Thăm Hỏi Người Bệnh Nặng

02/01/201412:00 SA(Xem: 26870)
Thăm Hỏi Người Bệnh Nặng
THĂM HỎI 
NGƯỜI BỆNH NẶNG

 

(Tạp A Hàm, quyển 3 Kinh số 123, 124, 125 từ trang 556 đến 566, Kinh số 1032 trang 579, quyển 4 Kinh số 1122 từ trang 120 đến 123; Khóa Hư Lục)

 

  Khi đến thăm hỏi người bệnh, chúng ta cần biết bệnh trạng, thuốc men ra sao, thời gian lâm bệnh, hoàn cảnh, v.v.. Nếu đã biết phần lớn các vấn đề liên quan tới người bệnh, và thấy thuận tiện vào đề, chúng ta nói với bệnh nhân về lòng tin Tam Bảo.

 

1). Lòng tin Tam-Bảo.

 Bởi vì lòng tin lúc đó rất quan trọng và sẽ có nhiều lợi lạc đối với người bệnh, chúng ta nên dành một chút thời giờ để nói chuyện với người bệnh nếu có thể về Phật pháp. Khi người bệnh tin tưởng Phật Pháp Tăng rồi, chúng ta sẽ tiến tới bước thứ hai.

 

2). Hỏi người bệnh về người thân:

- Cụ (hay ông, bà, bác v.v…) nhớ thương người nào nhất trong gia đình?

 Nếu người bệnh trả lời:

- Có, tôi thương nhớ lắm, tôi nhớ thằng cháu nội dễ thương lắm, làm sao quên được v.v..

 Chúng ta trả lời:

- Cụ (hay ông, bà, bác v.v…) đã từng nhớ thương từ hồi nào tới giờ rồi, nhớ thương con cháu (hay vợ, chồng, cha, mẹ, v.v..) mà được sống mãi thì hãy nên nhớ thương. Đức Phật nói: “Nhớ thương mà không được sống mãi thì nhớ thương để làm gì?”; nhớ thương chỉ mang lại nhức đầu mệt mỏi mà thôi, cần phải quên đi cho đầu óc được thanh thản.

 Chúng ta nên hỏi lại bệnh nhân:

- Như vậy Cụ... có còn nên nhớ nữa không?

 Nếu người bệnh vẫn nói:

- Còn nhớ, không thể quên ngay được.

 Chúng ta phải cố thuyết phục bệnh nhân là cả đời đã từng thương nhớ chứ có phải không nhớ đâu, bây giờ thương nhớ cũng chẳng giúp được sống mãi mãi thì nên quên đi cho tâm được bình an. Khi người bệnh nói:

- Tôi không còn nhớ thương con cháu v.v… nữa.

 Chúng ta nên khen ngợi bệnh nhân về việc này, vì như vậy tâm thần sẽ được an ổn nhẹ nhàng v.v… và chúng ta tiến tới bước kế tiếp.

3). Hỏi về tiền của, tài sản:

- Cụ ... có nghĩ tiếc tiền, của, nhà cửa, v.v.. không?

(Lưu ý: Phải tuỳ trường hợp mà hỏi, người không có nhà, không có của chỉ hỏi về tiền mà thôi v.v…) 

 Nếu người bệnh nói :

- Có, tôi tiếc tiền của lắm, tôi nhớ nhà của tôi lắm v.v...

 Chúng ta phải khuyên người bệnh buông xả, quên đi, và nói:

- Nếu Cụ ... nghĩ tiếc tiền của, nghĩ nhớ nhà cửa, tài sản mà sống được lâu dài thì nên tiếc nhớ. Phật nói: “Đã không do tiếc nhớ tiền của ... mà được sống thì tiếc với nhớ để làm gì?”. Tiếc nhớ chỉ thêm mệt, thêm bệnh mà thôi; Cụ ... nên quên tiền của ... để cho tâm trí được thảnh thơi, yên ổn, khỏe khoắn v.v…

 Nếu người bệnh nói:

- Tôi không còn tiếc nhớ tiền củatài sản nữa.

 Chúng ta nên: khen ngợi, ca tụng người bệnh, rồi tiếp tục bước tới.

 

4). Hỏi về sự tiếc hối (như hối hận, giận thù):

- Cụ ... có còn tiếc hối về điều gì trong lòng không?

 Nếu trả lời “có”, thì chúng ta hỏi đó là điều gì, và khi người bệnh nói điều hối tiếc, tuỳ theo đó trả lời thỏa đáng, hoặc giúp đỡ nếu có thể. Nếu người bệnh trả lời “không” có gì hối tiếc, chúng ta sang bước tới.

 

5). Hỏi về sự thèm muốn (ngũ dục thế gian).

 Ngũ dục về sắc, thanh, hương, vị, và xúc; chúng ta phải tuỳ cơ ứng biến mà hỏi về vấn đề này, tỉ dụ:

- Về sắc ta hỏi: Cụ ... có nhớ thèm coi Tivi không? v.v...

- Về thanh ta hỏi: Cụ ... có nhớ tiếng hát ca sĩ nào không?

- Về hương ta hỏi: Cụ ... có nhớ mùi gì không? v.v...

- Về vị ta hỏi: Cụ ... có nhớ thèm ăn gì không? v.v...

- Về xúc ta hỏi: Cụ có nhớ sự gần gũi người khác phái không? v.v...

 Chúng ta phải tự kiếm ra những câu hỏi có liên quan tới “ngũ dục” và có liên quan với bệnh nhân mà hỏi; nếu người bệnh trả lời có nhớ về bất cứ một thứ nào trong ngũ dục, chúng ta đều trả lời những sự hưởng thụ của con ngườithế gian là không hay, không bền, không bằng sự sung sướng thắng diệu cõi Trời. Hãy khuyên người bệnh không nên nghĩ nhớ ngũ dục thế gian, và nuôi chí nguyện thích sống sung sướngcõi Trời. Nếu người bệnh nói: “Tâm tôi đã xa lià những cái của con người, không còn nhớ nghĩ đến sự thèm muốn thế gian, vì trước kia tôi đã nuôi chí nguyện thích cảnh sung sướng cõi Trời rồi”. Như vậy, chúng ta khen ngợi bệnh nhân, xong tiếp tục sang bước sau.

 

6). Khen cảnh vui Niết-Bàn.

 Chúng ta nói với bệnh nhân:

- Mặc dù cảnh sống ở cõi trời tốt đẹp hơn cõi người, nhưng vẫn là vô thường, biến hoại, chứ không vĩnh cửu nên vẫn còn có khổ, có chết. Có cái vui tột khi thực hành sẽ đến Niết-Bàn vĩnh cửu, Cụ ... nên bỏ ý niệm về các cái sung sướng của cõi Trời, nên vui với cái vui tuyệt đỉnh của Niết-Bàn, bằng cách giữ tâm tĩnh lặng, không nghĩ nhớ bất cứ điều gì, không lo phiền, không sợ hãi, an nhiên tự tại, vắng lặng, là tối thượng, thù thắng sẽ dẫn tới Niết-Bàn.

 Như thế người bệnh từ từ lần lượt được nhắc nhở chỉ dẫn, khiến người bệnh được Niết-Bàn bất thối, vì tâm người bệnh sẽ hướng theo lời chỉ dạy ấy.

 

7). Hướng dẫn niệm Phật hay quán niệm

 Chúng ta, tùy trường hợp, có thể hướng dẫn người bệnh hoặc niệm Phật, hoặc Quán niệm như sau:

 

a). Niệm Phật: “Nam mô Tây Phương cực lạc thế giới, đại Từ đại Bi, tiếp dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật”. Nếu người bệnh qúa nặng không thể nhớ đọc câu dài như thế được, chúng ta rút ngắn lại như sau: “Nam mô tiếp dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật”, hoặc “Nam mô A-Di-Đà Phật” đều được cả, trường hợp này người niệm phải nhớ nghĩ Phật A-Di-Đà. Người bệnh khó mà nhìn hình mãi được, nên cho người bệnh nhìn hình Phật A-Di-Đà, rồi bảo người bệnh ráng nhớ trong đầu; trong khi niệm, chúng ta nhắc nhở người bệnh không nên nhớ nghĩ bất cứ chuyện gì, mà chỉ có nhớ tới Phật A-Di-Đà mà thôi, nên nhớ niệm ngày cũng như đêm, niệm cho tới nhất tâm bất loạn.

 

b). Quán niệm: Người không quen niệm Phật, chúng ta chỉ một trong bốn phép quán, nên nhớ, chỉ cần quán một trong bốn phép quán này cho thật thuần thục là đủ:

 

1- Quán niệm 18 Giới là:

- Sáu Căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

- Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

- Sáu Thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

 Hãy quán: tất cả 18 giới đều không phải là ta, không vướng mắc tới ta; luôn luôn quán, nhớ nghĩ như thế.

2- Quán niệm sáu Đại.

 Thân: được hợp thành bởi Sáu đại là Đất, Nước, Gió, Lửa, Không gian, và Tâm thức; tất cả 6 đại đều không phải là ta, sáu đại không vướng mắc tới ta, quán nhớ nghĩ mãi như thế.

 

3- Quán niệm năm Uẩn (năm Ấm):

 Thân: gồm có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

- Sắc (Thân xác, vạn vật, thế giới, vũ trụ).

- Thọ (Cảm nhận sự vui khổ, yêu ghét, nóng lạnh v.v…).

- Tưởng (Suy nghĩ, tưởng nhớ).

- Hành (Thân làm, miệng nói, ý nghĩ, tác ý).

- Thức (Hiểu, thấy, nghe, biết của 5 giác quaný thức).

 Tất cả 5 Uẩn: đều không phải là ta, ta không bị giới hạn bởi năm uẩn; luôn luôn quán, nhớ nghĩ như thế.

 

4- Quán niệm Thời Gian: Quá khứ, hiện tại, tương lai.

- Quá khứ đã qua rồi. - Hiện tại không dừng nghỉ. - Tương lai chưa tới.

 

 Tất cả ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai chẳng phải là ta, ta không bị giới hạn bởi thời gian, quán mãi như thế

 Mọi pháp đều không có tự tánh riêng biệt, và đều do nhân duyên sinh, có duyên thì hội tụ, hết duyên thì tan hoại; đây là quán niệm muôn pháp đều không, phép quán cao siêu mà dễ thực hành.

 Mong rằng người Phật tử nên biết và nên áp dụng những lời Đức Phật dạy để làm lợi lạc cho chúng sinh.

 

Toàn Không

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/03/2012(Xem: 36530)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.