Bàn thêm về ăn uốngsức khỏe

22/04/20213:45 CH(Xem: 6152)
Bàn thêm về ăn uống và sức khỏe

BÀN THÊM VỀ ĂN UỐNGSỨC KHỎE
Bs.Phạm Đức Thành Dũng

 

rau củMột trong những câu hỏi lớn và được nhiều người quan tâm nhất của con ngườiăn uốngsinh hoạt như thế nào để có sức khỏe và trường thọ? Từ xưa đến nay đã có vô vàn câu trả lời, đến mức nhiều người vẫn không biết nên theo câu trả lời nào, vì quá nhiều, quá đa dạng, thậm chí nhiều câu trả lời đại diện cho nhiều trường phái đáng tin cậy đã được thẩm định qua thời giancộng đồng người khá lớn thực hiện lại có chỗ mâu thuẫn với nhau, cụ thể nhất là giữa đạo lý dưỡng sinh của người xưa và dinh dưỡng học hiện đại. Đặc biệt hiện nay, “thị trường sức khỏe” đang là thị trường quá lớn, quá nhiều tiềm năng. Con người lại đang đối diện với đủ loại quảng cáo ngập tràn trên các loại phương tiện thông tin đại chúng, đầy rẫy trên những đường phố, ngõ hẻm từ nông thôn đến thành thị: từ các phương pháp nâng cao sức khỏe, các loại thuốc bổ trợ hay các thực phẩm chức năng được bày bán nhan nhãn, tràn lan những lời quảng cáo đều như là thánh dược đối với cơ thể con người, có vẻ như chỉ cần uống loại sản phẩm ấy là đủ, không còn cần đến bệnh viện nhà thương hay những phương pháp ăn uống bảo vệ sức khỏe xưa nay gì nữa cả…

Để bàn thêm những câu hỏi quá lớn của nhân loạiviệc làm quá khó. Đặc biệt hiện nay, nhiều nghiên cứu mới lại phủ nhận nhiều điều mà từ trước đến nay gần như được xem là khuôn vàng thước ngọc trong ăn uống. Đơn cử những công trình của Bác sĩ Hiromi Shinya[1] danh tiếng, bằng vào kết quả hình ảnh của hơn 300.000 ca nội soi dạ dày ruột đối chứng với khai thác bệnh sử (thiên về thói quen ăn uống) đã phủ nhận hoàn toàn những nhận định xưa nay gần như được xem là chân lý:

1. Nên ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện tiêu hóa.

2. Nên uống sữa bò hàng ngày để phòng tránh tình trạng thiếu canxi.

3. Ăn hoa quả dễ béo nên hạn chế ăn, thay vào đó bổ sung vitamin bằng các chất bổ trợ.

4.Hạn chế ăn tinh bột như cơm, bánh mỳ để tránh thừa cân.

5. Nên ăn thức ăn có hàm lượng protein cao, nhưng ít calo.

6. Nên uống trà Nhật giàu Catechin.

7. Đun sôi nước trước khi uống để loại bỏ Clo tồn dư trong nước máy.

Những điều trên đã bị Bác sĩ Hiromi Shinya bác bỏ dứt khoát. Tất nhiên, là một nhà khoa học, Bác sĩ Hiromi Shinya phải đối chiếu cẩn trọng hình ảnh nội soi của dạ dày ruột với kết quả khai thác bệnh sử về thói quen ăn uống của bệnh nhân, và có những con số cụ thể trước khi đưa ra những kết luận mang tính cách mạng triệt để như vậy! Với n = 300.000 trong phép quy nạp là một con số có sức thuyết phục đáng để chúng ta suy nghĩ.

Bên cạnh đó, Bác sĩ Hiromi Shinya còn có những nhận định rất khác với quan niệm đa số hiện nay, như: Tất cả các loại thuốc trên đời về cơ bản là thuốc độc (!?); Càng uống thuốc dạ dày sẽ làm cho dạ dày càng kém đi (!?); Không thể chữa bệnh ung thư bằng các loại thuốc chống ung thư (!?); Nền Y học chuyên môn hóa làm hỏng các bác sĩ (!?)…

Ở đây không phân tích luận bàn về mức đúng sai, chỉ là nêu lên một công trình nhằm gợi ý cho chúng ta về những điều kỳ bí của cơ thể con người mà sau bao nhiêu nghiên cứu, cho đến hôm nay khoa học vẫn chưa tìm ra kết quả duy nhất cho phép ăn uống, hơn nữa lại thường có những kết quả trái ngược. Từ đó, nội dung bài viết nêu lên một số trường phái ăn uống đáng tin cậy và một số cộng đồng người có cách ăn uống khiến khỏe mạnh và trường thọ, cùng lưu ý vài điểm chính trong 2 nhóm thức ăn động vậtthực vật, để chúng ta có thể vững tin chọn lựa thực đơn cho mình; đồng thời, qua những tìm tòi từ trước đến nay, quan sát chiêm nghiệm những hiện tượng thực tế (chưa giải thích cơ chế rốt ráo), và trải nghiệm trên bản thân trong nhiều năm, chúng tôi đã định ra một số nguyên tắc ăn uống cho bản thânthực hiện thấy có kết quả, xin được chia sẻ với những người quan tâm.

I. Những trường phái có độ khả tín cao

Chúng tôi chỉ nêu một số trường hợp mà theo chủ quan của chúng tôi là tính khả tín cao, trong đó có đôi trường hợp đã được kiểm nghiệm từ xưa.

1.Thực dưỡng Ohsawa; Trên cơ sở lý luận âm dương, Giáo sư Ohsawa đề xuất phép ăn uống để quân bình lại âm dương cho cơ thể, khiến tiêu trừ tật bệnh. Với nhận định con người là loài ăn cốc loại, ông đề xuất 7 công thức ăn uống tùy vào điều kiệntình trạng bệnh của mỗi người, rốt ráo nhất là công thức số 7 thuần túy gạo lứt muối mè, đã giải quyết vô cùng nhiều những trường hợp tật bệnh (kể cả bệnh nan y). Trong phép ăn của ông, dùng nước tối thiểu, không dùng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn nhập cảng từ xa, không ăn trái cây, đường trắng; nhai kỹ là vấn đề cốt tủy của phương pháp.

2.Phương thức ăn uống của các hành giả Yogi: Họ ăn uống rất kỹ lưỡng, chia thức ăn làm 3 loại:

-Loại Tamasique: loại này làm cho cơ thể tiêu hao nguồn lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Đó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ đông lạnh…; ăn quá no cũng gọi là Tamasique! Tất nhiên loại này các hành giả tránh tuyệt đối.

-Loại Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trícảm xúc, dẫn đến kích thích luôn cả đam mê, làm mất tự chủ. Các hành giả tránh những thứ này càng nhiều càng tốt, đó là: trứng, café, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học…; ăn quá nhanh, hoặc quá nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là Rajasique.

-Loại Sattvique: là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốtan tĩnh. Đây là thức ăn chính của các hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối…

3.Đề xuất của Bác sĩ Hiromi Shinya: Trong 45 năm không hề ốm đau, vị Bác sĩ danh tiếng này đã xây dựng một phương thức ăn uống sinh hoạt: Uống nước nhiều 500ml, sau 30 phút ăn hoa quả (khuyến khích), 30-40 phút sau mới ăn cơm, gồm gạo lứt ngũ cốc. Đặc biệt, bữa ăn cuối xa giấc ngủ khoảng 5 tiếng; nhai kỹ; không nói chuyện…

4.Ăn uống theo Y học phương đông; Dựa trên hệ thống lý luận Âm dương-Ngũ hành để xây dựng. Học thuyết Âm dương đã được Giáo sư Ohsawa vận dụng rốt ráo nhất. Cơ sở Ngũ hành cũng vậy; từ ngũ tạng can tâm tỳ phế thận ứng với ngũ hành mộc hỏa thổ kim thủy, cũng ứng với ngũ vị (chua đắng ngọt cay mặn) và ngũ sắc (xanh đỏ vàng trắng đen), qua sự tương sinh tương khắc, nguyên lý bổ chỗ bất túc, tả chỗ hữu dư, để chọn lựa thức ăn phù hợp nhằm phòng và trị bệnh. Nền Y học cổ truyền còn có quan niệm rất tiến bộ: thức ăn cũng chính là thuốc trị bệnh, cũng có những tính chất hàn nhiệt ôn lương, bổ tả hoạt sáp, nhuận táo thăng giáng… từ đó, tùy vào tình trạng bệnh của cơ thể để chọn thức ăn mà chữa bệnh.

II.Chọn lựa thức ăn:

Từ một số trường phải ăn uống như trên, chúng tôi xin dẫn thêm một số cộng đồng người có cách sống thật tự nhiên, và có vẻ như đặc điểm trong cách ăn uống khá chung, có kết quả vô cùng kỳ lạ, song lại rất khác với cách của con người hiện đại chúng ta. Những thực tế khách quan sống động như vậy có thể giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn hơn về chọn lựa thức ăn trong ăn uống.

1.Tiêu chuẩn lưu tâm: Vấn đề chọn lựa thức ăn là cả một nghệ thuật và khoa học, tất nhiên cũng có một số điều cơ bản hiện nay mang tính vệ sinh an toàn thực phẩm: Tự nhiên, tươi tắn, nguyên vẹn, không thuốc trừ sâu, không phân hóa học, không chất bảo quản, không đông lạnh… Bảo đảm được vấn đề này mới có thể bàn tiếp ưu nhược của các loại vật thực.

2.Chọn thức ăn gì: Đây là cả một vấn đề quá lớn đã được bàn đến vô cùng nhiều và hình thành nhiều trường phái bất đồng, thậm chí đối lập. Những trường phái vừa đề cập trên cũng có chỗ bất đồng, nhiều chỗ đối lập, song điểm chung là dùng thức ăn cốc loại, rau củ là chính. Bàn trên đại thể, có thể nhìn nhận chân thực qua một số minh chứng sinh động, nên xóa đi những định kiến “ăn thực vật là không đủ chất” xưa nay:

2.1.Ấn Độ hiện nay có hơn 450 triệu người ăn thức ăn thực vật. Tập quán ăn uống như vậy từ ngàn xưa, nhưng người Ấn Độ vẫn cao lớn, mạnh khỏe, thông minh, xuất trỗi bao nhiêu bậc minh triết của nhân loại. Điều đáng lưu tâm hơn nữa là bản lĩnh đặc biệt của người Ấn trong chế ngự lòng tham sở hữuTriết gia Osho phát biểu: suốt lịch sử hơn 10 ngàn năm, Ấn Độ không xâm lược nước nào cả! Chúng ta có quyền liên hệ đặc điểm này với tập quán ăn chay của họ!

2.2.Bộ tộc Hunzas ở tây bắc Pakistan thường ăn 2 bữa mỗi ngày, thực phẩm tự nhiên, chủ yếu là rau củ tươi sạch: lúa mạch, kê, lúa mì, các loại hạt óc chó, hạnh nhân… hầu như không ăn thịt, uống nước tan chảy từ các dòng sông, vận động nhiều, nhất là đi bộ… Năng lượng sử dụng khoảng 1.900calo/ngày (nếu căn cứ vào thức ăn hằng ngày của họ). Họ sống thường trên 120 tuổi, 90 tuổi có con là điều phổ biến, không có bệnh tật mạn tính, mấy trăm năm rồi không có bệnh ung thư…

2.3.Bộ tộc Tarahumara ở hẻm núi tây Sierra Madre bắc Mexico: sống với tự nhiên, ăn chủ yếu rau củ, hạt chia. Năm 1994, 3 người của bộ tộc tham gia chạy marathon giải LeadWille 100 thế giới đã về trong tốp 5 người đầu tiên, đặc biệt người về nhất đã 55 tuổi (!?); và trong năm vừa rồi thế giới mạng cũng xôn xao vì cô gái Ramirez của bộ tộc này về nhất cự ly chạy 50km (giải Mexico) trong trang phục váy và dép lê tái chế (!?)

2.4.Bộ tộc Kogi ở Colombia chỉ ăn rau củ quả, sữa, lá cây, và chỉ 2 bữa trong ngày, sáng ăn đầy đủ, chiều tối giản đơn, thường sống trên 100 tuổi.

… Từ những cứ liệu trên, có thể thấy kiến giải của các nhà Thực dưỡng ngày xưa qua phân tích đặc điểm bộ răng và hệ thống tiêu hóa (đặc biệt là chiều dài ruột) của con người để khẳng định con người là giống loài ăn cốc loại, rau củ, là hoàn toàn có lý. Gần đây, bác sĩ Hiromi Shinya cũng có kiến giải tương tự và thật trực quan thú vị: Tỷ lệ răng nanh sắc nhọn và răng cửa răng hàm của con người theo tỷ lệ 2:7, cho nên tỷ lệ hợp lý nhất trong khẩu phần thức ăn của con người là 15% động vật và 85% thực vật. Bên cạnh đó, ông còn đưa ra hình ảnh của các con mãnh thú như hổ, báo, sư tử… chỉ có sức mạnh bột phát, chỉ có thể đuổi theo con mồi trong một cự ly ngắn [thường không quá 100m], không thể có sức bền bằng động vật ăn cỏ có thể chạy tốc độ cao nhiều chục cây số như ngựa, hươu, nai…

Thức ăn động vật vốn có nhiều bất cập, trước nay đã có nhiều nghiên cứu công bố, nên ở đây chỉ đề cập thêm một số ý: -Hiện nay con vật nuôi sử dụng quá nhiều thức ăn công nghiệp, dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh… thịt của nó tích lũy quá nhiều độc tố. -Mầm bệnh trong con vật nuôi có thể lây sang người. -Dù động vật tự nhiên cũng không tránh khỏi độc tố: con vật ăn cỏ cũng đầy rẫy hóa chất trong cỏ, cơ thể nó sẽ “tích lũy giúp” độc tố, để khi con người ăn thịt sẽ hưởng độc tố với “chất lượng” cao nhất; hoặc động vật ăn thịt lại ăn loại động vật ăn cỏ, sẽ tích lũy thêm một lần nữa, để dành “trọn vẹn” độc tố tích lũy 2 lần cho con người ăn thịt nó. -Khi con vật bị giết thịt, trạng thái lo sợ, giận dữ, hoảng loạn, hận thù… của chúng sẽ tạo ra một sự tràn ngập độc tố trong máu thịt của nó…

Động vật bây giờ bị đẩy nhanh phát triển bằng các loại chất kích thích tăng trưởng, sự tồn dư thuốc này trong thịt của nó, sẽ khiến cho những người ăn uống lấy thịt động vật làm thức ăn chủ yếu sẽ bị đẩy nhanh tốc độ trưởng thành, hay nói cách khác chính là lối ăn uống đẩy nhanh quá trình lão hóa!

Ăn chay hay mặn còn phụ thuộc nhiều điều kiện, con người hiện nay “thân bất do kỷ”, chúng tôi cũng không phải là người ăn chay, chỉ muốn nêu ra để củng cố cái hiểu về lợi hại (cho chính cả bản thân) trong thức ăn, để nên bớt cái hại mà tăng cái lợi vậy! Nhà sư Matthieu Ricard nhận định mang tính khái quát khiến cho bao người nhức nhối: “60 tỷ sinh vật bị sát hại hàng năm trên hành tinh này. Con người đã biến sinh vật thành hàng hóa tiêu dùng, và xem chúng là những bộ máy cơ khí sản xuất các khúc xúc xích đủ loại. Thật ra đây chỉ là cách mang tai hại cho tất cả, trước hết là cho loài súc vật và sau đó cho cả loài người chúng ta. Đấy là cách mà chúng ta tự nghiền nát lương tâm đạo đức mình, làm phương hại đến sức khỏe của mình và hủy hoại cả môi trường sống trong tương lai.”[2]

III. Những điều lưu tâm trong phép ăn uống

Ăn thực phẩm gì, như đã trình bày các trường phái và những dẫn chứng ở phần trên, mỗi người có thể chọn lựa cho mình một thực đơn hợp lý. Theo chúng tôi, cách ăn còn quan trọng hơn cả thực phẩm chọn lựa để ăn. Phần tiếp đây, chúng tôi muốn trình bày những nguyên tắc ăn uống bản thân trải nghiệm, mà nếu tuân thủ thì thức ăn tốt đưa vào cơ thể sẽ tốt lên nhiều lần, và thức ăn độc hại đưa vào sẽ bớt đi phần độc hại. Trong nhiều năm tìm tòi, suy nghĩ, chiêm nghiệm và thực nghiệm, và đã 30 năm không dùng thuốc cho bản thân (tất cả các loại thuốc!), chúng tôi có đôi chút kinh nghiệm và thấy ra được một số điều và lấy đó làm nguyên tắc của bản thân trong ăn uống, xin được sẻ chia:

1.Không đưa vào cơ thể quá nhiều

Quân bình mới quan trọng! Hiện nay, đa phần con người ăn uống quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể. Trong bản năng tự nhiên, một phần do lòng tham lam cố hữu tự trong tiềm thức, con người ăn uống thường quá đà như một cảm giác “tích lũy của cải” vào cho cơ thể. Người ta hiểu rất rõ vai trò quan trọng của các loại protein, glucid, lipid có trong thức ăn, nhưng rất ít người chịu đặt câu hỏi nếu ăn uống thừa mứa những loại chất này quá nhiều và trường diễn thì chuyện gì sẽ xảy đến? Trong kiến thức sinh hóa, ai cũng hiểu protein, glucid, lipid trong thức ăn qua quá trình chuyển hóa để tạo ra năng lượng và sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước thì phải biến đổi qua bao nhiêu sản phẩm trung gian, và hầu hết các sản phẩm trung gian đều là sản phẩm độc hại cho cơ thể. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì có cơ may “oằn mình” chịu đựng để chuyển hóa cho bằng được thì cũng tạo ra những thứ dư thừa, rồi tùy vào cơ địa của mỗi người, những loại này tạo ra những bất thường: tạo ra những chất cặn bã hoặc chất mỡ tích tụ ở các mô, ở phủ tạng, mỡ máu, đường máu… rồi tiếp tục là những bệnh sinh ra từ những sự tích tụ ấy. Việc thừa mứa trường diễn ảnh hưởng vô cùng xấu cho cơ thể.

Một nhận định  đáng để cho chúng ta quan tâm: Ngày nay, con người ăn quá nhiều so với nhu cầu; trong đó một phần nhỏ thức ăn là để nuôi cơ thể, còn phần lớn là để nuôi thầy thuốc, nuôi bác sĩ!

Ăn bao nhiêu là đủ? Phải biết lắng nghe cơ thể! Con người chịu đựng một thói quen hết sức vô lý từ tấm bé, đó là luôn luôn bị ép buộc phải ăn theo những công thức hình thành từ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng. Quá ít những bà mẹ ngày nay chịu lắng nghe cơ thể con mình nuốn gì. Cứ tiếp diễn như thế, ngày ngày theo những công thức ăn uống gọi là phù hợp với lứa tuổi, và càng ngày các phụ huynh lại tìm cách để cho con em ăn uống vượt “chuẩn” số lượng thức ăn của khoa học dinh dưỡng. Điều này thường dẫn đến 2 kết quả: hoặc là, đứa trẻ “thích nghi” được với cách ép buộc, chúng sẽ dung nạp vô tội vạ những thức bổ béo, và vì cơ thể chúng trở nên u tối trước một lượng vật chất quá lớn không kiểm soát được, dần dà dẫn đến thừa cân, béo phì và những hệ quả của nó; hoặc là, đứa trẻ bị “phản ứng dội”, chúng sợ hãi thức ăn, chống đối ăn uống, dẫn đến gầy còm suy dinh dưỡng. Ngày nay, một hiện tượng cũng không hiếm gặp, là phụ huynh còn bơm thẳng thức ăn vào dạ dày con trẻ bất chấp nhu cầu của cơ thể chúng. Đây là một lối hành xử quá sức thô bạo, phi khoa học, trái đạo lý.

Phải biết lắng nghe cơ thể! Nói thì dễ song thực tế không dễ. Ăn uống quá nhiều, dần dà cơ thể dung nạp hỗn loạn mất kiểm soát, lại dẫn đến một sự thèm ăn giả tạo, càng thừa lại càng thèm, càng ăn lại càng thừa càng bệnh, cái vòng xoắn bệnh lý ấy phải gỡ từ từ, lần ra từ gốc ngọn… Đó là một câu chuyện dài, xin được bàn vào một chuyên đề khác. Phạm vi bài viết chỉ nêu ra việc ăn uống tiết độcần thiết. Một hình ảnh khá sinh độngthuyết phục, chúng ta đã trải qua thời kỳ bao cấp khó khăn là thế, một bữa cơm đầy đủ không độn đôi khi là cả một niềm ao ước, vậy mà bệnh tật có tràn lan khủng khiếp như bây giờ đâu? Không nên đưa vào cơ thể quá nhiều, tội nghiệp nó!

2.Phục dược bất như giảm khẩu

Uống thuốc không bằng giảm bớt ăn là một quan điểm truyền thống khá phổ biến ngày trước. Hiện nay, con người luôn luôn ăn uống cho thật thỏa mãn, thừa mứa, cơ thể hầu như thường xuyên trong trạng thái no đủ, kể cả những lúc ốm đau khi mà cơ thể đã phản ứng bằng một trạng thái không thèm ăn! Đó là những sai lầm rất lớn trong ăn uống, đó cũng là nguyên nhân làm cho cơ thể không còn sáng suốt để phân lập thức ăn ở mức hoàn hảo nhất.

Quan sát một con chó khi ốm, nó sẽ không ăn, có đem thức ăn đặt trước mặt cũng vậy. Bản năng mách bảo cho nó biết sẽ rất độc hại nếu ăn vào trong trạng thái sức khỏe như thế, càng nhiều chất bổ dưỡng đưa vào càng độc hại, và nó biết đi ăn một loại cỏ để rồi nôn mửa ra mọi thứ, và chỉ một đôi ngày sau nó khỏi bệnh.

Quan sát một con vật trong thế giới tự nhiên, ta sẽ thấy chúng thường xuyên chịu đói. Săn được một con mồi no nê được vài ba bữa, rồi chịu đói nhiều bữa trước khi săn được con mồi khác. Có phải điều đó đóng góp vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của nó?

Quan sát những con mãnh thú đánh nhau đầy những thương tích ghê rợn, rồi lê lết về hang, nằm chịu đói khát cho đến khi lành bệnh, xương da liền lặn, mới tiếp tục mò đi kiếm thức ăn (!?). Những vết thương nham nhở không được vệ sinh, đầy ruồi nhặng… song nhanh chóng lành lặn. Cơ thể mãnh thú cũng được tạo ra bằng những loại vật chất như cơ thể con người, cũng là “mồi ngon” của vi khuẩn, nhưng không thấy nhiễm khuẩn huyết, hay nhiễm khuẩn hoại tử… Chúng chỉ khác con người là lúc bị thương không có gì để ăn uống cả. Nhưng những con thú cưng của con người thì khác, chúng được chăm sóc như con người bằng những công thức ăn uống nghiệt ngã: quá đúng giờ giấc, thừa mứa dưỡng chất, dần dà cơ thể nó trở nên u tối mất đi bản năng diệu kỳ của nó, rồi cuối cùng cũng đau ốm dễ dàng như con người.

Quan sát những đứa trẻ ở những vùng xa xôi nghèo khó, thường xuyên có những bữa cơm không no đủ, đa phần chúng có sức đề kháng mạnh mẽ với những bất lợi của hoàn cảnh. Ở Huế, ngay trên sông Hương có thể quan sát đời sống của các cháu trên các vạn đò: mười mấy đứa trẻ trên một chiếc đò không phải là hiện tượng hiếm gặp! Có lần Truyền hình phỏng vấn một người làm cha mà không thể kể hết tên của những đứa con mình. Thế nhưng nhìn phần đông trong chúng, hẳn các gia đình quyền quý phải nghiêng mình, vì chúng rất khỏe mạnh. Giữa mùa đông khắt nghiệt của xứ Huế, đôi khi chúng đùa giỡn reo hò trên sông… Xét cho cùng, chúng chỉ khác con em của các gia đình giàu cóthường hay thiếu ăn, thiếu mặc, thường xuyên trong nắng gió sông nước… Trạng thái thiếu đói cũng có ích cho con người lắm vậy!

Quan sát một số thành phần khác cũng có thể nhận ra những điều tương tự. Người viết xin dẫn thêm một cộng đồngbản thân trải qua 3 năm rưỡi: Những người lính đầu thập niên 80, trong giai đoạn đất nước quá khó khăn, đã hi sinh nhiều lắm. Thường xuyên chịu đói, thường xuyên chịu rét, không có một giấc ngủ trọn vẹn (2 giờ gác/đêm), không có nước đun sôi để uống…, nhưng chúng tôi không hề đau ốm…

Trạng thái đói rất cần thiết mà quá ít người lưu tâm. Nó giúp cơ thể loại bỏ những tế bào chết, loại bỏ các mô bệnh, loại bỏ độc tố, loại bỏ những chất gây nguy hại, đặc biệt là cơ thể trong trạng thái này sẽ đốt cháy những chất liệu dư thừa thành năng lượng cho cơ thể, hoặc chuyển hóa chúng thành vật chất có ích. Trạng thái đói giúp cơ thể tự “dọn dẹp” mình, làm thuần khiết cơ thể, sau khi ăn uống lại đầy đủ chúng ta cảm thấy mới mẻ, trẻ trung, sạch sẽ hơn, nhẹ nhàng hơn, yên bình hạnh phúc hơn, và cơ thể vận hành tốt hơn bởi không nặng nề ì ạch bởi sự dư thừa.

Để bàn về nguyên tắc này hẳn sẽ tốn nhiều giấy mực, để dành một dịp khác, vì với 30 năm thực hành giảm ăn, có nhiều lắm chuyện hay để nói, ở đây chỉ nêu một số hình ảnh cụ thể mang tính gợi ý để mọi người nhìn nhận lại những trạng thái cần thiết cho cơ thể mà thôi.

3.Ăn thức uống và uống thức ăn

Ăn thức uống là đối xử với thức uống như thức ăn, chậm rãi đưa vào, nhai súc cẩn thận, để nhiệt độ của thức uống được tăng lên (hoặc hạ xuống) gần bằng nhiệt độ cơ thể trước khi nuốt vào, sẽ tránh được sự chênh lệch nhiệt độ của khối thức uống với dạ dày gây tổn thương nó; đồng thời uống càng chậm thì thông tin đến bộ phận tiếp nhận càng đầy đủ cho sự chuẩn bị sẵn sàng.

Uống thức ăn đơn giản là biến thức ăn thành một chất lỏng như nước trước khi nuốt vào cơ thể. Muốn vậy chúng ta phải nhai thật tích cực, nhai càng lâu miếng cơm càng ngọt, nhai được cả trăm lần thì thứ không ngon cũng thành ngon, thức không bổ cũng thành bổ dưỡng, loại có độc cũng sẽ bớt đi tác dụng độc của nó.

Theo lý luận của Y học cổ truyền thì thức ăn nếu đưa vào vội vàng thì cơ thể chỉ hấp thu được phần “tinh”, còn nếu được nhai kỹ thì cơ thể sẽ hấp thu thêm được phần “khí”. Khi nhai nhiều thì lượng nước bọt sẽ tiết ra càng nhiều, và đó là thứ nước hết sức quý giá, được gọi là “kim tân, ngọc dịch”, có công năng nhuận trạch, tư dưỡng tạng phủ, đồng thời lọc sạch các chất dơ uế, rồi sau chuyển về thận mà hóa ra tinh khí của thận. Trong đạo Dưỡng sinh, nếu tập nuốt nước bọt nhiều lần và số lượng nhiều, dần dần chân thủy được sức sẽ thăng lên, chân hỏa hụt sức buộc phải giáng xuống, đó là tác dụng “tư âm giáng hỏa”, mà muốn được vậy con người phải dùng bao nhiêu dược liệu quý mới đạt được. Các vị theo trường phái Tiên gia xưa cũng rất xem trọng nước bọt, không bao giờ nhổ đi vì sợ tổn khí, họ còn dùng nước bọt để luyện linh dược.

Với Y học hiện đại, nhai kỹ hết sức quan trọng trong chuyển hóa. Các men tiêu hóa chỉ tác dụng trên bề mặt của các phần tử thức ăn. Khi thức ăn được nghiền càng nhỏ với nước bọt thì vận chuyển càng dễ dàng. Với các loại rau quả, việc nhai kỹ có thể phá vỡ màng cellulose bọc chung quanh để giải phóng thành phần dinh dưỡng bên trong để cơ thể tiêu hóa và hấp thu.

Thành phần quan trọng nhất của nước bọt là men ptyalin (amylase) để phân giải tinh bột thành đường maltose, maltotriose và dextrin. Nhai càng nhiều thì dưới tác dụng cơ học của việc nhai, phản ứng phân giải tinh bột xảy ra càng hoàn hảo, giảm đi gánh nặng tiêu hóa cho cơ thể.

Việc nhai kỹ có một tác dụng đặc biệt nữa là vệ sinh răng miệng hoàn hảo nhất. Nhai càng kỹ nước bọt tiết càng nhiều sẽ cuốn đi hết thảy những vi khuẩn gây bệnh và các loại thức ăn của các loại vi khuẩn này; mặt khác trong nước bọt có chứa một số chất diệt khuẩn hiệu quả như ion thiocyanat, lysozym… và có chứa những kháng thể đặc thù của cơ thể có thể tiêu diệt vi khuẩn ngay trên miệng (kể cả các loại vi khuẩn gây sâu răng)…

Nhai kỹ còn ức chế cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên, giảm lượng thức ăn đưa vào, tiết kiệm được lượng enzyme, sẽ duy trì cân bằng nội môi, giúp cơ thể giải độc, phục hồi sức khỏe, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch. Thực phẩm tốt nhiều dinh dưỡng nhưng hấp thu quá nhiều sẽ gây tổn hại cho cơ thể, chính nhờ nhai kỹ cơ thể sẽ kiểm soát được hấp thu, hiệu lệnh chính xác cho con người lúc cần dừng lại việc ăn.

Thực sự, những phân tích vi thể trên vẫn không nói hết những tác dụng diệu kỳ của việc nhai kỹ. Chỉ cần thực hiện nhai kỹ một thời gian chúng ta sẽ cảm nhận được lợi lạc của cách ăn, và đặc biệt là có thể ăn uống một cách ngon lành các loại thức ăn thô hào mộc mạc như ngũ cốc, gạo lứt, khoai sắn…

4.Ăn ít bữa và xa giấc ngủ

Chỉ nên ăn 2 bữa, và bữa ăn cuối cùng xa giấc ngủ bao nhiêu tốt bấy nhiêu!

Xu hướng ăn nhiều bữa mỗi ngày để có thể đạt được “năng suất” cao nhất trong việc tộng thức ăn vào bên trong cơ thể như cất chứa của để dành đang là xu hướng khá phổ biến hiện nay. Trong suy nghĩ của đa số, đưa được thức ăn vào càng nhiều càng tốt theo kiểu “không bổ bề ngang cũng sang bề dọc” và “to lớn, hồng hào, béo tốt” đang là “chuẩn” của con người, nên rất nhiều người cố gắng “nghiến răng ráng ruột” để ăn thật nhiều bữa, và đa số cũng thành công trong việc tăng cân. Chúng ta nên nhìn nhận một điều rằng, khi trọng lượng của người lớn tăng lên nhiều thường kéo theo “bà con họ tộc” của nó tăng theo như mỡ máu, đường máu, huyết áp… Có những phép tính rất dễ dàng nhưng con người thường chấp thủ vào cái mình có, kể cả khối lượng đồ sộ dư thừa của bản thân, để lờ đi. Thông thường hiện nay, vào tuổi trung niên trở đi khối lượng cơ thể bình quân tăng thêm khoảng vài ba mươi cân so với tuổi 20 là lúc cơ thể mạnh mẽ nhất, song nhỡ ra sụt đi năm ba lạng hoặc một cân là tiếc nuối quay quắt và lo lắng hoang mang (!) Già yếu cơ nhục riệu rã rồi, lại phải gánh nặng thêm hơn trước mấy mươi cân, lại bao nhiêu thứ tăng theo trong máu, vậy mà vẫn tiếc từng lạng thịt, cái chấp thủ của con người khiếp thật!

Nên bớt bữa ăn lại! Nhà Tâm lý học Delgado nổi tiếng Hoa Kỳ làm một thí nghiệm đơn giản rồi công bố: “Nếu chuột được cho ăn một bữa mỗi ngày thì sống lâu gấp đôi thời gian sống của chuột được ăn nhiều bữa mỗi ngày”[3]. Phải chăng ăn uống quá nhiều và nhiều bữa sẽ làm nặng nề hệ thống tiêu hóa và sẽ cắt ngắn thời gian sống của chúng ta?

Ăn xa giấc ngủ là một nguyên tắc quan trọng. Trong khi ngủ, các cơ trong cơ thể ở trạng thái nghỉ, lưỡi và gốc lưỡi bị rụt lại khiến đường hô hấp bị co hẹp. Nếu thức ăn nhiều trong dạ dày dễ bị trào ngược, cơ thể phản ứng bằng co thắt đường hô hấp, dẫn đến khó thở và mất ngủ, dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng trao đổi chất… ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn, tăng nguy cơ bệnh tim mạch… Ăn đêm dễ mắc các chứng béo phì. Nhiều người tử vong do lên cơn đau tim hay bị nhồi máu cơ tim lúc gần sáng, có liên quan đến thói quen ăn muộn đêm khuya. Những người xơ cứng động mạch hoặc thiểu năng động mạch vành ăn khuya lại càng hại, vì tình trạng hô hấp không thuận sẽ khiến nồng độ Oxy giảm, lại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. Nếu ăn khuya còn uống rượu thì tình trạng càng dễ xấu thêm, do rượu ức chế hô hấp trung ương, làm nồng độ Oxy càng giảm, sẽ dẫn theo bao nhiêu hệ lụy khác…

5.Không dùng các chất kích thích trợ giúp việc ăn uống

Dùng các loại chất kích thích dù nhỏ đều không có lợi cho cơ thể. Tại sao chúng ta phải dùng đến loại có tác dụng kích thích tiêu hóa trong khi cơ thể chúng ta có thể tự làm được? Sử dụng chất kích thích về lâu dài là làm giảm đi khả năng tiêu hóa của cơ thể. Đạo của dưỡng sinh là dùng các vật thực thô mộc chế biến đơn giản, nhưng chính nhờ vào sự gia công khi ăn để biến thức ăn thành ngọt thơm như dòng sữa, như vậy cơ thể mới có thời gian và sự linh mẫn chuẩn bị đón nhận thức ăn tinh chế từ miệng. Khác với ngày nay, người ta dùng bao nhiêu hương liệu, gia vị, màu sắc, tạo hình… để chỉ chút tiếp xúc là bao nhiêu enzyme trong hệ thống tiêu hóa ào ra ồ ạt… Những sự kích thích này dần dà làm cho cơ thể phụ thuộc, nếu không có nó thì không tự mình làm được, hơn nữa cơ thể tiêu tốn một lượng enzyme quá lớn mà không có sự phân phối thứ tự từng bước khi thức ăn đi vào từng đoạn trong ống tiêu hóa của cơ thể. Sự ồ ạt của enzyme là một sự uổng phí. Theo Tiến sĩ Edward Howell là nhà nghiên cứu enzyme hàng đầu của nước Mỹ: “Sinh vật trong suốt thời gian sống chỉ có thể tạo ra một lượng enzyme nhất định. Và khi sinh vật dùng hết enzyme tiềm năng này thì kết thúc sinh mạng”[4]. Thật hữu lý! Nếu Nhà nghiên cứu này đúng thì những bữa ăn thịnh soạn linh đình, lắm sơn hào hải vị, nhiều chất kích thích, sẽ rút ngắn cuộc đời một con người! Điều này cũng lý giải cho chúng ta tại sao những nhà thực dưỡng không dùng những chất kích thích, hay các loại hành tỏi rau thơm trong nhà Phật lại được xem không phải là thức ăn chay; và cũng có thể lý giải vì sao Thiền sư Tuệ Tĩnh, vị Y tổ trong nền Y học cổ truyền của chúng ta, lại có những câu nghe tưởng là lạ: “Cỏ thơm gây bệnh cho người giàu sang”. Từ những loại “cỏ thơm” (các loại rau thơm rau mùi) của ngài đến các loại kích thích khác như riềng sả gừng, rồi hành tỏi kiệu, rồi măng dưa cà giá, các loại lên men… dần dần đến trà café thuốc lá rượu… cho đến các loại ghê sợ hơn, dù kích thích thần kinh tiêu hóa, hay thần kinh hô hấp tuần hoàn, thì chung quy bản chất cũng giống nhau, chỉ là mức độ nặng nhẹ.

6.Phải để cảm xúc thư thái với tình yêu thươnglòng biết ơn

Con người không phải là một cái máy nên không thể chỉ đổ đầy nhiên liệu là có thể hoạt động tốt, con người còn cần tình cảm (nói chung). Không có tình yêu thương trong bữa ăn sẽ mang lại cảm giác trống rỗng, và chính cảm giác này làm hẫng hụt trống vắng, và từ trong tiềm thức con ngườixu hướng bù đắp bằng cách rót đầy nó bằng một cái gì đó, và thông thường “cái gì đó” ấy được lựa chọnthức ăn. Tình yêu thươngthức ănliên quan nhau về mặt tâm lý. Con người từ lúc mới sinh ra đã thu được cùng lúc cả thức ăn và tình yêu thương qua bầu vú mẹ. Dùng sữa mẹ ngoài sự diệu kỳ về mặt cấu trúc chất liệu và luôn thay đổi để phù nhất cho đứa trẻ, còn cho trẻ uống cả một tình thương bao la của mẹ. Sự thiếu thốn tình yêu thươngcụ thể là không bú được sữa mẹ, đứa trẻ lớn lên rất dễ bị béo phì, hẳn là do chúng phải dùng thức ăn để bù lại.

Có thể cảm nhận được, cùng những thức ăn như nhau, nhưng nếu là của người mẹ nấu thì con cái ăn uống sẽ thấy ngon miệng hơn, dễ tiêu hơn, bổ dưỡng hơn. Sự an bình hạnh phúc từ tình yêu thươnglòng biết ơn sẽ mang lại những kết quả diệu kỳ cho cơ thể dù chỉ với những thức ăn thông thường. Từ khi chuẩn bị, mua thức ăn, nấu nướng, người mẹ đã rót vào đó cả một nguồn năng lượng dồi dào từ tình yêu thương, nếu con cái biết trải lòng biết ơn đón nhận, hẳn là hiệu quả tốt đẹp của thức ăn tăng lên bội phần.

Càng lớn con người lại càng cần một trạng thái bình yên an lạc khi ăn. Trong mỗi giây có thể có đến 200 ngàn đến cả triệu phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể một con người. Một ý niệm phóng đi đã có thể thay đổi bao nhiêu phản ứng bên trong… phải chăng đó là điều mà nhà Phật nói là ý nghiệp, mà ngay sát-na ý niệm phóng đi con người đã phải nhận lãnh? Về phần trạng thái của thân tâm trong khi ăn là cần thiết xin trình bày tiếp ở phần sau.

IV. Ăn uống trong Phật giáo

Phần trên đã trình bày là những nguyên tắc cần thiết trong ăn uống để phát huy tối đa những tác dụng tích cực cũng như hạn chế tối thiểu những tác dụng tiêu cực của thức ăn. Như đã trình bày, ai cũng hiểu vai trò của thức ănvô cùng quan trọng, song theo chúng tôi thì ăn như thế nào còn quan trọng hơn; đặc biệt, việc chuẩn bị cơ thể để thọ nhận thức ăn còn đóng vai trò quyết định hơn nữa, và trạng thái của tâm thức trong quá trình ăn uống còn có vai trò quan trọng hơn hết thảy!

Chúng tôi bước đầu lõm bõm học Phật, chập chững thực hành pháp môn, điều cảm nhận được đầu tiên là pháp môn của đức Thích Ca đem lại lợi lạc ngay chính trên cuộc đời này. Dù biết rằng rốt ráo của chân lý nhà Phật là giải thoát tâm linh cho con người, song chúng tôi cảm nhận rằng, mọi pháp đều có công dụng bảo vệ chính cái thân tứ đại này – tuy nó chỉ là chiếc bè tạm bợ, song cũng phải giữ gìn làm phương tiện qua sông.

Sau thời gian khá dài để tâm tìm tòithực hành nhiều phương pháp ăn uống dưỡng sinh, chúng tôi tìm hiểu thêm về phép ăn uống trong nhà Phật, và thật bất ngờ, những điều chúng tôi tâm đắc nhất điều có ở đó, đồng thời học thêm được giá trị dưỡng thân dưỡng tâm đã đạt đến đỉnh cao tri thức nhân loại. Trong khi Dinh dưỡng học loài người hiện tại vẫn đang định kiến vào vật chất cấu trúc cơ thể thì các bậc đại giác từ mấy ngàn năm trước đã nhìn ra được những phép nuôi dưỡng những tầng cao hơn của con người. Phạm vi bài viết chi xin trình bày thêm vài nét về nghi thức ăn uống trong nhà Phật để đối chiếu với những nguyên tắc đã trình bày phần trên mà bản thân người viết đã đúc rút sau thời gian dài tìm hiểu, chiêm nghiệm, thực hành trải nghiệm…

1.Truyền thống nguyên thủy

Thời đức Phật còn tại thế, mọi chuyện thật giản đơn “nhật trung nhất thực, thọ hạ nhất túc”, sáng đắp y trì bát đi khất thực, về thọ thực một bữa không quá ngọ rồi tọa thiền dưới gốc cây. Hiện nay truyền thống này cũng còn được duy trì ở một số nơi ở Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Campuchia, vài nơi ở miền tây Việt Nam… Như vậy, xét ra việc ăn uống trong đời sống của một bậc tu hành quá đơn giản, không hề có việc chọn lựa thực phẩm cho mình, điều gì làm cho họ có thể đảm bảo sức khỏe để sống cuộc đời tu tập?

-Không thể lấy những quy chuẩn của thế gian để bàn, nên thực sự ở đây cũng chỉ là quan sát bằng mắt thế tục thôi. Chỉ một bữa ăn trưa! Chúng tôi thường suy nghĩ và cũng nhiều quan sát cũng như thực hành, cơ thể con người cực kỳ linh mẫn, có một khả năng hoạt độngrất tinh vi. Nếu bị cắt mất một quả thận, hay một lá phổi, cơ thể có cơ chế hoạt động bù, quả thận (hoặc lá phổi) còn lại sẽ phát triển lớn mạnh lên và đảm trách được công năng như lúc còn đủ hai bên. Cũng vậy, nếu chỉ ăn một bữa trong ngày, cơ thể cũng tăng cường hấp thu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

-Trong nhiều năm thực hành, chúng tôi cũng đã giảm khá nhiều bữa ăn cho mình, và thấy được nhiều lợi lạc cho bản thân. Nhưng nếu ăn như truyền thống nguyên thủy Phật giáo thì mức độ giảm rất nhiều. Giả sử thế tục mỗi ngày ăn 2 bữa rưỡi (2 chính 1 phụ), nếu chỉ ăn 1 bữa mỗi ngày là tương đương với giảm đi 219 ngày ăn trong một năm (!)

-Như trên đã dẫn, sinh vật trong suốt thời gian sống chỉ có thể tạo ra một lượng enzyme nhất định, dùng hết là kết thúc sinh mệnh (Edward Howell), việc ăn một bữa sẽ tiết kiệm được hơn một nửa lượng enzyme so với cách ăn uống thông tục.

-Chỉ một bữa trong ngày và trước giờ ngọ nên khoảng cách từ miếng ăn cuối cùng cho đến giấc ngủ là quá dài, quá đầy đủ thời gian để cơ thể chọn lựa tinh tế để vận chuyển dinh dưỡng vào những địa chỉ hợp lý nhất, cũng như đào thải những chất không có lợi cho cơ thể…

Nhưng cốt tủy vấn đề là nằm ở thân tâm con người đang chuẩn bị hoàn hảo để tiếp nhận thức ăn. Nếu quan sát vài nét trong đời sống của một bậc tu hành: sáng đắp y trì bát đi khất thực cho đến trưa về thọ thực: sự luyện thân hoàn hảo nhờ vào chuyển động khí huyết nhịp nhàng, cùng sự hô hấp bằng cơ hoành và chú tâm theo dõi hơi thở; việc nuôi dưỡng chánh niệm trong từng bước đi, với tâm thanh tịnh như vậy, hẳn tạo nên bình hằng âm dương cao nhất, nên thức ăn chắc chắn phải chuyển hóa tích cực nhất… Pháp tu của chư tăng hẳn là vi diệu và thâm uyên, bằng đôi mắt thế tục chỉ nên nói đến đó, còn lại xin dẫn lời của thần y Jivaka thời đức Phật: “Ngoại trừ ăn uống quá thiếu chất bổ dưỡng, ngoại trừ bị những tác động quá đột ngột của thời khí, ngoại trừ những bệnh căn do nghiệp; ngoại trừ ăn uống những vật thực nóng quá hay lạnh quá đánh mất sự quân bình hài hòa của tứ đại; ngoại trừ những oai nghi đi đứng nằm ngồi không được điều chỉnh, vận động cân phân… một vị tỳ-khưu có tu tập, có định có tuệ, không thể bị bệnh được”[5]

2.Nghi thức đại thừa

Tiếp theo, sau khi Phật giáo phát triển rộng khắp, nhiều nơi có những nghi thức ăn uống khác nhau. Riêng châu Á, chư tổ trên cơ sở của giáo lý đức Phật, đã phát triển những phương pháp ăn uống dưới nghi thức cúng Quá đường, mà thực sự đó là một phương pháp tu tập hết sức diệu dụng. Quan sát nghi thức này, suy nghĩ phân tích sẽ thấy được bao điều hay, song có lẽ chỉ có người nghiêm trang thực hành mới thấy hết kết quả diệu kỳ của phương pháp. Một nghi thức quá đường thật nhiều công đoạn, nghiêm cẩn vô cùng, từ bước nghe chuông nghe khánh, kiết ấn, tụng bài cúng dường Tam bảo; Hòa thượng chứng minh gắp 7 hạt cơm vào chung, kiết ấn cam lồ, mặc niệm, rồi đại chúng tụng bài Biến thực biến thủy chơn ngôn; tiếp là Thị giả tống thực, cúng Đại bàng; Thầy Duy-nha xướng Tăng Bạt; đại chúng bưng cơm đưa lên trán thầm nguyện cho chúng sinh pháp thí thành tựu, nhận của trời của người cúng; Lưu phạn: san sẻ phần cơm của mình cho quỷ thần và cho người ăn sau, ý nghĩa bố thí, mở rộng tình thương cho người bất hạnh không cơm ăn áo mặc.

Sau Lưu phạn, bắt đầu bước vào nghi thức Tam đề Ngũ quán. Nghi thức này các bậc tu hành đều dùng trong tất cả bữa ăn trong đời sống. Tam đề là ăn 3 muỗng cơm không đầu tiên, muỗng thứ nhất thầm nguyện: “Nguyện đoạn nhất thiết ác!” (nguyện dứt bỏ tất cả các điều ác!); muỗng thứ hai: “Nguyện tu nhất thiết thiện!” (nguyện làm tất cả điều thiện!); muỗng thứ ba: “Nguyện độ nhất thiết chúng sanh!” (nguyện độ mọi chúng sanh!).

Sau 3 muỗng cơm không, bắt đầu dùng bữa phải chú Ngũ quán: Một là, xin biết ơn người đã cúng dường, chuẩn bị những thức ăn; hai là, nguyện nỗ lực tu học trau dồi đức hạnh, xứng đáng thọ dụng thức ăn; ba là, nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn; bốn là, quán thức ăn như những vị thuốc phòng và chữa bệnh; năm là, để có thể thành tựu đạo nghiệp, xin thọ dụng thức ăn.

Trong suốt thời gian dùng bữa, người tu hành luôn luôn nuôi dưỡng chánh niệm bằng 5 phép quán trên.

Chúng tôi không đủ sức bàn cho rốt ráo những điều chư tổ gửi gắm, chỉ cảm nhận những nghi thức trên hướng đến tâm thanh tịnh khi dùng bữa, và để có được như vậy, hành giả phải chú trì tâm thức vào trong từng tiếng chuông, tiếng khánh, từng kết ấn, từng câu chú, từng lời nguyện, từng phép quán…

Phần nghi thức cúng, có thể hiểu phần nào: Thành kính cúng dường Tam bảo (nghi thức xoay muỗng ra ngoài); rồi nhắc nhở lòng từ bi bằng kiết ấn Cam lồ, biểu trưng giới định tuệ bằng kiết ấn Tam sơn; những lời chú nguyện mong cho bản thânchúng sanh thoát khỏi luân hồi sanh tử; tâm bố thí cho chúng quỷ thần và người ăn sau mình là một chú nguyện nuôi dưỡng tâm từ bi.

Các nghi thức cúng, chỉ xét bằng tri thức hạn hẹp của chúng tôi, đã là một sự chuẩn bị rốt ráo cho sự quân bình của thân và tâm bằng lòng biết ơn sâu xalòng từ trải rộng. Đến nghi thức Tam đề, nếu chỉ xét việc nuôi dưỡng thân, cũng là một động thái tinh tế để chuẩn bị một lượng tinh bột được tinh luyện kỹ lưỡng như sữa hay đề hồ với “kim tân ngọc dịch”, để khởi động nhịp nhàng công năng tiêu hóa trước khi đón nhận những thức ăn đa dạng khác. Đối chiếu với các trường phái dưỡng sinh thì động thái này ở mức cao hơn nhiều, chưa kể cái tâm thanh tịnh khi nguyện đoạn ác hành thiện và giúp đỡ tha nhân tường tận nhân quả nghiệp báo. Tiếp đến, việc ăn uống nuôi thân trong nuôi dưỡng chánh niệm với 5 phép quán, đây hẳn là cách ăn có tác dụng vô cùng tích cực với việc điều dưỡng thân, mặc dù đó chưa phải là mục đích rốt ráo của pháp môn.

Về hiệu quả của việc tu trì các pháp môn đối với vật thực, chúng tôi xin dẫn ra 2 cứ liệu có nhắc đến, không dám lạm bàn, không dám phân tích, chỉ mong tùy căn duyên của mỗi người để có thể suy nghĩ, chiêm nghiệm, và có thể thực hành gì đó đem lại lợi lạc cho bản thân.

Một là, thiền ngữ của chư tổ từng cảnh tỉnh cho hành giả về sự quan trọng của phép ăn uống:

“Ngũ quán nhược minh kim dị hóa, Tam tâm vị liễu thủy nan tiêu.”

Có thể hiểu tạm là, nếu Ngũ quán đã sáng thông thì kim loại vào người cũng dễ dàng chuyển hóa, nhưng nếu không dứt được 3 tâm (tham sân si) thì nước uống vào cũng khó tiêu!

Hai là, liên quan đến tâm tinh tấn do hành trì kinh điển với việc thọ dụng vật thực của thế gian, Kinh Pháp Hoa ở Phẩm Pháp sư công đức thứ mười chín có ghi: “Lại nữa, Thường tinh tấn! Nếu có Thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn thọ trì Kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, đặng một nghìn hai trăm thiệt công đức.

Những món hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc ngon, hoặc dở và các vật đắng chát, ở trên lưỡi của người đó, đều biến thành vị ngon như vị cam lồ trên trời, không món nào là chẳng ngon.”

Lại ở Phẩm Đà La Ni thứ hai mươi sáu có ghi: “Những La-sát nói kệ đó rồi, bạch Phật rằng: ‘Thế tôn! Chúng con cũng sẽ tự mình ủng hộ người thọ trì, đọc tụng, tu hành Kinh này, làm cho đặng an ổn, lìa các sự khổ hoạn, tiêu các thuốc độc.’”

Thiền ngữ của chư tổ dẫn ở trên và 2 đoạn trích kinh Pháp Hoa chúng tôi không dám bàn thêm, chỉ mong độc giả đọc, chiêm nghiệm, thực hành, chắc hẳn mỗi người sẽ rút cho riêng mình những lợi lạc vô biên!

Một vấn đề quá lớn khó có thể trình bày hết trong một bài viết, lại có đề cập đến những phương phápbản thân chưa trải nghiệm là điểm nhược, song mong mỏi có thể giúp những người đang hoang mang trước sự nhiễu loạn thông tin và sự mâu thuẫn giữa các trường phái, sẽ có cái nhìn chuẩn hơn, để có cái tâm bình yên hơn trong việc ăn uống hằng ngày, và viết lên mong được góp ý để rộng đường dư luận. Không nên định kiến với những phép ăn uống giản đơn, hãy quan sát cuộc sống đang hiện hữu, đừng khư khư với những kiến thức dinh dưỡng học, coi chừng nhầm giữa miếng thịt nai và những con nai đang chạy nhảy. Nên theo một phương pháp ăn uống đã được kiểm chứng bởi thời giancộng đồng tham gia, Ohsawa cũng được, Y học cổ truyền cũng được, theo các hành giả Yogi hay bác sĩ Hiromi Shinya cũng được, hoặc có thể theo cách ăn bình thường của bạn mà đang có kết quả, song nên nhớ những nguyên tắc chúng tôi đã trình bày, nếu không thể theo hết cả 6 nguyên tắc thì được nguyên tắc nào thì quý nguyên tắc đó. Để tốt hơn nữa là phải chuẩn bị một thân thể tốt để đón nhận thức ăn bằng các phương pháp luyện thân: thể dục, thể thao cũng được, Yoga cũng được, Thái cực quyền, Bát đoạn cẩm, Thập nhị huyền công, Ngũ cầm hí… đều tốt; song cao hơn nữa là hành một pháp của nhà Phật để trải được tâm từ bi trong từng giờ từng phút của đời người, ngay cả từng phút giây thọ nhận thức ăn. Đó là những điều đã được kiểm chứng trong cả một cộng đồng người rất lớn với thời gian hơn hai ngàn rưỡi năm, có lẽ không nên nghi hoặc, cứ thực hành hẳn mỗi người sẽ thu được kết quả cho riêng mình… Bàn như vậy thật đã quá lạm, song nói là đủ thì chỉ là bụi cát, bởi pháp nhà Phật là để tu và hành chứ không phải chỉ để bàn chỉ để luận như thế này. Vấn đề còn lại khi đã có niềm tin là làm sao để có được thời gian để thực hiện vì tất cả các cách ăn uống hợp đạo dưỡng sinh đều rất tốn thời gian và công sức. Quả thật, mọi cái điều phải có giá để trả. Song nếu bình tâm mà coi xét, mỗi ngày chúng ta đã phung phí biết bao thời gian cho bao nhiêu việc vô ích, từ những suy nghĩ vẩn vơ cho đến mơ màng huyễn hoặc, cái tâm viên ý mã thôi cũng đã chạy rông khắp nơi làm ta hao tốn bao nhiêu thời gian, sao lại sợ mất thì giờ cho những phương pháp ăn uống lợi lạc cho cả thân tâm như vậy?

P.Đ.T.D

 

 



[1] Giáo sư chuyên nghành phẫu thuật tại Đại học Y Albert Einstein, Trưởng khoa Nội soi Bệnh viện Beth Israel; người đầu tiên trên thế giới phẫu thuật thành công nội soi u đại tràng không mở ổ bụng; từng là Bác sĩ cố vấn cho Tổng thống Mỹ Ronald Reagan

[2] Dẫn theo Dịch giả Hoang Phong, Đôi bàn tay để ngửa, Nxb Hồng Đức 2015, trang 75

[3] Dẫn theo Osho, Từ thuốc đến thiền

[4] Dẫn theo Hiromi Shinya, Enzyme - phương thức sống lành mạnh

[5] Từ một bản thảo của nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/03/2019(Xem: 6211)
28/07/2016(Xem: 9020)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.