pháp giới dung thông của đạo Phật. Biết ân và nhớ ân là đạo đức căn bản của con người. Nhưng đôi khi cái ơn giao tế về vật chất có vẻ như dễ nhìn và dễ nhớ hơn nhiều so với ân thâm nghĩa trọng. Thử hỏi, có gì sâu rộng hơn hư không, mênh mông hơn địa đại? Nhưng người sống trên đời mấy ai nhớ đến sự có mặt của chúng nói gì đến thâm tạ ơn sâu đã dung nhiếp và nâng bước cho mình?

Bên cạnh ta, xung quanh ta, có biết bao những sự hiện hữu nhiệm mầu, những đóng góp giá trị, những hy sinh thầm lặng mà đầy ắp nghĩa tình và bao la bất tận, nhưng đôi khi chúng ta lại thấy nó quá quen thuộc, quá bình thường, quá hiển nhiên nên thờ ơ không trân trọng cho đến lúc mất đi rồi mới thấy trước sau là cả một trời đổ nát, điêu linh!

Nào có thứ gì trên đời tự nhiên mà có, hiển nhiên mà đến? Sự ban tặng nào, sự cống hiến nào, sự trao ra nào mà không xuất phát từ buồng tim máu hồng đầy ắp? Sao có thể đem cái bội bạc của vôi hồ mà đối đãi với nghĩa sâu tình rộng của đại dương? Hư không, địa đạiđại dương muôn đời luôn trải rộng lòng hồn nhiên như thị, nhưng sống thế nào, cư xử sau trước ra sao là bổn phận mà cũng chính là nhân cách của mỗi một hàm linh.

Xin đảnh lễ tri ân tất cả những bà mẹ trên khắp thế gian. Xin chúc mừng những ai diễm phúc có được những người mẹ trong Phật pháp. Với họ, mẹ không chỉ là nơi bắt đầu của sự sống mà còn là bến bờ giác ngộ uyên nguyên.

 

Mùa Vu Lan PL. 2565

 

 

 (Trích Tham luận cùng tác giả “Nữ giới dưới góc nhìn Phật giáo” (2016), tại Hội thảo Khoa học “Nữ giới PGVN Truyền thống và Hiện đại” do Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Trường Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Tp.HCM và Phân Ban Ni Giới Tp.HCM phối hợp tổ chức, ngày 08/04/2016 tại Trường Đại Học KHXH & NV).

 

Tài liệu tham khảo:

Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Việt Nam, Trung Tâm Dịch Thuật, Dịch Vụ Văn Hoá Và Công Nghệ (CTCS). (2008). Almanach Người Mẹ Và Phái Đẹp. Hà Nội: NXB Văn hoá Thông Tin.

Thơ Nữ Việt Nam Từ Xưa Đến Nay (NT: Vietnamese Feminist Poems from Antiquity to the Present). (2009). New York: NXB Feminist & Hà Nội: NXB Phụ Nữ.

Viện KHXH VN [Viện Sử Học]. (2007). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Đà Nẵng: NXB Giáo Dục.

                

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/08/2010(Xem: 122238)
05/08/2011(Xem: 80218)
18/08/2016(Xem: 8873)
10/10/2017(Xem: 9687)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.