Chỉ cây gậy vào người già
Khi vị đại
đại sư Padmasambhava lưu lại chỗ
ẩn cư Núi Lớn ở Samye, thì Sherab Gyalpo Ngog, một ông già 61 tuổi thất học và có
niềm tin tột độ và ngưỡng vọng mạnh mẽ đối với Sư, hầu hạ Sư trong một năm. Trong
thời gian này Ngog không hỏi xin một lời dạy nào, và Sư cũng không
ban cho ông điều gì. Sau một năm, khi
đại sư định rời đi, ông Ngog dâng cúng một dĩa
mạn đà la trên đó ông đặt một bông hoa bằng
một lượng vàng. Rồi ông nói : “Thưa
đại sư, xin
từ bi nghĩ đến tôi. Trước hết, tôi là một người thất học. Thứ hai,
trí thông minh của tôi cạn hẹp. Thứ ba, tôi đã già,
thân tâm đã mòn mỏi. Tôi
cầu xin ngài ban một
giáo huấn cho một ông già đã
ở gần ngưỡng cửa của cái chết,
giáo huấn ấy thật
dễ hiểu, có thể chặt đứt mọi nghi lầm, dễ dàng
thực hiện và
áp dụng, có một cái thấy
hiệu quả và sẽ giúp tôi trong những đời sắp tới.”
Đại sư chỉ cây gậy
đi hành cước của mình vào tim ông lão và
ban cho lời dạy thế này : “Nghe đây, hỡi ông lão ! Hãy nhìn vào cái tâm
tỉnh giác của
Giác Tánh nơi ông. Nó không có
hình tướng cũng không màu sắc, không
trung tâm cũng không biên bờ.
Ban sơ, nó không có khởi thủy mà lại trống không.
Tiếp theo nó không có chỗ trụ mà lại trống không.
Cuối cùng, nó không có chỗ đến mà lại trống không. Cái Không này không do
nhân duyên gì tạo ra và
trong sáng, thông tỏ. Khi ông thấy cái này và
nhận ra nó, ông biết được
bản lai diện mục của ông. Ông hiểu được
bản tánh của mọi sự vật. Bấy giờ ông thấy
bản tánh của tâm, xác định
trạng thái căn bản của
thực tại và chặt đứt mọi
nghi ngờ về sự
hiểu biết.
Tâm
tỉnh giác của tánh Giác không tạo tác từ bất kỳ chất thể nào, nó
tự tại và sẵn đủ nơi ông. Cái này là
bản tánh của mọi sự, nó dễ
chứng ngộ vì không phải tìm ở đâu khác. Cái này là
bản tánh của
tâm thức, nó không cần nương
dựa vào một chủ thể
nhận biết nào và một đối tượng được
nhận biết nào. Nó bất chấp những
giới hạn của
vô thường và hủy diệt. Trong nó không có cái gì để biết ;
trạng thái tỉnh giác của
Giác Ngộ chính là cái biết của tự ông, nó vốn là
tỉnh giác. Trong nó không có cái gì để
đi vào địa ngục, tánh Giác vốn là
thanh tịnh. Trong nó không có sự
tu hành nào để tiến hành,
bản tánh nó vốn là thông tỏ. Cái thấy vĩ đại này về
trạng thái bản nhiên vốn
thường trụ nơi ông : phải biết rằng không thể tìm nó ở một nơi nào khác.
Khi ông
hiểu biết cái thấy như vậy và muốn
áp dụng nó vào trong
chứng nghiệm của mình, bất kỳ nơi đâu ông ở đều là cái thất
ẩn cư trên núi cho thân ông. Bất cứ
hình tướng bên ngoài nào ông thấy đều là
như như và bổn lai
không tịch ; hãy để cho nó
tự như,
giải thoát khỏi mọi tạo tác của
tâm thức. Các
hình tướng vốn
tự do, không
vướng mắc ấy
trở thành những người giúp đỡ ông, và ông có thể
tu hành khi dùng những
hình tướng ấy như là
con đường giải thoát.
Bên trong, bất cứ cái gì khởi lên trong tâm ông, bất kỳ điều gì ông nghĩ, đều
vô tự tánh và trống không.
Tư tưởng nào xảy tới đều vốn là
giải thoát vì không có
tự tánh. Khi
hiểu biết và
chánh niệm bản chất của tâm mình, ông có thể dùng các
tư tưởng như là
con đường giải thoát và sự
tu hành trở nên dễ dàng.
Một
lời khuyên sâu xa : bất kể loại
xúc động gì ông cảm nhận, hãy nhìn vào mối
xúc động và nó biến mất không dấu vết.
Xúc động như thế vốn là
tự do,
giải thoát. Điều này
đơn giản để
thực hành.
Khi ông có thể
thực hành theo như vậy,
sự thiền định của ông
không giới hạn trong những thời
công phu. Biết rằng mọi sự, thứ gì cũng là một người giúp đỡ, một
thiện tri thức,
kinh nghiệm thiền định của ông sẽ không
biến đổi,
tự tánh không gián đoạn, và
cư xử của ông không
vướng mắc. Dầu ở bất kỳ nơi đâu, ông cũng không bao giờ lìa khỏi
tự tánh.
Một khi ông
thực hiện điều này, thân xác của ông có thể già cỗi, nhưng tâm
tỉnh giác ấy thì không có tuổi. Nó không hề biết đến sự
phân biệt trẻ, già.
Tự tánh siêu việt khỏi
phân biệt và
thiên chấp. Khi ông
nhận biết tánh Giác này,
tự tâm tỉnh thức này,
thường hằng hiện diện nơi chính ông, thì không có một sự khác biệt nào giữa
lợi căn và độn căn. Khi ông hiểu rằng
tự tánh, vốn
thoát khỏi phân biệt và
thiên chấp,
thường hằng hiện diện nơi chính ông, thì không có một khác biệt nào giữa học nhiều và học ít. Dầu cho
thân thể ông, chỗ nương dựa của
tâm thức, có tan rã, thì
Pháp Thân của
trí huệ tỉnh giác vẫn
thường trụ. Khi ông an trụ trong
trạng thái không
biến đổi này, không có gì khác biệt giữa một
cuộc đời dài lâu hay ngắn ngủi.
Hỡi ông lão, hãy
thực hành ý nghĩa chân thực ! Hãy đem sự
thực hành vào tâm ! Chớ
lầm lẫn chữ và nghĩa ! Chớ
xa lìa bạn đạo, hãy
cần mẫn ! Hãy ôm trọn mọi sự với
chánh niệm tỉnh giác ! Chớ buông theo những
cuộc nói chuyện nhàn rỗi và những lời
bàn luận suông ! Chớ dấn mình vào những
mục đích thường tục ! Chớ bận rộn lo toan về con cái ! Chớ đòi hỏi
thức uống và đồ ăn ! Hãy
dự định để chết như một người
bình thường !(23)
Cuộc đời của ông đang hết dần, thế nên hãy
kiên trì tinh tấn ! Hãy
thực hành lời chỉ dạy này cho một người già trên ngưỡng cửa của cái chết !”
Bởi vì sự
chỉ thẳng cây gậy vào tim của Sherab Gyalpo, lời dạy này được gọi là : “Sự khai thị
chỉ thẳng cây gậy vào ông lão.” Sherab Gyalpo Ngog đã
được giải thoát và
đạt đến toàn thiện.
Lời dạy này được viết ra bởi
công chúa họ Kharchen vì
lợi lạc cho những
thế hệ mai sau. Nó được biết dưới tên là “Lời dạy
chỉ thẳng cây gậy.”