Vấn đề với thức ăn của chúng ta

07/08/20184:05 CH(Xem: 7984)
Vấn đề với thức ăn của chúng ta

VẤN ĐỀ VỚI THỨC ĂN CỦA CHÚNG TA
Mark Bittman (*)
Translated by Nguyen Phi Yen
Reviewed by Anh Thu Ho




VẤN ĐỀ VỚI THỨC ĂN CỦA CHÚNG TA
Mark Bittman
Translated by Nguyen Phi Yen
Reviewed by Anh Thu Ho

 

Tôi viết về thức ăn. Tôi viết về cách nấu ăn. Tôi xem đó là việc quan trọng, nhưng tôi có mặt ở đây là để bàn về một vấn đề đã trở nên rất quan trọng đối với tôi trong khoảng 1-2 năm nay. Nó liên quan đến thức ăn, nhưng không phải về việc nấu nướng. Tôi sẽ bắt đầu với bức hình này- một con bò rất đẹp. Tôi không ăn chay - đó là lối sống kiểu Nixon ngày xưa, đúng không? Nhưng tôi nghĩ là bức ảnh này-- (Cười) -- sẽ là phiên bản năm nay của bức ảnh này.

Nào, đó chỉ là một cách nói quá. Nhưng vì sao tôi lại nói thế? Bởi vì từ trước tới giờ chỉ có một lần số phận của mỗi người và số phận của cả nhân loại mới quyện chặt vào nhau như thế. Trước đây có bom, và giờ đây cũng có. Và liệu từ đây chúng ta sẽ tiến đến đâu sẽ quyết định không chỉ chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của mỗi người, mà còn là việc chúng ta được thấy trái đất 1 thế kỷ sau hay không, liệu chúng ta có còn nhận ra nó được hay không. Đây cũng là một thảm hoạ diệt chủng, và nấp dưới gầm bàn sẽ không giúp ích được gì. Bắt đầu từ quan điểm hiện tượng nóng lên toàn cầu không chỉ thật, mà còn rất nguy hiểm. Và vì tất cả các nhà khoa học trên thế giới ngày nay tin vào điều đó, và cả Tổng thống Bush cũng đã thấy được vấn đề, hoặc giả vờ như thế, chúng ta có thể xem đây là điều hiển nhiên.

Vậy thì xin hãy nghe điều này. Sau sản xuất năng lượng, chăn nuôi là nguồn cung cấp lớn thứ hai của những loại khí tác động xấu đến khí quyển. Gần 1/5 khí nhà kính được thải ra từ việc chăn nuôi -- nhiều hơn vận tải giao thông. Nào, bạn có thể đùa mọi kiểu về rắm bò, nhưng khí methane trong đó độc gấp 20 lần khí CO2 và không chỉ là methane. Chăn nuôi còn là một trong những thủ phạm chính gây thoái hoá đất đai, ô nhiễm nước, không khí, khan hiếm nước và suy giảm đa dạng sinh học. Còn nhiều điều nữa. Một nửa lượng kháng sinh ở đất nước này, không phải cung cấp cho người, mà là cho thú nuôi. Nhưng những danh sách thế này có vẻ cứng nhắc quá, vậy tôi xin nói điều này, nếu bạn là một người cấp tiến, nếu bạn lái xe Prius, mua sắm "xanh", hay tìm mua thực phẩm hữu cơ, bạn đã thành người ăn chay được nửa phần rồi. Nào, tôi không theo chủ nghĩa chống bò hơn là chống nguyên tử, nhưng tất cả đều nằm ở cách chúng ta dùng những thứ này. Trong bức hình chung còn có một miếng ghép khác, mà trong bài nói hay tuyệt của Ann Cooper hôm qua, bạn hẳn đã biết rồi.

Không có câu hỏi nào cả -- không hề -- những căn bệnh "lối sống" đó -- tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, vài thứ ung thư -- là những căn bệnh phổ biến ở nơi đây hơn bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Và đó chính là kết quả trực tiếp của chế độ ăn phương Tây. Nhu cầu thịt, bơ sữa và đường bột tinh chế -- cả thế giới tiêu thụ một tỷ lon hay chai Coca mỗi ngày -- nhu cầu của chúng ta về những thứ này, thứ chúng ta muốn, chứ không phải cần-- khiến chúng ta tiêu thụ nhiều calori hơn lượng cần thiết. Và lượng calori thừa đó nằm trong những thức ăn gây bệnh chứ không phải phòng bệnh. Hiện tượng ấm lên toàn cầu đã nằm ngoài dự đoán. Lúc trước chúng ta không biết rằng ô nhiễm không chỉ làm giảm tầm nhìn. Có thể có vài chứng bệnh phổi xuất hiện đó đây, nhưng thời đấy, đó chưa phải là chuyện lớn lao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng sức khoẻ hiện nay giống như có bàn tay của một đế quốc độc ác nhúng vào. Chúng ta được căn dặn, được đảm bảo, rằng càng ăn nhiều thịt, bơ sữa và gia cầm, chúng ta sẽ càng khoẻ mạnh hơn.

Không. Tiêu thụ quá nhiều thịt và tất nhiên, thức ăn vặt, lại là một vấn đềchúng ta tiêu thụ quá ít thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Nào, tôi không có thời gian đi sâu vào những lợi ích của việc ăn rau quả ở đây, nhưng bằng chứng là rau quả -- và tôi muốn làm rõ điều này -- không phải những thành phần trong rau quả, mà phải là rau quả. Không phải beta-carotene, mà là củ cà rốt. Bằng chứng cho thấy rõ rau quả tốt cho sức khoẻ. Bằng chứng này đang áp đảo ở thời điểm hiện tại. Bạn càng ăn nhiều rau hơn và bớt đi những thứ khác, bạn càng sống lâu. Không tệ lắm. Nhưng hãy trở lại với thịt và quà vặt. Hai thứ này có điểm gì giống nhau? Một: chúng ta chẳng cần thứ nào để có sức khoẻ tốt. Chúng ta không cần thực phẩm từ động vật, và chúng ta chắc chắn không cần bánh mì trắng hay Coca. Hai: cả hai đều đã và đang được tiếp thị rộng rãi, tạo ra nhu cầu không tự nhiên. Chúng ta khi sinh ra chưa hề biết thèm muốn Whoppers hay Skittles. Ba: các cơ quan chính phủ đang ủng hộ những sản phẩm này, đánh mất một chế độ ăn lành mạnhthân thiện với môi trường.

Nào hãy tưởng tượng hai sự việc đang diễn ra song song. Hãy tưởng tượng chính phủ của chúng ta phát triển một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu khí trong lúc ngăn cản những nguồn năng lượng lâu dài khác. dù biết rằng hậu quả sẽ là ô nhiễm, chiến tranh và giá cả leo thang. Khó tin quá, đúng không? Nhưng họ đã làm như thế. Và họ thực hiện ngay đây. Cả hai vấn đề đều như nhau. Điều đáng buồn là, khi nói đến chế độ ăn uống, ngay cả khi Feds, tờ báo có nhiều thiện chícố gắng làm chuyện đúng đắn, cũng đã thất bại. Hoặc là họ không thể thắng nổi những con rối của nền thương mại nông nghiệp, hoặc chính họ là những con rối đó. Vì vậy khi Bộ Nông nghiệp Mỹ chịu công nhận rằng chính rau quả, chứng không phải thực phẩm động vật, giúp chúng ta khoẻ mạnh, họ đã khuyến khích chúng ta, bằng một tháp dinh dưỡng đơn giản quá mức, hãy ăn năm phần rau quả mỗi ngày, và ăn nhiều đường bột hơn. Nhưng họ không hề tiết lộ rằng một số loại đường bột tốt hơn những loại kia, cũng như rau quả và ngũ cốc nguyên chất phải được thay thế cho thức ăn vặt. Nhưng những người vận động hành lang trong ngành công nghiệp sẽ không để chuyện đó xảy ra. Và đoán thử xem. Một nửa trong số những người phát triển tháp dinh dưỡng đều có chân trong ngành thương mại nông nghiệp. Như vậy, thay vì thay thế thực phẩm từ động vật bằng thực vật, cái dạ dày căng phồng của chúng ta chỉ đơn giản trở nên to hơn, và khía cạnh nguy hiểm nhất của nó vẫn giữ nguyên không đổi. Những thứ gọi là chế độ ăn ít chất béo, ít đường -- chúng không phải là giải pháp.

Nhưng với hàng loạt những người thông minh tập trung xem xét thực phẩm là hữu cơ hay trồng ở địa phương, hoặc là chúng ta có đối xử tốt với động vật hay không, đơn giảnvấn đề quan trọng nhất vẫn chưa được xem xét. Nào, đừng hiểu lầm tôi. Tôi yêu động vật, và tôi cho là chẳng tốt lành gì cái việc công nghiệp hoá chăn nuôi và vặn vẹo vật nuôi cứ như chúng là cờ lê vậy. Thế nhưng chúng ta không thể nào đối xử tốt với động vật khi chúng ta giết mổ 10 tỉ động vật mỗi năm. Đó là con số của chúng ta. 10 tỉ. Nếu bạn xâu tất cả lại với nhau -- gà, bò, lợn và cừu -- từ trái đất đến mặt trăng, thì chúng sẽ làm được năm chuyến khứ hồi - khứ hồi đấy. Nào, trình độ toán học của tôi không vững lắm, nhưng cũng khá tốt, và còn tuỳ thuộc vào việc một con lợn dài 4ft hay 5ft, nhưng bạn nắm được vấn đề rồi đấy. Đó mới chỉ là nước Mỹ thôi. Và với lượng tiêu thụ khổng lồ những động vật này thải ra các loại khí nhà kính và bệnh tim, tỏ vẻ nhân từ chỉ là để đánh lạc hướng công chúng. Hãy giảm số lượng động vật chúng ta giết mổ trước đã, rồi hãy lo chuyện đối xử tốt những con còn lại.

Một vấn đề đánh lạc hướng khác chính là "locavore" vừa được Từ điển New Oxford American Dictionary tôn vinh là "Từ của Năm". Thật đấy. Và "locavore", cho những ai không biết, là từ chỉ những người chỉ ăn thức ăn trồng tại địa phương. Điều này cũng tốt nếu bạn sống ở California, nhưng đối với những người còn lại thì đây là một chuyện buồn. Giữa câu chuyện chính thức -- tháp dinh dưỡng -- và cái mốt "locavore", bạn có hai lựa chọn để cải thiện bữa ăn của chúng ta. (Cười)

Tuy nhiên cả hai đều sai cả. Cách đầu tiên, ít nhấtbình dân, và cách thứ hai là quý tộc. Tình hình hiện nay là kết quả của lịch sử phát triển của thực phẩm ở Hoa Kỳ. Và tôi sẽ lướt qua lịch sử, ít nhất trong vòng một trăm năm trở lại, nhanh gọn thôi Một trăm năm về trước, đoán thử xem, Ai cũng là "locavore", đến cả New York cũng có nhiều trang trại lớn gần bên và vận chuyển thực phẩm khắp mọi nơi là một ý nghĩ buồn cười. Mỗi gia đình đều có đầu bếp riêng, thường người mẹ. Những bà mẹ ấy mua và chuẩn bị thức ăn. Điều này giống như cách nhìn lãng mạn của châu Âu. Bơ thực vật chưa hề tồn tại. Trên thực tế, khi bơ thực vật được phát minh, nhiều bang đã ban hành luật quy định nó phải được nhuộm màu hồng để chúng ta đều biết rằng nó không phải bơ thật. Không hề có thức ăn vặt, và đến những năm 1920 trước thời Clarence Birdeye, chưa hề có thực phẩm đông lạnh. Không hề có các hệ thống nhà hàng. Chỉ có nhà hàng ở quanh vùng do người địa phương làm chủ, nhưng không ai nghĩ đến việc mở thêm một nhà hàng mới. Ăn thức ăn dân tộc khác chưa hề được nhắc tới trừ khi bạn là người dân tộc đó. Và những món ăn ngon chỉ toàn là món Pháp. Bên cạnh đó, cho những ai còn nhớ Dan Aykroyd, người đóng giả Julia Child hồi những năm 70 có thể thấy từ đâu mà ông có cái ý tưởng tự đâm mình trong câu chuyện hoang đường này (Cười)

Trước đó, ngay cả khi trước thời Julia, những ngày ấy không hề có triết lý nào về thực phẩm cả. Bạn chỉ ăn thôi. Bạn chẳng tuyên bố trở thành ai cả. Không hề có tiếp thị. Không hề có thương hiệu quốc gia. Vitamin chưa được khám phá. Chẳng cần cam kết về sức khoẻ, ít nhất là không có những loại kiểu liên bang phê chuẩn Chất béo, đường bột, protein -- chẳng phân biệt tốt hay xấu, tất cả đều là thực phẩm Bạn ăn thức ăn. Hầu như chẳng thứ gì có nhiều hơn một thành phần, bởi vì chính nó đã là một thành phần. Bánh ngô nướng chưa ra đời. (Cười) Bánh Pop-Tart, khoai tây chiên Pringle, xốt pho mát Cheez Whize, chẳng thứ nào cả. Goldfish (cá vàng) biết bơi. (Cười) Thật khó để tưởng tượng. Người ta trồng lấy thức ăn, và tiêu thụ thức ăn. Vẫn thế, mọi người ăn nội địa. Ở New York, một quả cam là món quà Giáng sinh phổ biến, bởi vì nó được chuyển đến từ tận Florida. Từ những năm 30 trở đi, hệ thống đường sá được mở rộng, xe tải thay thế đường ray, thức ăn tươi bắt đầu vận chuyển nhiều hơn. Cam trở nên phổ biến ở New York. Miền Nam và miền Tây trở thành trung tâm nông nghiệp, và ở những vùng khác, nhà cửa ở ngoại ô thay thế đất nông nghiệp. Những hậu quả của việc này đã quá rõ, ở đâu cũng thấy được. Và sự suy thoái của nông trại gia đình chỉ là một phần của trò chơi, cũng giống như hầu hết những thứ còn lại từ sự mất đi tính cộng đồng thật sự cho đến những khó khăn khi tìm mua một quả cà chua ngon, ngay cả trong mùa hè Cuối cùng California sản xuất quá nhiều thực phẩm tươi để có thể vận chuyển hết, vì vậy tiếp thị thực phẩm đóng hộp và đông lạnh trở nên tối quan trọng. Từ đó sự tiện lợi ra đời. Chúng được bán cho những bà nội trợ cấp tiến thời bấy giờ để giảm gánh nặng việc nhà.

Nào, tôi biết bất kì ai từ độ tuổi, để xem, 45 trở lên-- đang nhỏ nước dãi ngay bây giờ đây. (Cười) (Vỗ tay) Giá mà có một lát bít tết Salisbury thì càng tốt hơn nữa nhỉ? (Cười) Dù điều này có giúp giảm công việc nhà, nhưng sự đa dạng của bữa ăn chúng ta cũng sẽ bị giảm theo. Nhiều người trong số chúng ta lớn lên mà chưa từng được ăn rau quả tươi ngoại trừ một vài củ cà rốt sống hiếm hoi hay có thể là món xà lách rau diếp kỳ quặc. Tôi thì chắc chắn -- và tôi không đùa đâu -- chưa hề ăn rau spinach hay bông cải thực sự mãi cho đến năm 19 tuổi. Thật sự có ai cần đâu? Thịt ở khắp nơi. Còn gì dễ dàng, mau no và tốt cho sức khoẻ gia đình bạn hơn là nướng một miếng bít tết? Thế nhưng đến lúc đó thì việc chăn nuôi gia súc đã trở nên phản tự nhiên mất rồi. Thay vì sống hết đời mà ăn cỏ, thứ mà dạ dày của chúng tương thích được, chúng bị bắt ăn đậu nành và ngô. Chúng gặp khó khăn khi tiêu hoá những loại ngũ cốc này, tất nhiên, nhưng đó không là vấn đề đối với nhà sản xuất. Các loại thuốc mới giúp chúng khoẻ mạnh. À, giữ cho chúng sống sót. Khoẻ mạnh là một chuyện khác rồi.

Nhờ vào các nguồn trợ cấp trang trại, sự cộng tác tốt đẹp giữa thương mại nông nghiệp và Quốc hội, đậu nành, ngô và gia súc trở thành vua. Và gà nhanh chóng cùng ngồi lên ngôi vị đó. Chính vào thời gian này, chu trình giữa chế độ ăn uống và sự tàn phá hành tinh bắt đầu, điều này chúng ta chỉ mới nhận ra cách đây không lâu. Hãy nghe điều này, từ năm 1950 đến 2000, dân số thế giới tăng gấp đôi. Lượng thịt tiêu thụ tăng gấp năm lần. Nào, ai đó phải ăn hết lượng thịt này, do đó chúng tathức ăn nhanh. Và điều này lại giải quyết tình hình một cách tuyệt vời. Nấu ăn tại gia vẫn là bình thường, nhưng chất lượng bữa ăn cứ theo đà mà xuống dốc. Càng ngày càng có ít những bữa ăn với bánh mì, tráng miệng và xúp tự chế biến bởi vì tất cả đều có thể mua được ở bất kỳ cửa hàng nào. Không phải chúng ngon, mà vì chúng luôn có sẵn. Hầu hết các bà mẹ nấu hệt như mẹ tôi -- một miếng thịt nướng, một phần xà lách làm vội với nước xốt đóng chai, xúp đóng hộp, xà lách trái cây đóng hộp. Có thể có khoai tây hầm hay nghiền hay món ăn ngu ngốc nhất từng có - gạo ăn liền Minute Rice. Để tráng miệng, có kem hay bánh quy mua ở quầy. Mẹ tôi không có ở đây nên tôi có thể nói ra điều này. Nấu ăn kiểu đó chỉ thôi thúc tôi tự học nấu cho mình ăn. (Cười)

Cũng không phải hoàn toàn xấu. Cho đến những năm 70, những người cấp tiến bắt đầu nhận ra giá trị của nguồn nguyên liệu địa phương. Chúng ta nhắm vào vườn tược, bắt đầu hứng thú với thực phẩm hữu cơ, chúng ta biết hay trở thành người ăn chay. Chúng ta cũng không phải toàn những kẻ lập dị. Một số vẫn ăn trong những nhà hàng tốt và học cách nấu ăn ngon. Trong lúc đó, sản xuất lương thực trở thành một ngành công nghiệp. Công nghiệp. Có thể chính vì thực phẩm được sản xuất ồ ạt như sản xuất nhựa dẻo, thức ăn có thêm nhiều sức mạnh thần kỳ, hay độc hại, hay cả hai. Nhiều người trở nên sợ chất béo. Số khác thờ bông cải như thánh thần. Nhưng hầu hết họ đều không ăn bông cải. Thay vào đó, họ lại yêu thích yaourt, yaourt cũng tốt như bông cải. Ngoại trừ, thực tế là ngành công nghiệp đang bán yaourt bằng cách biến nó thành một món giông giống như kem. Tương tự, hãy nhìn vào một thanh ngũ cốc sữa chua. Bạn cho rằng đó có thể là một món tốt cho sức khoẻ, nhưng trên thực tế, nếu bạn nhìn vào danh sách nguyên liệu, nó gần giống như một thanh kẹo Snickers hơn là bột yến mạch. Đáng buồn là, chính vào thời điểm này những bữa ăn tối gia đình bị rơi vào quên lãng, nếu không nói là bị mai một. Bình minh thời kỳ hoàng kim của thực phẩm dinh dưỡng, thứ chứa rất nhiều đậu nành và ngô-- những cái được nhồi vào hết mức có thể

Hãy nghĩ đến gà miếng đông lạnh. Con gà được nuôi bằng ngô, sau đó thịt gà được xay nhuyễn, trộn với phụ gia từ ngô để thêm chất xơ và chất dính, rồi lại được chiên với dầu ngô. Những gì bạn cần làm chỉ là nấu lại. Còn gì tốt hơn nữa? Bị giết một cách man rợ, đáng thương. Đến những năm 70, nấu ăn tại nhà trở nên tồi tệ đến mức lượng chất béo và gia vị cao trong những loại thức ăn như MgNuggets hay Hot Pockets -- thật sự ai trong chúng ta đều có món yêu thích của mình -- khiến cho những món này hấp dẫn hơn cả những món nhạt được nấu ở nhà. Cùng lúc đó, hàng loạt phụ nữ tham gia vào sản xuất, và đơn giản là nấu ăn không đủ quan trọng để đàn ông tham gia chia sẻ gánh nặng. Giờ đây bạn có đêm pizza, bạn có đêm với microwave, bạn cũng có những đêm chăn súc vật, bạn có những đêm tự-xoay-xở-lấy và vân vân.

Mở đường -- cái gì đang mở đường? Thịt, quà vặt, pho mát. Những thứ sẽ giết chết bạn. Giờ chúng ta đang hô hào cho thực phẩm hữu cơ. Tốt. Bằng chứng cho việc mọi thứ thật sự có thể thay đổi, bạn có thể tìm mua thực phẩm hữu cơ tại siêu thị, và thậm chí ở những cửa hàng thức ăn nhanh. Thế nhưng thực phẩm hữu cơ cũng chưa phải là câu trả lời, ít nhất thì không phải là như nó đang được định nghĩa. Cho phép tôi đề ra một câu hỏi. Liệu cá hồi nuôi trong trại nuôi có được coi là hữu cơ khi mồi cho cá chẳng hề giống với thức ăn trong tự nhiên của chúng, thậm chí ngay cả khi mồi cá được cho là hữu cơ, và những con cá lại bị nhốt chặt trong những ao tù, bơi lội ngay trong chất thải của chúng? Và nếu con cá hồi từ Chile và được giết tại đó, rồi sau đó bay 5,000 dặm, cái gì cũng được, sẽ thải ra bao nhiêu carbon vào khí quyển? Tôi không biết. Đóng gói trong thùng xốp cách nhiệt, tất nhiên, trước khi đáp xuống một nơi nào đó ở Hoa Kỳ. và sau đó được xe tải chở thêm vài trăm dặm nữa. Có thể gọi đó là hữu cơ trên lý thuyết, nhưng chắc chắn không phải trên tinh thần. Nào đây là nơi chúng ta tụ hội. Những người locavore, organivore (người chuyên ăn thực phẩm hữu cơ), người ăn chay người ăn chay trường, người sành ăn, và những ăn chỉ đơn thuần hứng thú với ẩm thực. Mặc dù chúng ta đến đây với nhiều quan điểm khác nhau, chúng ta đều phải hành động trên kiến thức của chúng ta để thay đổi cách nghĩ của mọi người về thức ăn.

Chúng ta cần phải bắt đầu hành động. Và đây không chỉ là vấn đề công lý xã hội, như Ann Cooper đã nói -- và tất nhiên cô hoàn toàn đúng -- mà còn là cho sự sống còn của thế giới. Điều đã dẫn tôi đi hết một vòng và đưa tôi thẳng đến vấn đề cốt yếu, sự sản xuất và tiêu thụ quá mức thịt và thức ăn nhanh. Như tôi đã nói, 18 phần trăm khí nhà kính đều từ việc chăn nuôi gia súc. Bạn cần bao nhiêu gia súc để sản xuất thức ăn? 70 phần đất nông nghiệp trên trái đất. 30 phần trăm đất liền trên trái đất đều trực tiếp hay gián tiếp cung ứng cho việc nuôi lớn những con vật mà chúng ta sẽ ăn. Và tỉ lệ này theo dự đoán sẽ còn tăng lên trong vòng 40 năm tới.

Và nếu con số đến từ Trung Quốc giống với bất kỳ thứ gì họ đang có ngày nay, sẽ không cần đến 40 năm. Không có lý do nào tốt để ăn nhiều thịt như chúng ta đang ăn. Tôi nói điều này với tư cách một người đã ăn kha khá thịt bò nhồi ngô trong suốt cuộc đời. Lý lẽ thường đưa ra là chúng ta cần dinh dưỡng -- thậm chí dù chúng ta trung bình ăn gấp đôi lượng protein mà ngay cả tổ chức đầy tính công nghiệp như Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đề nghị. Nhưng nghe này-- những chuyên gia nghiêm túc về việc giảm bệnh tật đề xuất rằng mỗi người lớn chỉ ăn trên nửa cân Anh thịt mỗi tuần.

Bạn nghĩ chúng ta đang ăn bao nhiêu mỗi ngày? Nửa cân. Thế nhưng chẳng phải chúng ta cần thịt để lớn lên cao to và khoẻ mạnh? Chẳng phải ăn thịt là rất cần thiết cho sức khoẻ hay sao? Liệu chế độ ăn quá nhiều rau quả sẽ biến chúng ta thành người độc ác, ẻo lả và lập dị hay không? (Cười) Một số người có thể nghĩ đó là chuyện tốt. Nhưng, không, ngay cả khi chúng ta đều trở thành cầu thủ bóng đá dùng toàn steroid, câu trả lời vẫn là không. Trên thực tế, không có chế độ ăn nào trên hành tinh này đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cơ bản mà không hỗ trợ tăng trưởng, và nhiều cách ăn sẽ khiến bạn khoẻ mạnh hơn cách của chúng ta hiện giờ. Chúng ta không ăn thực phẩm động vật để có đủ dinh dưỡng, chúng ta ăn để tự gánh lấy một dạng suy dinh dưỡng kỳ quặc hơn, và nó đang giết dần chúng ta. Tôi đề nghị, vì lợi ích của sức khoẻ cá nhânnhân loại người Mỹ hãy ăn ít thịt hơn 50 phần trăm-- đây không đủ để cắt bớt khẩu phần, nhưng đó là khởi đầu.

Điều này sẽ khá vô lý, nhưng đó chính xác là những gì nên xảy ra, và là những gì những người cấp tiến, những người tiến bộ phải làm và ủng hộ, cùng với sự tăng lên tương ứng trong tiêu thụ thực vật. Tôi đang viết về thực phẩm, ít nhiều là linh tinh -- cũng có thể gọi là bừa bãi -- trong khoảng 30 năm. Trong khoảng thời gian đó tôi đã ăn và khuyên bảo mọi người đơn giản hãy ăn tất cả mọi thứ. Tôi sẽ không bao giờ ngừng ăn động vật, tôi chắc thế nhưng tôi vẫn nghĩ là vì lợi ích của tất cả mọi người, đây là lúc để dừng việc chăn nuôi theo kiểu công nghiệp và dừng việc tiêu thụ thiếu cân nhắc này.

Ann Cooper nói đúng. Bộ Nông Nghiệp Mỹ không phải là đồng minh của chúng ta ở đây. Chúng ta phải làm mọi thứ với đôi bàn tay của mình, không chỉ để ủng hộ một chế độ ăn tốt hơn cho mọi người -- đó là vấn đề khó -- mà còn cải thiện bữa ăn của chính chúng ta. Và điều này lại khá dễ dàng. Ít thịt, ít quà vặt, nhiều thực vật. Đó là một công thức đơn giản -- ăn thức ăn. Ăn thức ăn thật. Chúng ta có thể tiếp tục tận hưởng thức ăn, và tiếp tục ăn ngon, và thậm chí có thể ăn ngon hơn nữa. Chúng ta có thể tiếp tục tìm kiếm những nguyên liệu mình yêu thích, có thể tiếp tục huyên thuyên về bữa ăn khoái khẩu của mình. Chúng ta sẽ giảm không chỉ lượng calori mà còn giảm "dấu chân carbon" (carbon footprint) của chúng ta. Chúng ta có thể nâng cao tầm quan trọng của thức ăn, không phải hạ xuống và nhờ đó cứu sống chính mình. Chúng ta phải chọn con đường đó. Cám ơn.


(*) Mark Bittman (born February 17, 1950[2]) is an American food journalist, author, and former columnist for The New York Times. Currently, he is a fellow at the Union of Concerned Scientists


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/01/2015(Xem: 13220)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.