Xu Hướng Ăn Chánh Niệm Trong Xã Hội Ngày Nay

08/11/201212:00 SA(Xem: 26746)
Xu Hướng Ăn Chánh Niệm Trong Xã Hội Ngày Nay

Xu hướng ăn chánh niệm trong xã hội ngày nay

Một nhóm nhân viên tại bệnh viện Valley Hospital ở Ridgewood (Hoa Kỳ) gần đây đã bắt đầu một ngày ăn trưa hàng tuần để cùng ăn với nhau trong im lặng dựa trên việc thực hành thiền Phật giáo.

 mindful-eating

Giờ ăn chánh niệm

Linda Buckley, một chuyên gia dinh dưỡng, người dẫn đầu bữa ăn chánh niệm này cho biết phải mất hơn 30 phút để hoàn thành một nửa cái bánh sandwich salad. "Ăn trong im lặng là một trải nghiệm khác biệt. Nó thực sự làm mọi thứ đang diễn ra trở nên chậm lại và bạn sẽ nhận thức được từng miếng cắn. Bạn sẽ thực sự chú ý tới hương vị, nguyên liệu và mùi vị của thức ăn" - Buckley nói.

Các Phật tử đã thực hành chánh niệm (nhận thức một cách hoàn toàn trong thời điểm hiện tại - trong đó có việc ăn uống) đã hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những nguyên tắc này đã đi vào trong lĩnh vực văn hóa và y học.

Trung tâm Ăn uống Chánh niệm, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, được hỗ trợ bởi các bác sĩ, nhà tâm lý học và các chuyên gia dinh dưỡng, đã tìm cách giáo dục công chúng rằng cách mà bạn ăn cũng quan trọng như những gì mà bạn ăn. Sống chậm lại và ăn uống trong sự tập trung có thể giúp chống stress, ăn quá nhiều và khó tiêu và đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường và bệnh tim mạch, Buckley nói.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tác giả cuốn "Savor: Mindful Eating, Mindful Life”, chủ trương nhai mỗi miếng ăn 40 lần trước khi nuốt và không ăn thêm khi đã ăn đủ 80% lượng thức ăn.

Oprah có huấn luyện viên riêng trong việc ăn uống chánh niệm, tác gia Geneen Roth, và hiện cô đang quảng bá phong trào này. Tại khuôn viên của Google ở Palo Alto, California, hàng tháng, một bữa trưa đặc biệt thuần chay kéo dài một giờ đồng hồ trong tĩnh lặng được đông đảo các kỹ sư ở đây tham gia.

Nhà sư Roshi Paul Genki Kahn, người sáng lập trung tâm thiền Zen Garland ở Airmont, New York vào mùa thu năm ngoái, đang áp dụng những nguyên tắc cổ xưa này vào cuộc sống hiện đại. "Mọi người không nên chỉ bắt chước các phương pháp chánh niệm được sử dụng trong tu viện. Chia sẻ một câu chuyệný nghĩa, nấu ăn và mua sắm cùng nhau cũng là cách đưa những nguyên tắc này vào đời sống”, thầy nói.

Trong thời gian qua, trung tâm đã tổ chức các khóa tu nơi mà học viên có thể thực hành các nghi lễ thiền truyền thống, ngồi thiền, cùng ăn chung và cùng làm việc. "Thiền là nhận thức điều thiêng liêng đang xảy ra nơi thời điểm hiện tại của cuộc sống trong các hành động bình thường như ăn, ngủ, thậm chí là quét nhà".

Fred và Morrie Shafer ở New Milford đang thực tập chánh niệm trong hầu hết các bữa ăn. Không có tivi hay bất cứ loại màn hình nào tại bàn ăn tối của họ và họ bắt đầu mỗi bữa ăn bằng một vài giây im lặng trong chánh niệm. Vào một buổi tối gần đây, họ đã mời một cặp vợ chồng lại ăn tối và trò chuyện về nguồn gốc của món rau trộn cây nhà lá vườn của họ. "Nó làm cho bạn trở nên tự nhận thức hơn", ông Fred Shafer nói. "Đó là một cách khác biệt để nhìn nhận điều đó. Tôi nghĩ bạn sẽ tiêu hóa tốt và thoải mái hơn".

Với Stacey Antine, người sáng lập HealthBarn USA, ăn uống chánh niệm phù hợp với công việc tư vấn môi trường và dinh dưỡng của cô. "Nó là một phần của tiến trình và là công việc nấu ăn cho chính bạn", Antine nói. "Bạn mua thức ăn về và không chỉ có mỗi một việc là mở gói ra và ăn".

Những nguyên tắc này đặc biệt được áp dụng cho các khách hàng của cô hiện đang vật lộn với cân nặng và rối loạn ăn uống. "Khi bạn ăn trong chánh niệm, bạn sẽ hoàn toàn nhận thức được những gì đang có trên đĩa của bạn và bạn sẽ suy nghĩ: Đây là cái mà tôi cần? Tôi thực sự cần cái bánh này ngay bây giờ? Tôi đang đau buồn phải không? Liệu phải làm gì với tâm trạng này đây?"

Ngoài ra, việc lồng ghép các nguyên tắc này vào cuộc sống sẽ nâng cấp sự đánh giá cao về thực phẩm của bạn, Antine nói. "Tôi muốn mọi người nghĩ rằng thực phẩm không phải là thứ để tước đoạt. Chúng ta nên ý thức về thực phẩm để trải nghiệm hương vị và thực sự cảm nhận rằng nó đang nuôi dưỡng cơ thể của chúng ta".

Văn Công Hưng (Theo northjersey.com)

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/01/2015(Xem: 13701)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :