của TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Một hôm, Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (em gái của Tuệ Trung Thượng sĩ ) mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chaỵ Thượng sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn. Hoàng Thái hậu hỏi :
“Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được ?” Thượng sĩ cười dáp : “Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nóị Văn Thù là Văn Thù, Giải thoát là giải đó saỏ” Trong bữa tiệc này có cả vua Trần Nhân Tông, vua rất thắc mắc về việc này và chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Thượng sĩ, nhưng chưa tiện hỏi...
Năm Đinh Hợi (1287), Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm băng. Thượng hoàng Trần Thánh Tông trông lo việc triều chỉnh ở kinh đô, vua Trần Nhân Tông phải cấp tốc về đất An Bang để thỉnh cậu là Thượng sĩ Tuệ Trung về lo lễ tang. Trên đường về kinh đô bằng thuyền, có thời giờ để Thượng sĩ Tuệ Trung và cháu (vua Trần Nhân Tông) đàm luận. Khi đó, vua vẫn còn thắc mắc về việc Thượng sĩ ăn mặn và những câu trả lời của Thượng sĩ trong bữa tiệc mà Thái hậu đãi lần trước, vì vậy, vua hỏi Thượng sĩ : Thưa cậu, chúng sanh quen cái nghiệp ăn thịt, uống rượu, làm thế nào thoát khỏi tội báo nghiệp lực ?
Thượng sĩ đáp : Nếu có người đứng xây lưng lại, thình lình có vua đi qua phía sau lưng, người kia không biết, vô tinh ném vật gì đó trúng vào vua, thử hỏi người ấy có sợ bị tội hay không và vua có giận bắt tội hay không ? Nên biết, hai việc đó không dính dấp gì đến nhau cả. Tiếp theo đó Thượng sĩ đọc cho vua nghe hai bài kệ rong kinh sách Phật :
Vô
thương chư pháp hành
Tâm
nghi tội tiện sanh
Bổn
lai vô nhứt vật
Phi
chủng diệc phi manh
Nhựt
nhựt đối cảnh thời
Cảnh
cảnh tòng tâm xuất
Tâm
cảnh bổn lai vô,
Xứ
xứ Ba-la-mật.
Tạm
dịch :
Vô
thường các pháp hiện,
Tâm
ngờ tội liền sanh
Xưa
nay không một vật
Không
giống cũng không mầm
Ngày
ngày thi đối cảnh
Cảnh
cảnh theo tâm xuất
Tâm
cảnh vốn là không,
Khắp
nơi là “Niết bàn”.
Vua
suy nghĩ giây lâu nhưng vẫn chưa hiểu hết ý Thượng sĩ nên
lại hỏi cậu : Tuy là như vậy, nhưng nếu tội là phước
rõ ràng thì làm thế nào ?
Thượng
sĩ biết vua chưa hiểu rõ nên đọc thêm một bài kệ để
chỉ bảo thêm :
Khiết
tháo dữ khiết nhục,
Chúng
sanh các sở thuộc,
Xuẩn
lai bách thảo sanh
Hà
xứ liến tội phúc. .
Tạm
dịch (TT) :
Ăn
chay cùng ăn thịt
Chúng
sanh tùy sở thích
Xuân
về cây cỏ tươi
Chỗ
nào thấy tội phước !
Vua lại hỏi: Như vậy, việc công phu giữ giới tinh nghiêm không chút lơi lỏng là để làm gì ? Thượng sĩ chỉ cười mà không đáp câu hỏi, vua cố năn nỉ, Thượng sĩ đọc hai bài kệ ấn tâm cho vua :
Trì
giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu
tội bớt chiêu phúc
Dục
tri vô tội phúc,
Phi
trì giới nhẫn nhục,
Như
nhân thượng thọ thì
An
trung tự cầu nguy
Như
nhân bất thượng thọ
Phong
nguyệt hà sờ vi
Tạm
dịch :
Trì
giới và nhẫn nhục
Chuốc
tội chẵng chuốc phúc
Muốn
biết không tội phúc,
Không
nhẫn nhục trì giới
Như
người đang leo cây
Đang
yên lại tìm nguy .
Như
người không leo cây
Trăng
gió làm gì được?
Đoạn
Thượng sĩ bí mật dặn kỹ vua :
“Đừng
nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân).
Từ đó, vua Trần Nhân Tông mới biết môn phong Thiền học của Thượng sĩ cao thâm siêu việt. Một hôm khác, vua Trần Nhân Tông hỏi Thượng sĩ về “yếu chỉ của Thiền Tông” và muốn biết được bí quyết giác ngộ mà Thượng sĩ được Thiền sư Tiêu Dao truyền. Thượng sĩ ứng khẩu đáp : “Hãy quay về tự quán xét chính bản thân mình chứ không thể nhờ một người nào khác”. (phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tòng tha đắc).
Nhờ vào lời dạy thâm sâu bí yếu này của Thượng sĩ mà vua Trần Nhân Tông ngộ được yếu chỉ của Thiền tông và thấy được đường vào Đạọ Từ đó, vua Trần Nhân Tông mới hết lòng tôn kính Thượng sĩ và thờ Thượng sĩ làm thầỵ
Trên đây là trích đoạn “Tuệ Trung Thượng Sĩ Với Thiền Tông Việt Nam, Viện Khoa Học Xã Hội, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2000 (trang 352-355)”.
Việt Nam Phật giáo Sử Luận , Nguyễn Lang:
" .. Em gái Tuệ Trung là hoàng hậu Thiên Cảm (ghi chú : vợ vua Trần Thánh Tông) một hôm mời ông vào cung ăn tiệc. Trên bàn có những món mặn và món chay, ông đã gắp thức ăn một cách không phân biệt. Hoàng hậu hỏi :" Anh tu thiền mà ăn thịt ăn cá thì làm sao thành Phật được.?" Ông cười đáp:" Phật là Phật, anh là anh, anh không cần thành Phật, Phật không cần thành anh. Em chẳng nghe cổ đức nói "Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao". Vua Nhân Tông hồi đó cũng có mặt trong bữa tiệc , và vua không quên câu chuyện này, định một ngày kia sẽ hỏi Tuệ Trung cho ra lẽ.
Sau này khi được Tuệ Trung trao cho hai bộ ngữ lục Tuyết Đậu và Dã Hiên, vua Nhân Tông nhớ lại chuyện ăn thịt cá , và tính cách "hoà lẫn thế tục" của Tuệ Trung , liền làm bộ hỏi một cách gián tiếp :
" Bạch thượng sĩ, chúng sanh quen cái nghiệp ăn thịt uống rượu thì làm thế nào thoát khỏi tội báo ?".
Tuệ Trung đã trả lời như sau về vấn đề tội báo :
"Nếu có người đang đứng xây lưng lại, thình lình có vua đi qua sau lưng, người ấy không biết, cầm một vật gì ném nhằm vuạ Thử hỏi : người ấy có sợ không, ông vua có giận không ? Nên biết hai việc ấy không dính líu gì với nhau vậy ".
Rồi ông đọc hai bài kệ sau đây cho vua nghe :
Vạn
pháp vô thường cả
Tâm
ngờ tội liền sinh
Xưa
nay không một vật:
Chẳng
hạt, chẳng mầm xanh
Hàng
ngày khi đối cảnh
Cảnh
đều do tâm sinh
Tâm,
cảnh đều không tịch
Khắp
chốn tự viên thành
( Vô
thường chư pháp hành
Tâm
nghi tội tiện sinh
Bản
lai vô nhất vật
Phi
chủng diệc phi manh
Nhật
nhật đối cảnh thời
Cảnh
cảnh tùng tâm xuất
Tâm
cảnh bản lai vô
Xứ
xứ ba la mật )
Nhân Tông thưa với Tuệ Trung rằng ông đã hiểu lời dạy về tội phúc. Nhưng Tuệ Trung biết là Nhân Tông còn thắc mắc. Ông đọc tiếp bài kệ sau đây :
Có
loài thì ăn cỏ
Có
loài lại ăn thịt
Xuân
về thảo mộc sinh
Tìm
đâu thấy tội phúc
(Nghiết
thảo dữ nghiết nhục
Chúng
sinh các sở thuộc
Xuân
lai bách thảo sinh
Hà
xứ kiến tội phúc )
Nhân Tông liền hỏi câu hỏi ông đã dành sẵn trong tâm tư từ lâu nay : " Như vậy thì công phu giữ giới trong sạch không chút xao lãng là để làm gì ?". Tuệ Trung cười không đáp. Vua cốnàị Tuệ Trung đọc hai bài kệ sau đây :
Trì
giới và nhẫn nhục
Thêm
tội chẳng được phúc
Muốn
siêu việt tội phúc
Đừng
trì giới, nhẫn nhục.
Như
người khi leo cây
Đương
yên tự chuốc nguy
Nếu
đừng leo cây nữa
Trăng
gió làm được gì ?
(Trì
giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu
tội bất chiêu phúc
Dục
tri vô tội phúc
Phi
trì giới nhẫn nhục
Như
nhân thượng thụ thời
An
trung tự cầu nguy
Như
nhân bất th+ợng thụ
Phong
nguyệt hà sở vi ? )
Và dăn kỹ Nhân Tông "đừng bảo cho người không ra gì biết"....
Vua Nhân Tông một hôm hỏi ông về ý chỉ thiền phái của Tuệ Trung. Tuệ Trung nói:
"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt được từ một ai khác."
Ngày thị tịch, Tuệ Trung không nằm trong phòng riêng mà cho kê giường nằm ở Dưỡng Chân Trang, giữa thiền đường lớn. Ông nằm xuôi theo kiểu cát tường , mắt nhắm. Những người hầu hạ, và thê thiếp khóc rống lên. Ông mở mắt ngồi dậy, bảo lấy nước rửa tay, xúc miệng, rồi quở nhẹ rằng :"
”Sống chết là lẽ thường nhiên, sao lại buồn thảm luyến tiếc để cho chân tính ta náo động ?" Nói xong thì tịch một cách êm áị
(Trích đoạn: Việt Nam Phật giáo Sử Luận , Nguyễn Lang)
Của Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phật Giáo Thiền Việt Nam quan tâm đến con người đích thực, chứ không chú trọng đến con người hình tướng. Và trong con người, nó trước hết chú trọng đến tâm địa, tức là chỗ sâu sắc nhất của con người, chứ không phải hình thức bề ngoài. Một người là cư sĩ, nhưng có tâm địa giải thoát, thì có khác gì xuất gia, mặc dù chưa xuốngtóc và chưa khoác áo cà sa. Trái lại, một người tuy đã xuống tóc và mặc áo cà sa, nhưng tâm còn vương vấn thế tục nặng nề, thì sẽ không tránh khỏi phạm giới và mắc tội. Đó lá ý tứ của câu kệ sau đây của Thượng sĩ Tuệ Trung, một câu rất dễ hiểu lầm:
“Trì
giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu
tội bất chiêu phúc...”
Chúng ta cần chú ý là Thượng sĩ không nói: Trì giới, nhẫn nhục là tội lỗi. Người xuất gia phát nguyện trì giới và nhẫn nhục, nhưng vì còn vương vấn thế tục, nên không trì giới nhẫn nhục được, thì mắc tội. Khi còn là người tại gia, thì không thành vấn đề, bởi vì không nhận lãnh sự cung kính và cúng dường của thập phương tín thí. Nhưng một khi đã xuất gia, mặc nhiên đứng vào hàng Tăng Bảo, chịu sự cung kính và cúng dường của tín đồ mà lại không trì giới nhẫn nhục được, không thoát khỏi dục vọng thế gian, thì sao lại không mắc tội? Nói cách khác, đã xuất gia làm Tăng, thọ 10 giới làm Sa Di hay là 250 giới làm Tỳ Kheo, nhưng không giữ giới được thì phạm tội. Thí dụ người xuất gia đã thọ giới không dâm dục, dù là chánh dâm hay là tà dâm cũng đều phạm giới. Ngày xưa, khi Phật còn tại thế, có trường hợp một tăng sĩ trẻ, thỉnh thoảng lại về thăm vợ cũ, ngủ lại đêm. Phật quở trách, nói không được. Tăng sĩ muốn về với vợ cũ thì phải làm lễ xả giới, hoàn tục, rồi hãy về với vợ, như vậy sẽ không phạm giới và phạm tội.
Xuất gia làm tăng sĩ, đứng vào hàng tam bảo, được sự cúng dường của tín thí thập phương, mang nhãn hiệu sứ giả của Như Lai... mà lại sống không đạo đức, thậm chí phạm cả những giới luật tối thiểu của người tại gia, thì đúng như Tuệ Trung Thượng Sĩ nói:
“Trì
giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu
tội bất chiêu phúc...”
Nếu người đọc thiếu suy nghĩ, cho rằng Tuệ Trung muốn nói giữ giới và nhẫn nhục là có tội và không được phúc, thì đó là một sự hiểu lầm tai hại. Mà cũng vì sợ người thường không hiểu cho nên Thượng Sĩ đã nhắn với vua Trần Nhân Tông: “Vật thị phi nhân”. Chớ bảo điều này cho bọn phi nhân, tức là những kẻ thiếu nhân phẩm, không xứng đáng làm người.
Cũng như chuyện Thượng sĩ ăn mặn, không ăn chay. Thượng sĩ có phát nguyện ăn chay bao giờ đâu, cho nên Thượng sĩ có ăn mặn là chuyện thường. Hơn nữa Thượng sĩ là người giác ngộ, không có vướng mắc, chấp trước vào chuyện ăn uống, ăn chay hay ăn mặc đối với thượng sĩ chỉ là để nuôi thân và hành đạo.
Tuy nhiên, trong câu trả lời của Thượng sĩ đối với câu hõi của Thái hậu, thì có người không hiểu. Thượng sĩ nói: : “Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nóị Văn Thù là Văn Thù, Giải thoát là giải đó saỏ”
Trong
nguyên bản chữ Hán viết: (“Phật tự Phật, huynh tự huynh. Huynh đà bất yếu tố Phật. Phật đà bất yếu tố
huynh. Bất kiến cổ đức đạo: Văn Thù tự Văn
Thù, Giải thoát tự Giải thoát”)
“Huynh
giả bất yếu tố Phật”, nếu dịch như trong tập Thơ Văn
Lý Trần thì không được ổn lắm: “Anh chẳng cần làm Phật”. Theo tôi (HT. Minh Châu) nên dịch: “Anh không được làm Phật”,
hay là “Anh không thể làm Phật”. Bởi vì, với quá
khứ tu hành và cuộc sống hiện tại của Thượng sĩ thì
làm Phật sao được. Cũng như đức Phật, với cương
vị là Đạo sư của cả Trời và loài người, thì xữ sự
như Thượng sĩ sao được.
Mỗi người đều có cương vị của mình, chỗ đứng của mình. Thực ra, không ai có thể thay ai được, cũng như không ai có thể hoàn toàn bắt chước ai được. Sẽ là buồn cười, nếu Thượng sĩ lại sống như một Tăng sĩ, và cũng không hợp lý, nếu có tăng sĩ nào đó lại muốn ăn nói, xử sự như Thượng Sĩ là một người sống tại gia.
Khi Thượng sĩ nói với Trần Nhân Tông là người hiểu đạo, thì Thượng sĩ nói:
“Trì
giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu
tội bất chiêu phúc...”
Nhưng đối với người khác, không phải là Trần Nhân Tông, Thượng sĩ sẽ không nói như thế hay nói khác đi. Đối với người xuất gia, giữ giới là việc quan trọng hàng đầu. Chính giới luật phân biệt người tại gia và người xuất gia, chính giới luật phân biệt người mới tu hành với người tu đã lâu năm. Ví vậy mà Trần Thái Tông trong Khoá Hư Lục đã viết rất nghiêm túc:
“Giới
như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra, giới
như thầy thuốc gỏi, chữa được mọi loại bệnh, giới
như ngọc Minh Châu, phá tan mọi tăm tối, giới như thuyền
bè vượt qua bể khổ, giới như chuỗi ngọc, trang nghiêm pháp
thân...” (KHL-Thọ Giới Luận)
Trần
Thái Tông viết cuốn “Khó Hư Lục” để dạy học trò đông
đảo, không thể nói như Thượng Sị:
“Trì
giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu
tội bất chiêu phúc...”
Trích đoạn: “Tuệ Trung Thượng Sĩ Với Thiền Tông Việt Nam, Viện Khoa Học Xã Hội, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2000 (trang 32-36)”.
Của Hoà Thượng Thích Đức Nghiệp
Việc
không ăn chay, cũng như không giữ giới và nhẫn nhục của
Tuệ Trung Thượng Sĩ, trái với Phật giáo Đại Thừa, có
thể có những lý do riêng sau đây:
(1)
Ông đã tu chứng cao siêu, khỏi cần cố chấp và phân biệt
chay mặn;
(2)
Ông là cư sĩ Phật tử, tu tại gia và có gia đình;
(3)
Vì đại nghĩa và lợi ích chung cho nước, cho dân trong ba lần
kháng chiến hào hùng, chống lại quân xâm lược Nguyên Mông,
1257, 1258, 1287, trong đó riêng ông đã góp công vào hai lần
sau.
Bởi vậy, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã bày tỏ ý kiến của mình trong sách Thượng Sĩ Ngữ Lục như sau:
(1)
Không ăn chay:
Ăn
rau hay ăn thịt,
Tuỳ
theo loài chúng sinh.
Xuân
đến trăm cỏ mọc,
Thấy
tội phúc gì đâu!
(2)
Không giữ giới và nhẫn nhục:
Giữ
giới và nhẫn nhục,
Phải
tội, chẳng được phúc.
Muốn
biết không tội phúc,
Chẳng
trì giới nhẫn nhục.
Như vậy, xuyên qua ba lý do nêu trên, chúng ta phải xác nhận rằng; Tuệ Trung Thượng Sĩ đã đúng với quan điểm của mình về vấn đề “Không ăn chay, và không trì giới, nhẫn nhục”. Bởi lẽ mỗi Phật tử, xuất gia hay tại gia, đều có hai bổn phận chính: bổn phận công dân đối với Tổ quốc và dân tộc; và bổn phận đối với tôn giáo của mình, mà nhằm trong Bốn Ân của Phật Giáo. Trong thời gian ba mươi năm, từ 1257 đến 1287, ba lần quân Nguyên Mông, một quân đội hùng mạnh nhất thế kỷ 13, đến xâm lược nước Việt Nam ta, vậy ông cha ta và Tuệ Trung Thượng Sĩ bấy giờ có thể cứ ngồi yên, ăn chay, giữ giới sát và chịu cái nhục mất nước, nhà tan, dân tộc cúi đầu làm nô lệ, và chùa chiền bị đốt phá được không? -- Chắc chắn là không. Nghĩa là, trong thời gian này, hoàn cảnh này, chúng ta phải nhất trí với Tuệ Trung Thượng Sĩ là không trai, giới, nhẫn nhục gì hết, mà phải đặt quyền lợi của Tổ quốc và dân tộc lên trên, phải đoàn kết cứu nước, cứu dân, phải đánh giặc, vì “giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”, huống chi tất cả các nam nhi và Tuệ Trung Thượng Sĩ.... Theo Đạo Phật Việt Nam, thì các Phật tử cần phải dấn thân vào cuộc đời, mang ánh sáng từ bi và trí tuệ để giác ngộ và giải thoát cho mọi người được tự do và hạnh phúc cùng được thành Phật, thành những người Việt có nhân cách xứng đáng nhất, và văn minh nhất. Bên cạnh đó, luôn luôn đặt sự lợi ích chung trên cá nhân Phật tử, vì trong cái chung, tất yếu phải co riêng, để chung sống hài hoà, không mâu thuẫn, không thù nghịch. Phật Pháp không thể tồn tại ngoài thế gian; tìm chân lý ngoài cuộc đời là ảo tưởng, không thực tiễn. Còn xuất thế gian, không có nghĩa là trốn tránh cuộc đời, mà chính là cứu giúp đời để đạt tới một lẽ sống cao đẹp hơn, siêu việt hơn và mới mẻ hơn....
Của Thượng Toạ Thích Phước Sơn
Tuệ Trung Thượng Sĩ có tài văn chương, diễn tả tư tưởng rất độc đáo, sắc sảo, mạnh mẽ và trực tiếp. Ông không những là một nhà tư tưởng lớn mà còn là một thi sĩ tài hoa, hình như đây là một hiện tượng đặc thù và hi hữu trong Thiền sử Phật giáo. Đối tượng thù tiếp của TTTS là nhắm vào hàng thượng căn. Lời lẽ và cung cách của ông rất dễ bị ngộ nhận. Nếu không thận trọng chẳng những chúng ta bị lầm mà còn làm cho kẻ khác lầm theo, chẳng những mình bị tổn hại mà còn làm người khác bất lợi. Vì vậy mà sau khi đọc cho Trúc Lâm nghe bài kệ “Trì giới kiêm nhẫn nhục, chiêu bột bất chiêu phúc”, ông đã cẩn thận căn dặn Trúc Lâm (vua Trần Nhân Tông) chớ bảo cho những người nông nổi biết.
Tất nhiên, ai cũng biết để thiết lập nền tảng cho sự tu học cũng như bảo tồn nền đạo đức xã hội thì việc giữ giới và nhẫn nhục là điều tất yếu phải làm. Thế nhưng, muốn siêu thoát đến chỗ hoàn toàn rốt ráo thì ngay cả những khái niệm giữ giới, nhẫn nhục cũng chớ nên vướng mắc. Bởi lẽ, bệnh lành thì phải bỏ thuốc, bệnh đã lành mà không bỏ thuốc thì thuốc sẽ biến thành bệnh, chớ không phải là lời chỉ bảo đối với những người đang lâm bệnh. Cũng thế, khi đã về đến nhà thì cần hỏi đường làm chi nữa. Và khi đã thấy được mặt trăng thì quyết nhiên phải quên ngón tay chỉ. Có như thế mới được vấng trăng trọn vẹn. Phật Pháp giống như chiếc thuyền để qua sông. Qua đến bờ sông mà không chịu bỏ thuyền thì bấy giờ chiếc thuyền sẽ trở thành vật chướng ngại. “Bỏ thuyền” là lời cảnh tỉnh thống thiết đối với những người đã phấn đấu gian nan vượt khỏi dòngsông tham ái, chớ không phải là lời cổ vũ đối với những ai còn đang hụp lặn trong bể hoạn ba đào. Và tuyệt nhiên không được xem đó như là chiếc bình phong dùngđể che chở và biện minh cho những hành vi sai trái và phóng túng của chính mình. Bởi vậy mà cổ đức đã cảnh cào: “Tận tín thư bất như vô thư”. (Nếu chỉ tin vào kinh sách một cách mù quáng thì thà rằng không có kinh sách còn hơn). Chúng ta cần phải hết sức thận trọng hiểu cho thật chính xác những gì ông muốn trình bày. Trái lại, nếu chúng ta vô tình hiểu lầm thâm ý của ôg, thì những lời ca ngợi đối với ông sẽ có nguy cơ trở thành những lời huỷ báng!
Của Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Theo Tuệ Trung, không cần phải ăn chay, trì giới vì “ăn cỏ hay ăn thịt là tập quán tự nhiên của mỗi loài khác nhau, cũng như xuân về thì trăm cây cỏ nảy nở, không cái nào là tội và cái nào là phúc”. Thậm chí ông còn bảo “trì giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc . Thái độ quyết liệt này xét đến cùng nhằm đánh tan những đầu óc bảo thủ, cố chấp thường làm con người ta trở thành kẻ nô lệ của mọi thứ và của cả chính mình. Ở Tuệ Trung nổi bật một tinh thần “phá chấp” triệt để. Ông cực lực đả kích cái nhìn “nhị kiến phân chia mọi vật ra thành hai cực giá trị để gán cho nó một cực này hoặc cực kiạ Tuy nhiên Ngài đã bí mật dặn kỹ vua :
“Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân).
Lời dạy của ngài là chân lý. Là cứu cánh, nhưng kẻ tầm thường thì không nên biết. Vì họ biết qua lời này họ sẽ chấp. Hoà thượng Thanh từ có giảng trong Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục là “Những người tầm thường, họ không hiểu nổi những ý nghĩa thâm sâu thì không nên nói cho họ nghe có hạị Những câu này chỉ nói cho người xuất cách, vượt khỏi tầnm thường nghe, hạng người này mới có đủ khả năng tiếp nhận…( Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải HT Thanh Từ Thường Viện Thường Chiếu VIỆT NAM ấn nành 1996 trang 104 )
Của Học Gỉa Huỳnh Công Bá
Từ
chỗ thầm nhuần sâu sắc cái nhìn “vô tướng” cộng với
một nền dung hoá rộng lớn đã dẫn đến một nét độc
đáo ở con người Thượng sĩ, rất hiếm thấy trong Thiền
lâm, đó là sự hội nhập giữa cái “hỗn tục’ với cái
“siêu tục”, vừa rất đời nhưng lại cao hơn đời, trộn
lẫn với đời nhưng không phải là đời, vừa bình dị nhưng
lại vừa cao siêu. . Có thể nói “hỗn tục” ở Thượng
Sĩ đã đạt tới giới hạn tận cùng của khả năng cho phép,
vượt ra khỏi giới luật tôn giáo. Là Thiền sư theo
đúng nghĩa Thiền Sư trong truyền thống Thiền Tông, nhưng
TTTS chưa từng là một người cạo tóc xuất gia, không trì
giới, lại còn cho “trì giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội
chứ không chuốc phúc”, chẳng để tâm đến sự ngồi thiền
niệm Phật, lại ăn cá, ăn thịt, uống rượu, có gia đình
“vào lúc giữa trưa lại có thể ngủ thẳng cho đến canh
ba, đã từng làm tướng đánh giặc, làm quan cai trị dân,
có dinh cơ trang ấp riêng, sống bằng bổng lộc vua ban, và
cho đến lúc chết vẫn còn thê thiếp vây quanh kêu khóc...
Đó không phải là sự phóng túng của TTTS, mà là nguyên tắc
“tuỳ tục” trong cuộc đời hành đạo của ông.
...
Nguyên
tắc “tuỳ tục” không phải đến TTTS mới có, mà vốn
từ thời Thường Chiếu, một Thiền Sư làm vạch nối giữa
Phật giáo cuối thời Lý sang thời Trần. Song ở Thường
Chiếu, đó là cái “tuỳ tục” về lẽ sống chết “cho
giống với người đời”, chư chưa phải là cái “tuỳ tục”
đến mức “phá giới” như ở TTTS.... Dưới con mắt của
người đời những điều phá giới và không tránh khỏi “tội
lỗi”. Song dưới cái nhìn đạt đạo của TTTS, cả
trì giới và phá giới, cả tội và phúc thảy vốn không có. Do cái nhìn siêu việt lên cà tội phúc mà TTTS tuyên bố một
câu kinh thiên động địa: “
“Trì giới và nhẫn nhục, chỉ chuốc tội không chuốc phúc. Muốn biết không tội phúc, đừng trì giới nhẫn nhục” (II, B.108). TTTS quả là một con người có cái nhìn phá chấp triệt để đến tận cùng; ông đã phá giới trong tinh thần phá chấp, ông đã vượt lên “giới” đồng nhất với “định”, tiếp cận với “tuệ”.....
Cách đây nửa thế kỷ, Thượng Toạ Thích Mật Thể đã dặn: “Chỗ này rất nên chú ý: đừng nên lầm sự vô ngại của các ngài đã giải thoát (làm mà không trú tâm tham trước) với những hành vi phóng túng buông lung mà nguỵ biện là giải thoát. Đối với người tu hành bao giờ cũng phải lấy thanh tịnh trì giới làm gốc” (V, tr. 155). Cũng nên lưu ý rằng, ngay sau khi nói chân lý đó ra với Trần Nhân Tông, TTTS đã dặn kín vua rằng: “Không được nói cho người xằng biết” (III) Bởi vì bọn ấy mà biết sự thực này thì chúng sẽ làm bậy chẳng từ việc gì.
Khi nói về Tuệ Trung Thượng sĩ, thường người ta ít để ý hay không hề nhấn mạnh đến điểm Tuệ Trung là cư sĩ và không hề xuất giạ. Gọi ông là thiền sư thì cũng không đúng (sư ở đây là người xuất gia, không phải chỉ có nghĩa là thầy), dù ông có thể là một đạo sư (guru, sư là thầy) vì ông rất lỗi lạc, thâm hiểu Thiền học, được tổ dòng Thiền Trúc Lâm là vua Trần Nhân Tông kính trọng, có thể đã hoc. hỏi ông về đạo, và ông để lại thơ Thiền nhiều nhất trong những người VN tu theo Thiền Tông. Nếu muốn đề cao, có thể so sánh Tuệ Trung với Bàng Uẩn , cư sĩ Thiền Tông nổi danh đời Dường (TQ), đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất và Thạch Ddầu Hi Thiên, được người đời phong danh là Duy Ma Cật của Đông Độ Chính Bàng Uẩn là tác giả của hai câu thơ được truyền tụng dưới đây dùng đánh đổ quan niệm học Thiền để cầu đạt được thần thông (Lục Thông):
Thần
thông tịnh diệu dụng
Vận
thủy cập ban sài
Nghĩa :
Thần
thông cùng diệu dung :
Gánh
nước, bửa củi tài !
Người theo Thiền Tông thường có những lời nói , hành động phá chấp, vượt ra ngoài ý nghĩ bình thường. Như thiền sư Đan Hà (TQ) trèo lên cổ tượng Bồ Tát Văn Thù ngồi, và chẻ tượng Phật lấy gỗ đốt để sưởị Họ làm thế vì muốn phá chấp, và nhất là để giúp kẻ khác phá chấp. Nhưng phải rất thận trọng khi học những bài học như thế. Vì chính Tuệ Trung đã dặn dò vua Trần Nhân Tông sau khi đọc bài kệ phá phá giới :
"Trì
giới và nhẫn nhục
Chuốc
tội chẵng chuốc phúc
.............................................
Đoạn
Thượng sĩ bí mật dặn kỹ vua :
Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân). "
Vấn đề Ăn Chay Ăn Mặn và Trì Giới trong các bài kệ Tuệ Trung còn để lại tôi nghĩ chỉ như dùng cái "nghịch lý, nghịch thường" , hay cái Không, để quét sạch hết mọi kiến chấp, chấp thủ, rồi sau đó không phải ở lại trong cái nghịch thường mà trở về, hay vuơn lên với trung đạọ Cho nên không thể áp dụng trong cách tu hành thông thường của ai thấy có căn cơ bình thường .
Vấn đề Ăn Chay và Ăn Mặn từ bài kệ của Tuệ Trung có lẽ làm tốn nhiều giấy mực . Tôi thấy hai bài viết của HT Thích Minh Châu và HT Thích Đức Nghiệp chỉ để giải thích (hay biện minh) chuyện Tuệ Trung nói như vậy là đúng, ít ra xét trong trường hợp, vị thế đứng của Tuệ Trung. Với những lý lẽ dược sử dụng tóm lược như sau :
1/ HT Minh Châu : vì ông coi cái tâm là trọng hơn hình tướng, vì ông đã giác ngộ, phá chấp, vì ông là cư sĩ (không muốn là Phật)...
2/ HT Đức Nghệp: vì ông tu chứng cao, không cố chấp, là cư sĩ tại gia, vì đại nghĩa dân tộc (?).
Nhưng tại sao không giả định là Tuệ Trung không đúng ở chỗ này, trong vấn đề này , hay chỉ đúng một phần, đúng chỉ được một nửạ Tại sao không có quyền phê phán Tuệ Trung nếu ông giải thích, chủ trương không đúng với giáo lý của đạo Phật, ở đây là giáo lý Đại Thừa, và thu hẹp hơn giáo luật trong Thiền Tông. Tôi chỉ muốn nói đến chuyện Ăn Chay và Ăn Mặn, không xét về chuyện Trì Giới rộng hơn.
Tại sao lại ăn chay ?
Vì lòng từ bi đối với mọi loài chúng sinh, từ với loài người mở rộng đến loài vật, tức cầm thú. Và để tránh phạm giới sát sanh theo giới luật của Phật giáọ Không thể viện dẫn lý do là thời Phật giáo nguyên thủy, hay ngay Nam Tông ba6y giờ cũng không ăn chay (cử ăn thịt) mà do đó người tu hành theo Bắc Tông cũng không cần phân biệt chay với mặn (vì phân biệt như thế là không có lý ?). Nhưng phải nắm vững chủ đích của ăn chay là phát triển lòng từ bi , và tránh hay giảm bớt chuyện sát sinh. Thời nguyên thủy và ở Nam Tông các tăng sĩ nhận phần ăn do dân chúng cúng dường mỗi ngày, thì dù thế nào cũng không thể chọn thức ăn không có thịt cá, là vì dân chúng không phải đều là Phật tử, không phải đều ăn chay hay có mục đích làm thức chay cúng d+ờng riêng cho tăng sĩ mỗi ngàỵ Chuyện đó quá khó cho họ Nghĩa là trong thực tế Phật giáo nguyên thủy và Nam Tông không thể tránh ăn thịt, ăn cá do họ nhận thức ăn từ những người ăn mặn. Còn đến Đại Thừa thì truyên` thống khất thực không còn, các tăng ni tự làm lấy thức ăn hàng ngày, tuy có thể nhận lãnh thực phẩm cúng dường chưa chế biến. Vì không muốn phạm giới sát sanh, thức ăn của tăng ni thuộc Phật giáo Đại Thừa, nhất là có nguồn từ Trung Hoa, hoàn toàn không có thịt , cá.
Trở lại trường hợp của Tuệ Trung. Ông không ăn chay vì lẽ đơn giản ông là cư sĩ. Còn chuyện ông ăn mặn trong bữa tiệc do hoàng thái hậu khoản đãi thì dù theo đúng như ngữ lục kể lại nhưng có thể giải thích khác.. Là vì có thể người ta tưởng là ông ăn chay, nên đã dọn riêng thức ăn chay cho ông, nhưng ông ăn mặn, từ đó mới có cái "giai thoại" về chuyện chay măn, và bài kệ. Nhưng Tuệ Trung biện minh chuyện ông ăn mặn không phải theo quan điểm của Phật giáo mà theo quan điểm của Lão Trang cho con người sống hoà hợp, thuận theo với tự nhiên, thiên nhiên là hợp với Đạọ lý lẽ đó, loài cầm thú có con ăn cỏ, có con ăn thịt, và loài người vừa ăn rau vừa ăn thịt thì mới phải đạọ Nhưng cái đạo này là đạo Lão , không phải đạo Phật. Vì nếu cứ thuận theo vòng tự nhiên mà sống, thì chúng sinh sẽ tiếp tục đi theo cái vòng luân hồi bất tận. do nghiệp lực chi phối, hướng dẫn từ nguyên thủỵ Cho nên phải biết phá bỏ những ràng buộc, kiềm hãm của tự nhiên, của bản năng, đang cuốn hút con người trôi lăn theo dòng sinh tử thì mới đạt được giải thoát theo ý nghĩa của đạo Phật.
Thiền Tông từ Trung quốc là Phật giáo phối hợp ít nhiều với tư tưởng Lão Trang. Ở đây, Tuệ Trung đã dùng tư tưởng Lão Trang để biện minh cho chuyện ông ăn mặn. Và vì vậy có thể lý lẽ ông đưa ra không đủ thuyết phục nhiều người trong Phật giáọ Cho nên không lạ, sau ông cũng không thấy ai ( thiền sư nào) có chủ trương giống ông, tuy vì uy tín ông lớn quá, nên không ai dám lên tiếng phê phán quan điểm của ông trong bài kệ đã dẫn.
Kính thưa quý đạo hữu:
Có lẽ ở đây không có chuyện đại thừa, nguyên thủy, Phật, Lão, chay, mặn gì...Đây chỉ là lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ riêng cho một người trong riêng một cơ duyên.Khi trích ra khỏi mạch nguồn, context của đời sống trong giây phút đó, mà ngài Tuệ Trung đã dày công sửa soạn cho người đối cơ, thì câu nói đó hoàn toàn vô ích...Tuệ Trung sẽ không nói với người khác như thế, và sẽ không nói vào dịp khác, khi chưa sửa soạn. Toàn bộ thi kệ của Tuệ Trung đều giúp cho thấy tánhvà cơ duyên này khi trích ra, để cho người khác nghe thì là lạc context rồị
Bây giờ chúng ta thử bàn chuyện lạc context, giả sử như bỏ chuyện đối cơ trên. Ăn mặn vẫn có thể Thấy Tánh được, nhưng ăn mặn là chấp nhận trả quả, là chấp nhận luân hồi, vì luật nhân quả không sai chạỵ Nhiều sư Tây Tạng vì vùng núi cao, lạnh, nên vẫn giữ phong tục ăn mặn, hoặc vì hoàn cảnh.
Còn nếu bây giờ mình ở Nam California, mà ăn mặn vì cho không hề gì cả, mà trong nhà rủi có người share phòng treo ảnh Đức Chúa Jesus làm mình thấy thường xuyên, dù lòng mình không khởi tâm kỳ thị hay nếu Phật chủng còn quá yếu, thì kiếp sau có thể sẽ đầu thai vào bụng của một bà Mễ ở Quận Cam liền. Vì mình đã tạo nhiều trợ duyên để dẫn tới quả như thế.
Ăn chay là được phước, nhất là nếu ăn chay vì lòng từ bi với chúng sanh, nhưng đây chỉ là 1 trợ duyên trên đường học Phật, còn chánh duyên mới là trí tuệ Bởi vì ngoại đạo cũng ăn chay vậỵ Nhưng không chịu ăn chay, thì đường đi còn xa lắm vậy, chưa nói là có thể lạc lối, vì cứ vẫn gieo nhân chệch đường...
Còn trì giới là lời Phật dạỵ Nhưng phải thấy, nếu chỉ trì giới không, mà không hiểu cốt tủy nhà Phật, thì kiếp này chỉ làm ông sư hiền lành, kiếp sau có lẽ cũng thế, hay kiếp sau có thể làm hoàng tử (như vua Khang Hy), làm công chúa để hưởng phước, hay làm nhà thơ như Tô Ddông Phạ.. thì còn dễ đi lạc nữạ
Còn chỉ trì giới mà lại ngộ nhận Phật giáo thì kiếp sau có thể sinh vào nhà ngoại đạo hào phú, đạo đức nào đó.
Còn như "lánh ác, làm thiện" đơn giản thôi, thì cũng là nhân đọa lạc, vì kiếp sau có thể sinh vào 1 gia đình mục sư Tin Lành chuyên đi giảng đạo và làm phước thiện. Cho nên: làm thiện phải biến thành làm thiện vô lậụ Cho nên, chư Tổ mới nói phải cướp bò dân cày, cươp ruộng của kẻ đóị.. là để xóa bỏ tâm làm thiện hữu lậụ Làm thiện mà không có bò, không có ruộng mới thật là làm thiện. Cho nên phải Trì Giới Ba La Mật, là qua bờ bên kiạ Muốn Ba La Mật, thì là không thấy có mình, người, việc... ngắn gọn, Thấy Tánh thì mới làm đúng được, còn không thì là kẹt.Cho nên, Tuệ Trung Thượng Sĩ nói, Trì Giới vô ích là nói nghĩa nàỵ Còn chấp lời, thì là rất uổng.
Kính
thân
Phan
Tấn Hải
Chào quý cư sĩ Nguyễn Hoà, Phan Tấn Hải và Hòang Liên Tâm,
Thấy đạo hữu Hoàng liên Tâm có lòng đánh máy một số sử liệu liên quan đến vấn đề ăn chay ăn mặn của Thượng Sĩ Tuệ Trung và với sự góp ý của các đạo hữu Nguyễn Hoà và Phan Tấn Hải. Tôi thấy cần góp ý thêm với các đạo hữu để hy vọng vấn đề được sáng tỏ hơn và rộng đường dư luận hơn.
Trước hết chúng ta nên tìm hiểu tư tưởng nòng cốt của Thượng Sĩ Tuệ Trung rồi từ đó mới có thể nhận định được việc Thượng Sĩ Tuệ Trung không ăn chay, cũng như không giữ giới và nhẫn nhục.
Xuyên qua những tác phẩm của ông để lại thì chúng ta phải thành thật nói rằng còn nhiều điều cần nghiên cứu để làm sáng tỏ. Tuy nhiên, qua đó (thơ văn, những tác phẩm của ông hiện có), cũng có thể cho chúng ta thấy được phần lớn cuộc đời tư tưởng của ông, mà tư tưởng rõ nét nhất của ông là tư tưởng thiền, một thứ thiền có thể nói là hỗn hợp thiền của Phật Giáo và thiền của Lão Giáo Trung Hoa.
Nghiên cứu những thơ văn và tác phẩm của ông, ai cũng thấy tư tưởng thiền của ông hoàn toàn khai phóng, không chấp trước, và giải thoát khỏi mọi ràng buộc. Nhưng cái giải thoát của ông là để hoà đồng với nhất thể của vạn vật trời đất. Phải chăng đây cũng là tư tưởng “vạn vật đồng nhất thể - tiểu ngã hoà đồng với đại ngã của Áo Nghĩa Thư? Tư tưởng thiền của ông cũng phảng phất cái phóng khoáng, tự do, vô vi, tự tại của Lão Trang. Ông đã mạnh dạn bác bỏ những qui luật của nhà Phật như giữ giới và ăn chay mà chủ trương vui sống tự do theo quy luật thiên nhiên. Ông cho rằng: “ăn cỏ hay ăn thịt là tập quán tự nhiên của mỗi loài khác nhau, điều đó cũng là tự nhiên như mùa xuân đến thì cây cỏ mọc, cũng chỉ là “lẽ sống” của muôn loài, không có chuyện tội hay phúc ở đây. Cái tinh thần này của Thượng Sĩ Tuệ Trung rất gần với với quan niệm về ông Trời của Lão Tử.
Qua bài thơ “Phóng Cuồng Tâm”, ông mô tả về một con người ngộ đạo, hoàn toàn siêu thoát hướng thượng và thăng hoa, cũng tương tự như tư tưởng vô vi tự tại của Trang Tử viết trong thiên “Tiêu Dao Du”. Thượng Sĩ Tuệ Trung viết:
“Ngắm
trông trời đất sao mà mênh mông
Chống
gậy nhởn nhơ ngoài thế gian
Hoặc
đến chỗ núi mây cao
Hoặc
đến chỗ biển nước sâu sâu
Đói
thì ăn cơm hoà la
Mệt
thì ngủ làng không có làng
Khát
thì uống no thang tiêu dao...
Hay trong bài “Giang Hồ Tự Thích” ông viết:
Trăng
trong gió mát sinh nhai đủ
Nước
biếc non xanh kẻ sống đầy
Sớm
kéo buồm lam ngàn dặm nước
Chiều
về tiếng sáo lộng ngàn mây... (Nguyễn Đăng Thục dịch)
Và còn nhiều nữa.
Với chủ trương tự do phóng khoáng, sống theo quy luật tự nhiên, thì phải sống theo sự vận hành của trời, đất, của bốn mùa, của môi trường sống chung quanh và sống theo con người. Cho nên qua văn thơ của ông, chúng ta thấy ông sống rất tự nhiên, như nơi ông đến, bến ông tắm họ đều như thế cả , lẽ nào làm khác đi, ông chỉ tuỳ nghi: “Vào nước mình trần bỏ áo đi, Phải đâu quên lễ chỉ tuỳ nghi.”...Ông đã hoà cùng ánh sáng, đồng nhất với bụi bặm tức “biết hào quang đồng trần” (tư tưởng của Lão Tử). Thế cho nên việc ông không ăn chay là chuyện bình thường, cũng như chuyện ông có thê thiếp cũng là lẽ thường đối với ông.
Có thể ông là một người đã tu chứng cao siêu, không còn tâm chấp và phân biệt, đã đạt đạo giải thoát, dù là giải thoát theo tư tưởng của Lão Tử hay theo tư tưởng Phật Giáo (?) thì những lời ông để lại cho hậu thế cũng là những khuôn vàng thước ngọc, nhất là vị trí của ông trong lịch sử. Ông là chú của vua và cũng là Thầy của Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông .
Là người hậu thế, nếu chúng ta y cứ theo sách vở ông để lại mà học theo ông, sống theo quy luật tự nhiên, đói thì ăn, mệt thì ngủ, là trai phải có vợ, là gái phải có chồng và sinh con đẻ cái, nếu trong một môi trường xã hội đa thê thì lấy nhiều vợ, đa phu thì lấy nhiều chồng; thì liệu chúng ta có thể tự giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi mà Phật giáo chủ trương chăng? hay là bị môi trường cuốn hút và trôi lăn mãi trong vòng tử sinh?
Vài hàng thô thiển xin góp ý với tam vị Nguyễn – Hoàng - Phan Tiên sinh.
Lê Trung Quốc
(Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org/tuetrungthuongsi-08.htm)