TỪ 117 BÁO CÁO KHOA HỌC, VÀO THÁNG 12/2016,
VIỆN DINH DƯỠNG VÀ DINH DƯỠNG HỌC HOA KỲ
CÔNG BỐ KẾT QUẢ VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CHAY HỢP LÝ:
ĐẦY ĐỦ DINH DƯỠNG, ĐẢM BẢO SỨC KHỎE, PHÒNG BỆNH & TRỊ BỆNH
Tâm Tịnh biên soạn
Thuyết phục người thân, bạn bè hay bất kể ai chuyển chế độ ăn mặn sang chế độ ăn chay dù vài ngày trong tháng là điều không phải dễ dàng vì họ thường viện cớ là ăn chay không đảm bảo sức khỏe. Cho dẫu người ăn chay có đưa ra một số lý do từ những phát hiện nghiên cứu khoa học về lợi ích của ăn chay. Cũng có người cho rằng họ cũng được biết đâu đó từ một bài báo hay từ người khác rằng ăn chay dễ bị suy dinh dưỡng, ăn đậu hũ có thế gây ung bướu vv … đại loại là không tốt. Để có bằng chứng khoa học thuyết phục cho nhiều người, bài viết này tập trung khai thác lợi ích của chế độ ăn chay trên hai cơ sở chính: 1. Ấn bản tháng 12 năm 2016 của Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng Học của Mỹ về chế độ ăn chay, 2. Thông tin dinh dưỡng cho người chay từ Mayo Clinic Hoa Kỳ
Để thấy được tầm quan trọng của kết quả công bố về chế độ ăn chay, chúng ta cần phải tìm hiểu đôi nét chính về Viện Dinh dưỡng này.
Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng học (
Viện Dinh dưỡng này là một tổ chức lớn nhất của thế giới chuyên về thực phẩm và dinh dưỡng, do một nhóm phụ nữ có tầm nhìn xa thành lập ở
Vì Viện chịu trách nhiệm chính về dinh dưỡng và sức khỏe cho quốc gia Hoa kỳ nên hàng tháng viện đều ấn hành các bản báo cáo khoa học dưới tên gọi Position Papers để công bố những phát hiện mới nhất của khoa học về lĩnh vực này. Position Papers có vai trò trình bày quan điểm chính thức của Viện về dinh dưỡng và sức khỏe. Để có những báo cáo về dinh dưỡng và sức khỏe đó, các chuyên gia uy tín của Viện được giao nhiệm vụ tổng hợp từ hàng trăm bài báo khoa học xuất sắc về một nghiên cứu nhất định nào đó chẳng hạn như chế độ ăn chay (117 bài báo cáo) của các tạp chí khoa học về dinh dưỡng, sức khỏe, y học vv… hàng đầu của Mỹ và quốc tế. Để được phát hành trên ấn bản chính thức, bài báo cáo khoa học phải được xét duyệt bởi một hội đồng khoa học độc lập để góp ý kiến hoặc phản biện hoặc/và chỉnh sửa để bài báo được hoàn chỉnh. Cuối cùng, báo cáo này được ấn hành sau khi được Ban lãnh đạo của Hạ Nghị Viện phê chuẩn. [2] Nói một cách khác, Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng học là tiếng nói chung của giới khoa học Mỹ và quốc tế về dinh dưỡng và sức khỏe, đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ công bố kết quả nghiên cứu mới nhất có giá trị sử dụng trong vòng 5 năm kể từ khi công bố.
Sau đây là Báo cáo Quan điểm chung của Viện Dinh dưỡng và Dinh Dưỡng học Hoa Kỳ về chế độ ăn chay được ấn hành trong Vol 116, No12 từ trang 1970-1980 vào tháng 12 năm 2016, được Hạ Nghị Viện Mỹ thông qua và có giá trị đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 sau khi tổng hợp từ 117 bài báo cáo khoa học mới nhất và có thể được xem như xuất sắc nhất trên thế giới (đa số từ 2012-2016) về lĩnh vực này, nhưng cũng có vài báo cáo từ những năm xa hơn trước đó vì còn giá trị tham chiếu hay tính thực tiễn cao. [3]
Quan điểm của Viện (căn cứ từ những kết quả nghiên cứu cập nhật) xác quyết: Ăn Chay (kể cả ăn chay thuần đúng cách) đảm bảo sức khỏe, đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể phòng và trị một số bệnh nan y như ung thư, tim mạch vv…
Quan điểm của Viện Dinh dưỡng và Dinh dưỡng học Hoa Kỳ về Ăn chay (kể cả ăn chay thuần vegan) xác quyết: chế độ ăn chay hợp lý đảm bảo sức khỏe, đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như phòng ngừa và chữa một số bệnh. Những chế độ ăn này thích hợp cho tất cả giai đoạn phát triển của đời người như: thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, thời sơ sinh, thời trẻ thơ, thời niên thiếu, thời tuổi trưởng thành; và cũng thích hợp cho cả vận động viên thể dục thể thao. Chế độ ăn thực vật đảm bảo về sự phát triển môi trường bền vững hơn nhiều so với chế độ ăn có nhiều sản phẩm từ động vật bởi vì chế độ ăn thực vật sử dụng nhiên liệu tự nhiên ít hơn và ít tổn hại môi trường hơn. Người ăn chay thường và ăn chay thuần ít có nguy cơ bị mắc một số bệnh như bệnh thiếu máu cục bộ ở tim, tiểu đường loại 2, cao huyết áp, một số loại bệnh ung thư, và chứng béo phì. Ít mỡ, giàu rau, quả, hạt nguyên sơ, các loại đậu, rau đậu, sản phẩm đậu nành, và các loại hạt (tất cả giàu chất xơ và hóa học thực vật) là những đặc tính của chế độ ăn chay thường và ăn chay thuần giúp giảm hàm lượng cholesterol và kiểm soát lượng đường trong huyết thanh tốt hơn. Những nhân tố này góp phần giảm bệnh mãn tính. Những người ăn chay thuần cần phải có những nguồn thức ăn tin cậy để cung cấp vitamin B12 chẳng hạn những thức ăn đã được bổ sung B12 hoặc dùng những nguồn bổ sung khác (như thuốc bổ).[4]
Thông tin cần thiết cho người ăn chay từ Maya Clinic (Năm 2016 được xếp hạng nhất ở Hoa Kỳ về chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ y tế cho người dân [5])
Chú ý chế độ ăn chay phải đảm bảo đầy đủ những chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Những thành phần dinh dưỡng dưới đây được biên dịch từ Mayo Clinic rất cần thiết để người ăn lưu ý cho chế độ ăn đúng đắn của mình [6].
Can-xi rất cần thiết cho sự phát triển răng và xương và giúp cho răng và xương chắc khỏe. Sữa và các thức ăn từ sữa giàu can-xi nhất. Tuy nhiên, rau xanh đậm như cây củ cải turnip (xem hình 1), cải xanh (hình 2), cải xoăn (hình 3), và cây bông cải xanh (hình 4) là những nguồn rau xanh tốt khi ăn vào sẽ cung cấp đủ lượng can-xi. Ngoài ra người ăn chay có thể lựa chọn những sản phẩm giàu can-xi và những sản phẩm đã được bổ sung thành phần can-xi khác bao gồm nước ép trái cây, ngũ cốc, sữa đậu nành, ya-ua từ đậu nành và đậu hũ.
Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của xương. Vitamin D cũng được bổ sung trong sữa bò và trong một số loại sữa đậu nành và gạo, một số loại ngũ cốc và bơ thực vật. Nhớ phải kiểm tra kỹ các thành phần dinh dưỡng trên các nhãn hiệu. Nếu người ăn chay không ăn đủ các thức ăn có dưỡng chất vitamin D và ít có thời gian phơi nắng, cần phải bổ sung vitamin D từ thực vật.
Vitamin B12
Vitamin B12 rất cần thiết để sản sinh tế bào máu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Loại vitamin này hầu như chỉ có thể tìm thấy trong các sản phẩm chế biến từ động vật vì thế rất khó có đủ lượng vitamin B12 trong chế độ ăn chay thuần. Việc thiếu Vitamin-B12 có thể không phát hiện ra ngay. Điều này là do chế độ ăn chay thuần giàu một loại Vitamin gọi là Folate (rất cần thiết cho sự phát triển và tái sinh tế bào) khiến che lấp đi sự thiếu hụt lượng vitamin B12 cho đến khi có vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng phát sinh. Vì lý do này, điều quan trọng của người ăn chay thuần phải cân nhắc việc dùng các nguồn bổ sung, các loại ngũ cốc giàu vitamin và các sản phẩm đậu nành đã được thêm hàm lượng dinh dưỡng B12 bổ sung.
Protein
Protein giúp cho da, xương, cơ và các cơ quan trong cơ thể được khỏe mạnh Trứng và các sản phẩm bơ sữa là các nguồn cung cấp protein dồi dào, nhưng không cần phải ăn số lượng nhiều để đảm bảo đủ lượng protein cơ thể cần. Người ăn chay thuần cũng có thể nạp đủ lượng protein từ các thức ăn làm từ thực vật nếu họ ăn đủ loại trong suốt một ngày. Những nguồn thức ăn từ thực vật bao gồm các sản phẩm từ đậu nành và các các sản phẩm thay thế thịt như rau đậu, cây đậu lăng, các loại hạt, và ngũ cốc nguyên sơ.
Omega-3 a-xít béo
Omega-3 fatty acids (axit béo) quan trọng cho sức khoẻ của tim. Chế độ ăn không có cá và trứng thường có hàm lượng axít béo thấp. Dầu cây hạt cải, dầu đậu nành, hạt óc chó, hạt lanh xay và hạt đậu nành là những nguồn thức ăn tốt cung cấp hàm lượng axit béo cần thiết. Tuy nhiên vì sự chuyển đổi Omega-3 thực vật thành các loại cho người sử dụng là không đủ nên người ăn chay cần phải cân nhắc những sản phẩm đã được bổ sung dưỡng chất hoặc nguồn thay thế (thực phẩm chức năng) hoặc cả hai.
Sắt và kẽm
Sắt cần thiết cho hồng huyết cầu. các loại đậu & hạt, đậu lăng sấy khô, ngũ cốc giàu dưỡng chất và các sản phẩm hạt nguyên sơ, các loại rau lá xanh đậm, trái cây sấy khô là những nguồn thức ăn giàu sắt. Ngoài ra, để giúp cho cơ thể có đủ lượng sắt, người ăn chay cần phải ăn những thức ăn giàu vitamin C chẳng hạn như dâu, cam quýt, khoai, cải, cải bông xanh chế biến chung với những thức ăn chứa chất sắt.
Giống như chất sắt, chất kẽm từ thức ăn thực vật không nhiều như từ động vật. Dùng phó-mát là rất tốt nếu người ăn thường dùng sản phẩm bơ sữa. Những thức ăn thực vật có hàm lượng kẽm bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau đậu, hạt, mầm lúa mì. Kẽm là thành phần cơ bản của nhiều enzymes và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra protein và phân chia tế bào.
I-ốt Iodine
I-ốt là thành phần của hormone tuyến giáp giúp hình thành cơ chế trao đổi chất, phát triển chức năng của các cơ quan chính. Người ăn chay thuần có thể không nạp đủ lượng I-ốt và có thể có nguy cơ bị thiếu và gây nên bướu cổ. Thêm vào đó, những thức ăn như đậu nành, khoai lang có thể gây ra bướu cổ. Tuy nhiên, chỉ ¼ muỗng trà muối i-ốt mỗi ngày sẽ cung cấp đủ hàm lượng i-ốt cần thiết.
Tâm Tịnh biên dịch
Nguồn tham khảo
[1] Academy of Nutrition and Dietetics. About us http://www.eatrightpro.org/resources/about-us
[2] & [3] Academy of Nutrition and Dietetics (Dec, 2016). Position Paper: Vegetarian Diets. Journal of Academy of Nutrition and Dietetics, Vol 116, No.12. pp.1970 -1980. [Online] Available http://www.eatrightpro.org/resource/practice/position-and-practice-papers/position-papers/vegetarian-diets
4. Academy of Nutrition and Dietetics (Dec, 2016). Position Paper: Vegetarian Diets. Abstract. Journal of Academy of Nutrition and Dietetics, Vol 116, No.12. pp.1970 -1980. [Online] Available http://www.eatrightpro.org/resource/practice/position-and-practice-papers/position-papers/vegetarian-diets
[5] Mayo Clinic. Ranked Number one in The USA. http://www.mayoclinic.org/about-mayo-clinic/quality/top-ranked
[6] Mayo Clinic. Healthy Lifestyle: Nutrition and Healthy Eating. [Online] Available
Bài đọc thêm:
Quan Điểm Về Ăn Chay Của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (Tâm Diệu chuyển ngữ)
Thông tin mới nhất về dinh dưỡng cho các bác sỹ: các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (Tường Anh chuyển ngữ)