Bài 1 (New Delhi)

28/03/201112:00 SA(Xem: 17736)
Bài 1 (New Delhi)

ĐẠO VÀ ĐỜI TRONG 24 NGÀY TRÊN ĐẤT PHẬT
CHUYẾN HÀNH HƯƠNG 03-2011
Hoàng Thị Bích Ti

Bài 1

Lời người viết:
Bài viết này chỉ nhắm vào mục đích cung cấp một số hình ảnh, dữ kiện trung thực về cuộc hành trình 24 ngày trên xứ Ấn mà chúng tôi đã đi qua. Chuyến đi này hẳn nhiên không phải là một cuộc du sơn, ngoạn thủy; mà đích thực là một chuyến hành hương đầy thử thách, không huyền thoại hoá. Đối với chúng tôi, đi một ngày là học một ngày. Học từ chính mình. Học từ người. Học trong cái dỡ và trong cái hay. Đi trong chánh niệm và đi trong niềm tin bất thối chuyển.
Va 19/03/2011
Hoàng thị Bích Ti.

 

Buổi sáng ở New Delhi.

 Khách sạn ở New Delhi nằm trong một con ngõ cụt. Không biết những khu khác của New Delhi ra sao nhưng khu khách sạn này thì nghèo nàn, hôi hám. Ba chiếc xe buýt đưa phái đoàn khoảng chín mươi người đến đây vào lúc giữa khuya. Chúng tôi đến từ nhiều nơi khác nhau. Việt Nam, Úc, Canada và nhiều tiểu bang khác nhau của Mỹ.

 Hai chị em tôi cùng với với một số bạn đồng hành ở một khách sạn còn quý thầy và một số phật tử khác thì ở khách sạn Pablas International gần đó. Ông trưởng đoàn cho biết khách sạn ở New Delhi rất mắc, không dưới một trăm đô mỗi đêm. Tôi với bà chị được xếp ở chung một phòng. Từ lúc xuống phi trường, chị tôi đã bắt đầu húng hắng ho.

 Tôi rất sợ ốm đau trong lúc này. Nhìn giường ngủ, drap mền mốc thếch, phòng tắm thum thủm mùi ống cống là thấy ớn lạnh, nơm nớp lo sợ mấy con vi trùng sẽ đánh mình ngã gục trước khi tới được tứ động tâm. Nhớ lời dặn của mấy người bạn Ấn ở Mỹ là không được ăn rau quả tươi và chỉ uống nước đun sôi, tôi vội vàng đi kiếm cái bình nấu nước của khách sạn, chuẩn bị nước đun sôi để đánh răng..

Mở nắp bình ra. Úi cha! Một lớp gì trắng như sữa, dầy cui nhễ nhại. Chẳng có gì để chùi rửa cả. Nhìn quanh phòng, chỗ nào cũng dơ. Mở cửa phòng, ngóng ra hành lang, ngoắc một chú bé bồi phòng vô. Chú bé không biết tiếng Anh, đứng gật gù nhìn tôi ra dấu. Mặc dù Anh ngữ rất phổ thông ở đây, nhưng không phải người Ấn nào cũng biết tiếng Anh. Ấn Độ là một nước phân biệt giai cấp từ xưa đến nay. Giàu nghèo phân biệt rõ ràng. Người nghèo phải nghèo suốt đời, nghèo từ thời cha căn chú kiết, cho đến đời con cháu mà chẳng bao giờ được phép có cơ hội vươn lên. Người Ấn có thể biết gia cảnh giàu nghèo của nhau qua cái tên họ, quê miền. Hầu hết những người Ấn không biết tiếng Anh đều thuộc vào thành phần bần cố nông, suốt đời cha hết đời con, cháu không dễ gì ngóc đầu lên nỗi. Thỉnh thoảng trên đuờng đi, một tấm bảng được dựng lên bên đường của một vài hội thiện nguyện quốc tế nào đó, khuyến khích người dân hãy ghi tên học tiếng Anh miễn phí để được đổi đời là vì vậy.

Dúi mấy đồng đô lẻ vào tay chú bé, nhờ rửa dùm bình nước. Xong, hai chị em lấy hai khăn quàng to như cái mền ra trải giường rồi nhắm mắt nằm đại xuống giường, nghĩ lưng . Lạy trời đừng có rệp! Đừng có con gì bò ra, thưa Trời! 

Hai mươi phút sau, cậu bé bồi phòng trở lại với cái bình nước trên tay. Mừng rỡ, đón bình nước, mở ra. Lớp nhão nhệ trong bình vẫn còn nguyên. Tôi khổ sở lắc đầu ra dấu với nỗi thất vọng tràn trề. Cậu bé cũng khổ sở nhìn tôi bằng nỗi bất lực cũng tràn trề không kém. Chợt có hai bồi phòng khác đi ngang qua, dừng lại, chưa kịp hỏi chuyện đã lớn tiếng đuổi cậu bé kia đi. Đón cái bình nước trên tay tôi, một gã có râu mép ngọt ngào: “No problem, madamme.” Một lát sau hai người bồi đó trở lại với cái bình được chùi rửa khả dĩ hơn, gã râu mép chỉ tay vô ngực; “Tui chùi đó!”. “Cám ơn, nghen.” Mỗi người nhận mấy đồng đô la xong, không ai bảo ai, cùng nhanh nhẩu đòi thêm: “Tụi tui tới ba người lận.” Tôi lắc đầu: “Ba người nào? Chú bé kia hả? Đã có rồi.“ Cả hai trao cho nhau những ánh mắt tinh quái và những nụ cười không mấy gì lương thiện rồi rút lui.

 

 daovadoi-001

Hotel nằm trong con hẻm này.

H.T.Bích Ti chụp

daovadoi-002

Cũng cùng một con hẻm, quý thầy ở đây với một số người trong đoàn.

 ảnh, H.T.B.Ti -2011

Không sắc- Không tướng-Không đúng-Không sai

 Rời phòng ăn, hai chị em quyết định về phòng, ăn đại mấy cái bánh crackers đem theo cho đỡ đói. Khỏi trà, cà phê gì hết. Mỗi người thủ một chai nước rồi rảo bước lên phòng tiếp tân.. Cảnh tượng ồn ào, nhộn nhịp hiện ra trước mặt. Mấy chục người trong đoàn đang ngồi bu quanh một ni cô trẻ. Cô mặc bộ áo tràng xám, đầu đội mủ len. Trước mặt cô là một đống tiền. Tay cô đếm tiền liên tục, từng xấp dầy cui, xanh xanh, đỏ đỏ. Thỉnh thoảng cô quăng ra một cọc tiền cho mấy người ngồi bên cạnh, giọng sang sảng: “ Đềm phụ cô! Đếm phụ cô!” Cô vừa đếm vừa trả lời những người chung quanh: “Đổi ba trăm à? Một trăm đô là 4,450 rupees. Dạ, tiền Úc thì cao hơn một chút; cô quên con số chính xác rồi. Chờ cô coi lại đã.”, “ , sim phone hả? Ai mua sim? Ai mua sim? Lát nữa cô có, chờ chút đi!”

 Khung cảnh trong căn phòng lobby nhộn nhịp như cái chợ trời nhỏ. Mấy người làm trong khách sạn đứng sau quầy, trố mắt nhìn không chớp. Chắc chưa bao giờ họ thấy nhiều tiền như vậy. Bà chị tôi cũng đón một xấp, chăm chỉ đếm còn hối tôi đếm phụ. Thấy đủ người giúp rồi, tôi ngồi xuống một góc, lặng lẽ ngắm ni cô thoăn thoắt đếm từng đống tiền, miệng không ngừng nói. Sao chạnh lòng gì đâu! Ni cô gì mà ghê! Đếm tiền không biết gớm tay! Tôi buột miệng nói lớn: “Cô nhớ rửa tay nghen cô, tiền này dơ lắm!” Ni cô không nhìn, không trả lời, chỉ có một đôi mắt đen nhánh của ai đó ngước lên, môi nhẹ mỉm cười.

Đống tiền rupees hết sạch mà nhiều người còn chưa đổi được. Ni cô thở hắt, mệt mỏi, nói một hơi: “ Đưa đây, cô đi đổi cho. Ghi tên xuống! Đổi bao nhiêu cũng ghi xuống luôn.” ”Rồi, hơn hai ngàn đô nữa. Để cô đi!” Quay sang mấy người ngồi quanh, cô đứng dậy, nói như quát: “Đi theo cô! Ba, bốn người theo cô đếm tiền, mau đi!” 

Bà chị níu tay tôi: “T., theo cô kìa!” . Nỗi tò mò cuốn tôi theo bàn tay kéo của chị. Hai chị em tôi và hai người nữa chạy lúp xúp theo vị ni cô trẻ đang bước thoăn thoắt phía trước.

Tiệm nào tiệm nấy dơ dáy và nhỏ như cái chòi. Cô vào tiệm đổi tiền này, hỏi giá cả, bỏ đi. Sang tiệm khác. Bỏ đi. Cuối cùng, hình như cô gạ được giá gần 4,400 rupees cho một trăm đô gì đó. Chờ cô gật đầu, bốn người tụi tôi nhào vô đếm tiền. Ni cô cũng đếm. Cô vừa đếm vừa liên tục đòi chủ tiệm đưa cho cái túi nilon đựng tiền. Dùng dằng , lời qua tiếng lại mới được cái túi nilon nhỏ. Đếm xong đống tiền gần một trăm ngàn rupees thì những ngón tay của chúng tôi đều đen cảy đến phát tởm. Ni cô đứng lên, ôm đống tiền trước ngực, bước thoăn thoắt ra khỏi tiệm. Bốn đứa tôi ba chân, bốn cẳng chạy theo cô không kịp. Vừa chạy vừa dòm chừng mấy đống phân bò dưới chân.

 Càng về trưa, người càng đông. Nắng lên cao. Hai bên đường khai nồng mùi nước tiểu. Những người đàn bà ăn xin bồng con, rảo bước theo chúng tôi, kì nèo. Tôi bước nhanh bên cô, hỏi: “Tiền nhiều như vậy, không sợ cướp sao cô?” Cô nhẹ nhàng trả lời: “Cô quen rồi! Mấy chị em thấy không, nếu cô không đi thì phật tử biết đường nào mà đi? Lỡ gặp mấy ông ma mảnh khi nãy thì chết!”. “Hai chục rupees mua được cái gì hả cô?” “Úi chào! Mua nhiều lắm chứ. Được nửa ký gạo chớ đâu có ít.” Gần về tới khách sạn, tôi nói nhanh: “Cô nhớ rửa tay nghen cô, tiền này dơ lắm!” Lần này thì cô mỉm cười, trả lời: “Rửa chứ! Tiền này dơ khỏi nói rồi!”

Không dơ- Không sạch.

Sau khi đổi tiền xong, cả đoàn lên xe buýt đi ăn trưa tại một nhà hàng đã đặt sẵn và sau đó sẽ lên xe lửa đi Varanasi, thành phố cổ có 3,000 năm tuổi, nơi đức Phật chuyển pháp luân với bài kinh Tứ Diệu Đế cho năm anh em Trần Kiều Như.

Thấy phố xá, chị ẹm tôi chum đầu qua cửa sổ háo hức nhìn người qua lại. Đường xá dơ khiếp đảm. Nếu ai đã từng nhăn mày, nhíu mũi vì cái dơ ở Việt nam thì tôi bảo đảm sẽ thất kinh với cái dơ của Ấn Độ. Tất cả những thành phố mà chúng tôi đã đi qua đều dơ. Chị tôi ngồi bên cửa xe buýt nhìn xuống mà cứ lấy khăn trùm mũi, vì cứ tưởng như bụi đang trùm phủ lên mình. Bụi mù mịt. Ruồi và rác rưởi khắp nơi. Phân bò trét, phơi trên những vách nhà, đầu ngõ. Người ta sống thản nhiên bên cạnh những hàng quà đen kịt ruồi. Hít thở mùi ô uế của những đống rác, mùi khai nước tiểu, phân của trâu bò và người mỗi ngày.

 Hầu như nhà nào, tiệm nào cũng có một đống rác trước cửa. Rác quét xong, dồn qua một bên để đó ngày này sang ngày khác. Rác bụi bay qua tay trái thì chủ nhà lấy chổi quơ chúng thành đống qua tây phải, để đó, như chẳng bao giờ hốt. Không khí ô nhiễm kinh khủng. Rất hiếm khi thấy cây xanh tốt. Trong thành phố cũng như ở ngoại ô, bụi phủ từng lớp dầy trên những hàng cây xơ xác. Dĩ nhiên, không dễ gì có được một cái toilet sạch sẽ.

Xe chạy quanh co trong thành phố. Ồn ào. Vô trật tự. Xe lớn ép xe nhỏ. Người đi bộ loăng quăng. Tiếng còi của cả mấy trăm chiếc xe tạo thành một thứ âm thanh khiến người ta dễ phát điên. 

Xe dừng lại. Mọi người trên xe ngơ ngác. Ngay trong bãi đậu xe, cả chục người đàn ông đang ngồi bệt dưới đất bên muỗng, nĩa và mấy chồng dĩa trắng phau, cắm cúi lau bằng một đống nùi giẽ kinh tởm. Họ vừa lau vừa chuyện trò, hút thuốc. Có người còn dùng cả chân để kẹp dĩa lại mà lau. Mồ hôi họ nhễ nhại dưới cái nắng gay gắt. Tay chân dơ mốc. Vài người trên xe hỏi nhau: “Ủa, mình đi ăn mà? Đây là đâu? Tới đây làm chi?”

Nhưng than ôi! Tất cả chúng tôi chưa hết bàng hoàng vì đống giẽ lau dĩa thì tiếng anh chàng lơ xe kêu lên như sét đánh ngang tai: “Xuống ăn!”

(Còn tiếp)

Va, 03/2011

 

daovadoi-003

daovadoi-013

Nhân viên nhà hàng đang lau dĩa – ảnh, Hoàng T. Bích Ti 

daovadoi-004

Anh chàng này thì khoẻ re rồi! Nhưng Trời cao có thấu ??? Lát nữa, chúng con phải ăn bằng mấy cái dĩa này!!!

H.T.Bích Ti chụp-2011

daovadoi-005

Phân bò phơi khô làm cũi để…nướng bắp mỡ hành.

H.T.Bích Ti – chụp 2011

Bài viết liên quan đến chuyến hành hương Phật tích Ấn Độ, Nepal và Dharamsala:

ĐẠO VÀ ĐỜI TRONG 24 NGÀY TRÊN ĐẤT PHẬT - CHUYẾN HÀNH HƯƠNG 03-2011, Hoàng Thị Bích Ti
NHÁNH TAY THIÊN THỦ TRÊN NON LINH THỨU (Trần thị Hoa Trắng)
MỘT BUỔI CHIỀU ÊM Ả Ở VƯỜN LỘC UYỂN (Tâm Linh)
BÀI PHÁP TUYỆT VỜI CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA DÀNH CHO PHẬT TỬ VIỆT NAM TRÊN ĐỈNH DHARAMSALA (Tâm Diệu)
CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN DHARAMSALA (Bài 1)




Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ


Hotel Pablas International được khách hàng của Tripadvisor.com đánh giá từ 1 sao đến 2 sao. Giá giao động trong khoảng 38-42 USD / một đêm cho một phòng hai người. Tất cả đều dưới trung bình, tuy có một điểm khách ngoại quốc thích là có Internet nhưng lại rất chậm. Có một điều bất lợidi chuyển hành lý từ xe bus đến khách sạn và ngược lại rất vất vả vì xe bus không vào được, đường hẻm gồ ghề và có phân bò, phân chó rải rác. Cảnh tượng con đường hẻm này không được bằng các con hẻm khu Tây Ba Lô Phạm Ngũ Lão TP. HCM. Tôi có chụp một vài tấm hình trong con hẻm này và xung quanh khách sạn. Xin được post lên đây như để góp thêm phần tin tức với tác giả bài viết. Cảm ơn tác giả đã viết trung thực. (Phụng Nguyễn)

daovadoi-010
Đây là một con hẻm trước mặt khách sạn "Hotel Pablas International"
daovadoi-011
Trên con hẻm khách sạn: Người phu quét đường đang làm công tác vệ sinh, bên cạnh là những con chó đang kiếm ă
daovadoi-012
Hai con hẻm khác kế bên khách sạn sửa soạn họp chợ

 

03-22-2011 02:47 PM

khieman

Rất cảm ơn tác giả Bích Ty đã cẩn thận ghi chép tình trạng thực tếthẳng thắn, chân thành phổ biến để mọi người được biết sự thực, ngõ hầu hoạch định kỹ trước khi đi hành hương Ấn Độ.

Đọc đoạn này:


Khách sạn ở New Delhi nằm trong một con ngõ cụt. Không biết những khu khác của New Delhi ra sao nhưng khu khách sạn này thì nghèo nàn, hôi hám. Ba chiếc xe buýt đưa phái đoàn khoảng chín mươi người đến đây vào lúc giữa khuya. Chúng tôi đến từ nhiều nơi khác nhau. Việt Nam, Úc, Canada và nhiều tiểu bang khác nhau của Mỹ.

Hai chị em tôi cùng với với một số bạn đồng hành ở một khách sạn còn quý thầy và một số phật tử khác thì ở khách sạn Pablas International gần đó. Ông trưởng đoàn cho biết khách sạn ở New Delhi rất mắc, không dưới một trăm đô mỗi đêm. Tôi với bà chị được xếp ở chung một phòng. Từ lúc xuống phi trường, chị tôi đã bắt đầu húng hắng ho.
Tôi rất sợ ốm đau trong lúc này. Nhìn giường ngủ, drap mền mốc thếch, phòng tắm thum thủm mùi ống cống là thấy ớn lạnh, nơm nớp lo sợ mấy con vi trùng sẽ đánh mình ngã gục trước khi tới được tứ động tâm. Nhớ lời dặn của mấy người bạn Ấn ở Mỹ là không được ăn rau quả tươi và chỉ uống nước đun sôi, tôi vội vàng đi kiếm cái bình nấu nước của khách sạn, chuẩn bị nước đun sôi để đánh răng..


và nhìn hình ảnh 2 khách sạn mà đoàn cư ngụ, tôi ngạc nhiên về sự phân biệt đối xử, không có gì gọi là "Lục Hòa" này.
Bậc thày của đạo từ bi nào mà nhẫn tâm "ngự" tại khách sạn sang, để cho Phật tử đồng hành dù ho húng hắng cũng phải ở nơi:


Từ lúc xuống phi trường, chị tôi đã bắt đầu húng hắng ho.

Tôi rất sợ ốm đau trong lúc này. Nhìn giường ngủ, drap mền mốc thếch, phòng tắm thum thủm mùi ống cống là thấy ớn lạnh, nơm nớp lo sợ mấy con vi trùng sẽ đánh mình ngã gục trước khi tới được tứ động tâm. Nhớ lời dặn của mấy người bạn Ấn ở Mỹ là không được ăn rau quả tươi và chỉ uống nước đun sôi, tôi vội vàng đi kiếm cái bình nấu nước của khách sạn, chuẩn bị nước đun sôi để đánh răng..

Mở nắp bình ra. Úi cha! Một lớp gì trắng như sữa, dầy cui nhễ nhại. Chẳng có gì để chùi rửa cả. Nhìn quanh phòng, chỗ nào cũng dơ.


Đạo lý Đông Phương coi trọng "Thân Giáo". Dù lý thuyết suông giỏi, nói pháp như nước chảy hoa trôi, mà thực tế ứng xử tồi tệ thì cũng không xứng đáng được tôn là Trưởng Tử Như Lai !

KA

 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6612)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.