HOA BAY KHẮP TRỜI
“Nhìn kìa, chỉ hình hiện ra, không người không ta, chỉ hình được thấy, không ai đang thấy. Đây chính là ý của một bài kinh rất ngắn, kinh Bahiya được trích ra từ Tiểu Bộ Kinh thuộc tạng kinh Pali. Trong bản kinh này Đức Phật chỉ nói bốn câu về “thấy, nghe, thọ tưởng, thức tri” nhưng là thông cho cả sáu căn, vì trong “thọ tưởng” bao gồm cả ngửi, nếm và xúc chạm. Khi thuyết bài pháp này, Đức Phật còn bảo đảm với ngài Bahiya rằng hễ ai mà để tâm được như thế thì sẽ xa lìa đau khổ, đạt được giải thoát. Vậy muốn có được cái thấy, cái nghe trong sáng ấy thì mình chỉ thấy, chỉ nghe như thực, khách quan mọi đối tượng đang xẩy ra, đang diễn tiến, đang vận hành. Ví dụ khi thấy một đoá hoa, chỉ ngắm nhìn đoá hoa như vậy thôi, không khởi lên niệm phân biệt thấy như thế nào, đẹp xấu ra sao, hay khi một âm thanh khởi lên, chỉ nghe âm thanh ấy, không khởi niệm phân biệt hay dở ra sao. Chính trong cái khoảnh khắc thuần thấy đó, cái khoảnh khắc thuần nghe đó là ranh giới thời gian tâm thức bị xoá nhòa, không còn thời gian nữa, không còn quá khứ, không còn vị lai và không còn hiện tại. Cái sát na đó chính là cái phi thời gian. Đó là lúc thời gian tâm thức đã kết thúc, và cái khoảnh khắc này trở thành một niệm ngàn năm bất diệt. Đó là cái khoảnh khắc mà Đức Phật nói rằng hễ ai mà để tâm được như thế thì sẽ xa lìa đau khổ, đạt được giải thoát. Nếu như lúc ấy chúng ta móng niệm khởi tâm, bất kỳ tâm gì, phân biệt xấu đẹp, lành dữ, ưa ghét là rơi vào dính mắc, chấp trụ, và cái khoảnh khắc phi thời gian đó sẽ tức khắc biến mất mà trở thành dòng thời gian luân hồi. Thế nên Kinh Kim Cương nói rằng: “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm.” và “Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc.” LỜI THƠ SONG NGỮ VIỆT - ANH
(Thơ và bản dịch Anh ngữ: Nguyên Giác Phan Tấn Hải)
Muốn có CD gửi qua bưu điện tới tận nhà, xin gửi email tới nhạc sĩ:
Tran Chi Phuc
|