Đức Đạt Lai Lạt Ma Công Nhận Cậu Bé Mông Cổ 8 Tuổi Là Tái Sinh Của Pháp Chủ Mông Cổ, Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Quan Trọng Thứ Ba Trong Phật Giáo Tây Tạng

27/03/20233:40 CH(Xem: 13129)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Công Nhận Cậu Bé Mông Cổ 8 Tuổi Là Tái Sinh Của Pháp Chủ Mông Cổ, Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Quan Trọng Thứ Ba Trong Phật Giáo Tây Tạng
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CÔNG NHẬN
CẬU BÉ MÔNG CỔ 8 TUỔI LÀ TÁI SINH CỦA PHÁP CHỦ MÔNG CỔ,
VỊ LÃNH ĐẠO TINH THẦN QUAN TRỌNG THỨ BA
TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

___ cau be 8 tuoi va Dalai Lama
Dharamshala: Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
   
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay  là một ông cụ 87 tuổi, nhưng ngài vẫn tin rằng ngài sẽ sống thọ tới 113 tuổi, và chưa có kế hoạch ngay lập tức để công bố sự tái sinh của ngài với tư cách là người chỉ huy bộ phái mũ vàng Gelugpa có ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng.
 
Đảng Cộng sản Trung Quốc không ưa Đức Đạt Lai Lạt Ma và gọi ngài là “kẻ chia rẽ” trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình theo đuổi chính sách Hán hóa Tây Tạng với việc nhà nước Bắc Kinh bãi bỏ thẩm quyền tái sinh chính thức của các Lạt ma cao cấp của bốn bộ phái Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, ở độ tuổi cao này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi vượt qua căn bệnh ung thư đã có cách xoay sở để có một chiến thắng tâm linh bằng cách tuyên bố về sự tái sinh của vị Lạt ma cao cấp thứ ba của Phật giáo Tây Tạng, và là người đứng đầu bộ phái Gelugpa ở Mông Cổ.
.

Cậu bé đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tấn phong làm vị Khalkha Jetsun Dhampa Rinpoche thứ 10 trong một buổi lễ có sự tham dự của khoảng 600 người Mông Cổ, những người này đã đến Dharamshala (Bắc Ấn Độ) để tham dự một sự kiệnảnh hưởng lớn trong cuộc chiến đang diễn ra giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và ĐCSTQ và vì sự tồn tại của Phật giáo Tây Tạng .
 
Các phương tiện truyền thông Mông Cổ đưa tin cậu bé là một trong hai bé trai sinh đôi tên là Aguidai và Achiltai Altannar, con trai của ông Altannar Chinchuluun (giáo sư toán học đại học) và bà Monkhnasan Narmandakh (giám đốc điều hành tập đoàn tài nguyên quốc gia). Bà (nội/ngoại) của cậu bé là Garamjav Tseden, từng là cựu thành viên quốc hội [Mông Cổ].
.
Buổi lễ công nhận cậu bé là vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo tái sinhMông Cổ có thể sẽ chọc giận chính phủ Trung Quốc, nơi trước giờ vẫn khẳng định rằng TQ sẽ chỉ công nhận các nhà lãnh đạo Phật giáo, những người được chọn bởi các viên chức do chính phủ bổ nhiệm đặc biệt đưa lên.
.
Video dài 1:42 phút:
https://youtu.be/WpdtoXqIYdk
.
Ghi chú: theo 2 bản tin khác của đài Wion, ghi rằng cậu bé sinh năm 2015 tại Hoa Kỳ, và có song tịch Hoa Kỳ và Mông Cổ. Bản tin nêu nghi vấn, cậu bé có thể trong tương lai sẽ nắm quyền khi ngài Đạt Lai Lat Ma viên tịch, vì người quan trọng thứ nhì là Ban Thiền Lạt Ma đã bị TQ bắt cóc khi còn thơ ấu.

Nguồn:
https://pragativadi.com/dalai-lama-names-8-year-old-mongolian-boy-as-new-buddhist-spiritual-leader/








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3301)
17/05/2024(Xem: 4046)
03/01/2024(Xem: 4603)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :