Viên Giác Số 262 Tháng 08 Năm 2024

14/08/20244:04 SA(Xem: 338)
Viên Giác Số 262 Tháng 08 Năm 2024
VIÊN GIÁC SỐ 262
THÁNG 08 NĂM 2024
TẠP CHÍ CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ PHẬT TỬ VIỆT NAM
TẠI CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Zeitschrift  der Vietnamesen und buddhistischen Vietnamesen
in der Bundesrepublik Deutschland
CHỦ TRƯƠNG (HERAUSGEBER):
Congr. d. Verein Vietn. Buddh. Kirche e. V.
Karlsruher Str.6 - 30519 Hannover - Deutschland
CHỦ NHIỆM SÁNG LẬPHòa Thượng Thích Như Điển
CHỦ BÚT: Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
QUẢN LÝ TÒA SOẠN Thị Tâm Ngô Văn Phát

Viên Giác Số 262 Tháng 8-2024_Page_001PDF icon (4)Viên Giác Số 262 Tháng 8-2024


Thư Tòa Soạn 
(Báo Viên Giác số 262 tháng 8 năm 2024) 

Mỗi năm gần đến Rằm tháng bảy nhiều người Phật Tử chuẩn bị đi tham dự lễ Vu Lan tại các chùa; tư gia cũng chuẩn bị đầy đủ hoa, đăng, trà, quả để dâng lễ lên bàn thờ Phậtbàn thờ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ đời này cũng như đã quá vãng trong nhiều đời nhiều kiếp về trước. Đó là đạo nghĩa làm con, làm người Phật Tử chân chánh vốn có truyền thống từ lâu đời rồi.

Truyền thống này được ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa của Trung Hoa; nên Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam hay những nước có liên hệ với ngôn ngữvăn hóa của Trung Hoa thường hay tổ chức ngày lễ Vu Lan rất trọng đại. Trong khi đó các nước Phật Giáo Đại Thừa khác như Tây Tạng, Bhutan khi hỏi đến ngày Vu Lan thì đa phần họ đều không biết; hoặc có biết cũng chỉ qua sách vở; chứ không kỷ niệm nhân ngày rằm tháng bảy như các dân tộc đông phương khác. Đúng là họ đã ứng dụng tinh thần Phật Giáo triệt để vào trong cuộc sống hằng ngày trải qua bởi 4 giai đoạn sanh, lão, bệnh, tử; nên họ không thờ cốt, không thờ hình vong như chúng ta. Bởi vì câu ”sống gửi thác về” nên họ không quan trọng với tử thi khi chết. Chết xong mang xác vào rừng cho kênh kênh xé thịt ăn hay thiêu xong rải tro xuống sông Hằng là hết mọi việc.

Trong khi đó các nước Nam Tông Phật Giáo cũng như vậy. Chết xong rồi thiêu, thiêu xong rồi rải tro cốt ở đâu đó; chứ tuyệt nhiên ở các xứ như Tích Lan, Miến Điện không thấy có những nghĩa địa chôn xác chết nhiều như các nước Đại Hàn, Nhật BảnViệt Nam. Ở Việt Nam có lẽ người ta không quên câu ”ẩm thủy tư nguyên” (uống nước nhớ nguồn) nên khi con cái làm ăn giàu có rồi, thường hay báo ân báo hiếu cho Cha Mẹ Ông Bà bằng cách xây những nhà mồ thật là vĩ đại, nhiều khi lớn hơn cả nhà ở của người sống nữa. Điều này cũng đúng với câu tục ngữ của Việt Nam là: ”sống cái nhà, già cái mồ”; nhưng không biết là người sống có hưởng được lợi lạc gì không, khi xây dựng những ngôi mộ to lớn sang trọng như vậy?

Trong Kinh Nam Truyền, Đức Phật đã dạy về chữ Hiếu là: nên khuyến khích Cha Mẹ khi còn sống, nếu chưa quy y Tam Bảo thì nên quy ygiữ gìn năm giới cấm của Phật chế. Việc này thể hiện chữ Hiếu to lớn hơn là việc báo ân Cha Mẹ bằng cách khi về già vai trái cõng Cha, vai phải cõng Mẹ, đi quanh hòn núi Tu Di để đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục, đó cũng chưa phải là chữ Hiếu trọn vẹn đối với hai đấng sinh thành. Từ đó Phật Giáo Bắc Truyền như Trung Hoa có thêm Kinh Vu Lan, Kinh Báo Ân Phụ Mẫu, Kinh Lương Hoàng Sám, Kinh Thủy Sám v.v… thiết nghĩ những kinh này không do chính kim khẩu của Đức Phật thuyết ra; nhưng các vị Tổ Sư Trung Hoa đã nương vào những bản kinh căn bản trong tạng Nam Truyền, kể cả kinh Đại Bảo Tích để nhắc nhở con cháu báo ân, báo hiếu bằng nhiều hình thức khác nhau như vậy; nhưng cũng không xa rời ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa là mấy. Cho đến bao giờ con người không còn nhớ đến công ơn dưỡng dục cù lao nữa, thì lúc ấy đạo đức của con người đã đi xuống hố sâu vực thẳm rồi.

Trong Kinh Đại Tập, quyển thứ 55, phần Nguyệt Tạng, phẩm Diêm Phù Đề có đề cập phần ý như sau: “Sau khi Thế Tôn tịch diệt, sự tu tậphành trì của các chúng đệ tử được chia ra làm 5 thời kỳ; mỗi thời kỳ 500 năm. Đó là: 500 năm của lần thứ nhất gọi là giải thoát kiên cố; 500 năm của lần thứ 2 gọi là Thiền Định kiên cố; 500 năm của lần thứ 3 gọi là Trì Giới kiên cố; 500 năm của lần thứ 4 gọi là Đa Văn kiên cố và 500 năm của lần thứ 5 gọi là Đấu Tranh kiên cố. Phần cuối này thuộc vào thời của chúng ta trong hiện tại; nhưng cũng có kinh cho rằng thời Chánh Pháp gồm 500 năm; thời Tượng Pháp gồm 1.000 năm và thời kỳ Mạt Pháp gồm 10.000 năm. Dầu thế nào đi chăng nữa, chúng ta theo Nam hay Bắc Truyền cũng đều không được phép quên lời Phật dạy theo pháp Duyên Sanh và Duyên Khởi được. Cái này có cho nên cái kia có; cái này không cho nên cái kia không. Nếu không có Ông Bà, Cha Mẹ mang ta vào đời thì chúng ta sẽ không có cơ hội để hiện hữu trên thế gian này. Do vậy báo ân, báo hiếu là điều chúng ta không được phép quên.

Tháng 8 năm 2024 này kỷ niệm ngày Đạo Hữu Cựu Chủ Bút báo Viên Giác Nguyễn Hòa Pháp Danh Nguyên Trí bút hiệu Phù Vân tròn một năm ra đi về cõi Phật, để lại bao nhiêu mến tiếc của độc giả khắp nơi. Bởi lẽ khi Anh còn sanh tiền đã có mối giao hảo rất rộng rãi đối với nhiều người. Do vậy Ban Biên Tập đã quyết định là nhân lễ Vu Lan báo hiếu năm nay Tòa Soạn sẽ cho đi số đặc biệt nhiều trang hơn những số báo bình thường trong năm và khi Quý độc giả tìm đọc từng trang báo bên trong thì sẽ rõ hết được tâm sự của những người cài hoa trắng và những thâm tình mà độc giả đã nhớ nghĩ về Chủ Bút lâu năm nhất của Báo Viên Giác.

Xin cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho thế giới bớt đao binh, bớt thiên tai hạn hán để thiên hạ khắp nơi được thái bình an lạc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhắc nhở nhau không quên ơn nghĩa nghìn trùng của Ông bà Cha Mẹ của chúng ta đã mang ta vào cuộc đời này và mong rằng lời Phật dạy sẽ được thấm nhuần vào từng con tim, từng lời nói, từng sự sinh hoạtmọi nơi và mọi chốn để cho chính chúng ta được bình an trong cuộc sống và những người chung quanh ta cũng sẽ được hưởng lây.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.

Ban Biên Tập


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 8775)
08/10/2022(Xem: 3664)
31/08/2024(Xem: 48392)
01/12/2014(Xem: 11432)
08/01/2015(Xem: 11120)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.