Lá Thu

03/10/20223:18 SA(Xem: 2720)
Lá Thu

LÁ THU
 Vĩnh Hảo

 

la-thu-roiCây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên. Thời tiết nơi đây vẫn còn nóng hầm hập. Những cơn gió mùa thổi qua chỉ đẩy tới những luồng nhiệt khô khốc. Chưa có làn gió dìu dịu, se lạnh như mọi năm. Nhưng trên lịch thì mùa thu đã đến.

Nhìn những lá úa rải rác quanh các gốc cây, chợt ngẫm về thân phận kiếp người, thân phận của kẻ tha hương, của một kẻ lìa xa cố quận từ lâu.

Tục ngữ có câu “Lá rụng về cội” như là một sự kiện hiển nhiên, một quy luật phổ quát có thể áp dụng cho nhiều phương diện cuộc sống.

Tiêu cực mà nói, con người sinh ra từ gia cảnh, giai cấp, xã hội nào thì cũng lẩn quẩn trong hoàn cảnh đó, khó mà thoát ra được.

Tích cực mà nói, người ta sinh ra từ đâu thì sau thời gian đi xa hoặc khi vĩnh viễn nằm xuống, rồi cũng nhớ trở về nguồn cội sinh quán của mình.

Trên thực tế thì không nhất thiết là lá phải rụng về cội. Có khi lá bị gió cuốn đi xa. Có khi lá vẫn trên cành nhưng cành bị cắt rời khỏi gốc.

Cành hoa cắt từ vườn đem vào chưng trên bàn, khi hoa lá úa vàng và cần bỏ đi, hoa lá ấy sẽ không rơi về cội mà đi vào thùng rác. Những cành thông được bày bán vào dịp lễ Giáng sinh, khi qua mùa, cành lá của chúng dù còn xanh tươi, sẽ không quay về rừng mà sẽ được xe rác mang đi, tái chế thành phân bón hữu cơ, vun đắp lại cho các loài cây cỏ khác trong thành phố.

Gia cảnh, hoàn cảnh có thể đổi thay. Và nghiệp cũng có thể chuyển biến theo ý chí, khuynh hướng và động lực từ ý nghĩ, hành động của chính mình.

Người học đạo, hành đạo, xem ba cõi như là quán trọ; xem hành tinh này chẳng nơi nào không phải là đất để hoa lá hay xác thân rụng rơi, nằm xuống; chẳng nơi nào thực sự là nơi sinh quán nguyên thủy trong vô số kiếp tái sinh; và nếu có một nguồn cội để trở về thì nguồn cội đó chính là bản tâm, chân tánh của mình.

Trở về được với nguồn cội chân tâm thì việc sinh từ đâu, chết về đâu, không phải là điều đáng quan tâm. Nơi đâu cũng là nguồn cội. Không ngại gì phải nằm xuống nơi “đất khách quê người.” Không ngại gì việc phân thân này với những tạng phủ còn tốt để cứu lấy một vài sinh mệnh khác trước khi hỏa thiêu thành tro bụi. Cũng không nhất thiết đòi hỏi phải được đem về chôn nơi “chôn nhau cắt rốn” thì mới thỏa nguyện.

 

Khi mùa thu đến, những làn gió thu sẽ là nhân duyên đưa đẩy những chiếc lá, cả xanh lẫn vàng, rơi xuống cội, hoặc bay đi xa. Tâm không xao động. Vì đâu cũng là đất; đâu cũng là nơi chốn an ổn để trở về khi cuộc sống tương lai đã được chủ định sẽ như thế nào trong từng phút giây hiện tại.

 

California, vào thu năm 2022

Vĩnh Hảo

 

 

 Xem thêm:
Nguyệt san Chánh Pháp số 131 ngày 1-10-2022

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2020(Xem: 10628)
30/09/2012(Xem: 9713)
30/08/2014(Xem: 5985)
06/06/2019(Xem: 13870)
01/10/2013(Xem: 7008)
01/10/2013(Xem: 5132)
02/11/2023(Xem: 1253)
26/10/2021(Xem: 3713)
27/09/2015(Xem: 4566)
23/09/2018(Xem: 8722)
01/06/2023(Xem: 2192)
25/09/2014(Xem: 10226)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.