Hoá Giải Tận Gốc Dịch Covid

15/08/20211:00 SA(Xem: 5500)
Hoá Giải Tận Gốc Dịch Covid

HOÁ GIẢI TẬN GỐC DỊCH COVID
Nguyễn Thùy Liên

HOÁ GIẢI TẬN GỐC DỊCH COVIDNhững gì bạn cần phải trang bị để “giải cứu" chính mình.

Ở phần trước, Phải chăng các chiến lược chống dịch Covid hiện nay đang đưa nhân loại vào ngõ cụt?, chúng ta đã phân tích được điểm yếu cốt tử của các chiến lược hiện nay là đi giải quyết QUẢ chứ không phải giải quyết cái NHÂN gốc rễ của đại dịch.

Thực chất, SARS-CoV-2 không phải là nguyên nhân tạo nên đại dịch cũng như những xáo trộntổn thấtchúng ta đang đối mặt. SARS-CoV-2 chỉ là một chất xúc tác cho mọi chuyện đáng lẽ sẽ xảy ra được xảy ra nhanh hơn. SARS-CoV-2 chỉ là một sứ giả gửi đến cho chúng ta một thông điệp: “hung thủ” thật sự đứng sau đại dịch này chính là thế giới loài người với cấp độ tiến hóa như hiện nay.

Con người hiện nay không phải chỉ tạo ra SARS-CoV-2 bằng cách tàn phá môi trường làm mất cân bằng hệ sinh thái, suy kiệt thiên nhiên, mà chính cái thân yếu-tâm loạn của con người là nguồn THỨC ĂN dồi dào cho SARS-CoV-2.

Nếu không có những con người ốm yếu và stress thì SARS-CoV-2 sẽ không có cơ hội chiến thắng Hệ Miễn Dịch, sẽ không có cơ hội lây lan và bùng phát thành đại dịch. Cho dù chúng takiểm soát được tình hình, hạ thấp đỉnh dịch đến lúc có vacxin để tạo miễn dịch cộng đồng thì hễ còn thức ăn, SARS-CoV-3, SARS-CoV-n sẽ hay thậm chí là một loại virus kinh khủng khác sẽ quay trở lại.

Hễ cái gì có sinh diệt thì phải cần thức ăn để nuôi dưỡng. Nếu không còn thức ăn, cái đó sẽ tự chết.

SARS-CoV-2 cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chiến lược đúng đắn không phải là tiêu diệt trực tiếp với vacxin và thuốc mà chiếc lược VÔ HIỆU HOÁ BẰNG CÁCH CẮT NGUỒN THỨC ĂN CỦA SARS-CoV-2. Trong kỳ sống của virus, nếu nó không có thức ăn, nó sẽ tự động chết.

Vì thế, trên mặt trận chống dịch này, các chiến sĩ không phải chỉ là bác sĩ hay chính phủ. Mỗi chúng ta là một chiến sĩ. Hãy ngừng nuôi dưỡng virus bằng sự yếu ớt và mê loạn của mình. HÃY LỘT XÁC TRỞ THÀNH MỘT PHIÊN BẢN HOÀN HẢO HƠN. Hãy nhanh chóng làm cho mình có thân khoẻ — tâm an cắt nguồn thức ăn của SARS-CoV-2, để chấm dứt triệt để đại dịch này.

Lột xác bản thân là việc chủ đạo, không phải là một công việc phụ để hỗ trợ bác sĩ chữa trị, vì bác sĩ cũng đã tuyên bố là chưa có thuốc đặc trị, bệnh nhân hồi phục nhờ sức đề kháng của mình.

Lột xác bản thân là việc cần làm ngay, không phải là việc để từ từ hết dịch, sắp xếp công việc đâu vào đó rồi làm, vì không lột xác sẽ không hết dịch.

Lột xác bản thân là việc bạn có thể tự làm để chấm dứt dịch Covid sớm, vì bạn khoẻ chừng nào thì khả năng chiến thắng trong thời ủ bệnh cao chừng đó. Trong vòng 24 ngày mà SARS-CoV-2 không được ăn, nó sẽ tự chết.

Nếu như tất cả mọi người trên thế giới này cùng đồng lòng Lột xác bản thân thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta có thể hy vọng dịch sẽ chấm dứt trước khi có Vacxin mới mức thiệt hại thấp nhất không? Hoàn toàn có thể chứ!

Nhưng nếu mọi người không đồng lòng thì sao? Thì bạn cứ lột xác phần bạn trước thôi. Thực tế sẽ là bằng chứng thuyết phục nhất!

LỘT XÁC TRONG ĐẠI DỊCH, BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Cũng như tất cả những công việc khác, Lột xác bản thân cũng bắt đầu từ việc xác định hướng đi và chuẩn bị tâm thế. Nếu không có hướng đi đúng thì càng làm đúng lại càng sai đường. Nếu không có tâm thế phù hợp thì sẽ dễ dàng bỏ cuộc trên đường đi. Để chuẩn bị hai điều này, chúng ta sẽ trả lời lần lượt 3 câu hỏi sau:

Ai lột xác? Lột xác cho ai?

Làm cái gì để lột xác?

Cần chuẩn bị gì để lột xác thành công?

Ai lột xác? Lột xác cho ai?

Hiển nhiên là ai lột người đó hưởng. Tuy đơn giản như vậy nhưng không phải cũng thực sự thấu hiểu được câu trả lời đó. Trong kinh nghiệm hướng dẫn về phát triển tinh thần, tôi thường xuyên gặp những dạng người trả lời vanh vách như vậy như hành động thì rơi vào 1 trong 5 hoặc cả 5 trường hợp sau đây:

Đòi hỏi người khác lột giùm mình (đặc biệt là với lĩnh vực “lột bỏ nhận thức” thì mong thầy giải đáp thắc mắc cho mình, người ta không đáp ứng thì bức xúc)

Không lột xác nhưng mong một ngày nào đó mình may mắn lột được (không thực hành gì cả nhưng mong là mình ở gần những người siêng năng thì mình cũng được hưởng ké)

Cho rằng mình lột xác vất vả vì người khác (vì bảo vệ con cái, vì sức khỏe cộng đồng, vì thầy yêu cầu chẳng hạn)

Đổ lỗi khi mình không lột xác hiệu quả (thô thì là trách giải pháp không phù hợp, tinh vi thì là trách bản thân sao chưa lột xong)

Đi lột xác người khác mà không chịu lột xác bản thân mình (toàn thấy người khác có lỗi, còn mình thì chẳng cần phải thay đổi)

Lột xác là kết quả từ việc mình làm đúng việc đúng cách. Không làm thì tất nhiên không có kết quả. Nhưng làm đúng việc mà sai cách hay làm đúng cách mà sai việc thì cũng không xong.

Và người có trách nhiệm chọn đúng việc, thấy đúng cách không ai khác chính là mình. 100% trách nhiệm. Bởi vì sao?

Tôi rất tâm đắc bài kinh người Kalama mà Phật dạy về vai trò và cách thức của một người tu tập. Tôi tin rằng nhiều bạn đã đọc qua nó, nhưng hãy đọc bài kinh này nhiều lần và suy ngẫm về những ý nghĩa sâu sắc đang ẩn chứa trong bài kinh. Đặc biệt là đoạn:

“Này các Kalama, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận, chớ có tin vì nhân suy luận, chớ có tin sau khi suy tư về những dữ kiện, điều kiện, chớ có tin theo thiên kiến, định kiến, chớ có tin vì thấy thích hợp với khả năng, chớ có tin vì vị Sa môn là bậc Đạo Sư của mình.

…Nhưng này Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau: ‘Các pháp này là bất thiện, các pháp này là có tội, các pháp này bị người có trí chỉ trích, các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận, đưa đến bất hạnh khổ đau. Thời này Kalama, hãy từ bỏ chúng’

… Nhưng này Kalama, khi nào tự mình biết như sau: ‘Các pháp này là thiện. Các pháp này là không có tội. Các pháp này, được người có trí tán thán. Các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc, thời này các Kalama, hãy chứng đạt và an trú”.

Tinh thần chủ đạo của bài kinh này là mỗi người hãy đừng tin bất kì điều gì vì bất kì lý do gì, mà hãy tự mình làm sáng tỏ mình cần làm cái gì và làm như thế nào để đoạn trừ khổ đau, đi đến hạnh phúc.

Vậy làm thế nào để sáng tỏ? Mình đang u mê nên mới yếu ớtđau khổ, vậy làm sao mà tự làm sáng tỏ được? Tôi không biết lấy cái gì để làm sáng tỏ? Điều này đã được nói rõ trong kinh:

Nếu có người có trí tán thán, hãy làm đi để có trải nghiệm, rồi trên chính những trải nghiệm mình đang có mà làm sáng tỏ bản chất vấn đề.

Tôi đã từng được người khác hướng dẫn để phát triển thân-tâm. Và những phương pháp của họ nằm ngoài hiểu biết của tôi. Những gì họ nói với tôi rất lạ lẫm, không giống như những gì tôi đã biết đã tin trước đó. Nhưng khi tôi hỏi vì sao phải là như vậy, không phải lúc nào tôi cũng được giải thích kỹ càng. Câu trả lời mà tôi nhận được là “làm đi rồi biết”, “không biết thì nói làm sao mà hiểu?” “Khi nào biết rồi hẳn hỏi”. Lúc đó tôi cảm thấy bị đụng chạm ghê gớm. Người ta không biết mới hỏi chứ, biết rồi hỏi làm gì?

Nhưng mà sau một thời gian học tập, tôi mới ngộ ra rằng không thể nào giải thích cho một người biết được trái chanh nó chua thế nào nếu như người đó chưa tự mình nếm cái vị chua đó. Nhiệm vụ của người thầy chỉ là chỉ đường cho mình đến chỗ trái chanh, chỉ cách cắt và nếm nó. Nếu điều thầy chỉ không có gì nguy hiểm thì mình cứ làm đúng như vậy thì sẽ biết vị nó thế nào. Chỉ cần vậy thôi.

Đáng lẽ mình phải là người tự tìm ra cái đường đó, tự tìm cách cắt và nếm quả chanh, giờ có người đi trước chỉ cho làm may lắm rồi mà còn đòi hỏi người ta thuyết phục mình cho mình thông rồi mình mới chịu làm. Rốt cuộc ai đang học? học cho ai đây?

Tinh thần này cũng được nhắc lại trước khi Đức Phật sắp lâm chung:

“Vậy nên này Ananda, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy tự mình y tựa chính mình chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác …”

Có nhiều người vin vào câu “hãy nương tựa chính mình” mà không chịu nghe ai cả, cãi thầy nhem nhẻm. “Chỉ có mình mới hiểu được mình”, “chỉ có mình mới biết được cái gì tốt cho mình”. Tôi chỉ đặt cho họ câu hỏi: Nếu đã biết rồi thì tìm thầy làm gì? Ai đang làm thầy ai đây? Bạn đang dựa vào trí tuệ của mình hay dựa vào cái tôi?

Nếu thực sự thấu hiểu và chọn sống với tinh thần “tự mình thắp đuốc lên mà đi” mà Đức Phật truyền dạy, bạn đã lột xác được lớp đầu tiên và cũng là lớp cứng nhất.

2. Làm cái gì để lột xác?

Như từ đầu bài đã đề cập, lột xác là một quá trình chuyển hoá từ một con người thân yếu — tâm loạn sang một người thân khoẻ — tâm an. Đối tượng cần chuyển hoá ở đây bao gồm cả thân và tâm. Vậy thì làm thế nào để chuyển hoá đây?

Ăn uống lành mạnh? Tập thể dục, thiền, yoga? Suy nghĩ tích cực? Nhiều phương pháp quá biết ưu tiên cái nào đây? Tất cả những cái đó chỉ là phương tiện.

Chúng ta cần sáng tỏ đích đến của mình rồi mới chọn phương tiện.

Nhưng ở đây lại có một nghịch lý là làm sao chúng ta có thể sáng tỏ đích đến của mình khi chúng ta chưa bắt đầu bước đi? Ở đây cần một sự khéo léo một chút.

Chúng tathể không biết được đâu là đích đến của mình nhưng có thể biết đâu không phải là đích đến. Thấy cái gì chắc chắn không đưa đến đích thì không lãng phí sức mình mà làm nữa. Thấy cái gì có thể đưa đến đích thì hãy mở lỏng thực hành, trải nghiệm và khám phá bản chất của phương tiện đó.

Ở đây có 3 yếu tố có thể giúp bạn chọn phương tiện:

Cái đó trợ giúp bạn nâng cao nội lực hay phụ thuộc vào ngoại lực? Nếu thấy giúp nâng cao hoặc bảo toàn nội lực thì bạn có thể thử nghiệm, nếu thấy lệ thuộc vào ngoại lực thì không làm hoặc làm rất hạn chế trong trường hợp nguy cấp.

Cái đó hướng về giải quyết nguyên nhân hay dập tắt triệu chứng? Trong nguồn lực công sức và thời gian, bạn hãy ưu tiên cái giúp bạn giải quyết nguyên nhân theo tầm nhìn của chính bạn.

Cái đó hợp lý hay không hợp lý? Cái phù hợp logic thì chưa chắc đúng nhưng cái bị lỗi logic chắc chắn sai. Hãy sàng lọc bớt những điều bạn thấy vô lý và trải nghiệm những điều bạn không biết là vô lý hay không, lắng nghe và quan sát chính những tiến triển trong thực tế của bản thân mình để quyết định làm tiếp hay không.

La bàn để chọn phương tiện hỗ trợ “lột xác”

Bạn có thể dùng 1 hoặc cả 3 yếu tố để làm căn cứ cho sự lựa chọn của mình. Điều quan trọng là bạn ý thức được cái bạn đang làm chỉ đang là phương tiện để bạn có trải nghiệm làm sáng tỏ đích đến. Khi bạn thấy đích đến, hãy tự phản biện và mời người khác phản biện để tránh lỗi ngụy biện và tự mãn.

Hiện nay tôi đã viết được 4 nhóm công việc cần làm trong mùa dịch này. Đây là những việc tôi đã trải nghiệm trong nhiều năm qua và đúc kết lại. Tôi đang biên tập lại để các bạn tiện tham khảo:

Tự cách ly khi chưa bệnh

Chữa bệnh khi chưa bệnh

Chữa bệnh khi bị bệnh.

Trợ tâm

3. Cần chuẩn bị gì để lột xác thành công?

Làm việc gì cũng cần chú tâm mới thành, huống chi là lột xác. Tuy nhiên, có một điều quan trọng khiến bạn phân tâm trong quá trình lột xác, đó chính là công ăn chuyện làm. Bạn sợ là sẽ không làm việc được, lấy gì mà sống… Nỗi lo đó không phải là vô lý. Ở đây mình xin chia sẻ một từ khóa rất đắt giá của thầy Lương Y Núi Xanh: “NGỦ ĐÔNG”

Động vật hoang dã ngủ đông khi điều kiện sống khắc nghiệt

“Ngủ đông” (hibernation) được dùng để nói về hiện tượng một số con thú như gấu, chuột, dơi, sóc… hạ thân nhiệt và không hoạt động gì cả để sinh tồn trong điều kiện sống khắc nghiệt và có nhiều nguy hiểm. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các động vật hoang dã. Một số loài có ngủ hè, ngủ thu… Nói chung là cứ cân nhắc việc đi kiếm ăn đã khó khăn mà gặp nguy hiểm (bị con khác săn đuổi) thì tốt nhất là… đi ngủ để không bị “lỗ vốn”, nhất là cái vốn sinh mạng của mình. Bạn có liên tưởng gì đến dịch Covid không?

Nếu tự nhiên đã ban tặng cho các loài động vật một “chiến lược ngủ đông” thì sao loài người lại không dùng?

Đại dịch Covid là một môi trường sống khắc nghiệt, chẳng khác gì chiến tranh. SARS-CoV-2 lại còn vô hình vô bóng, “bắn tỉa” mình lúc nào không biết thì còn chiến lược nào tối ưu hơn “ngủ dịch” nữa?

Còn lý do gì để bạn không “ngủ dịch”?

Nhưng “ngủ dịch” là sao? Là trùm mền ngủ hả? Ngủ 2–3 ngày là hết ngủ nổi rồi.

Thật ra con vật không biết làm gì nên nó ngủ, còn bản chất của “ngủ đông” là “không làm tiêu hao năng lượng, thậm chí tái tạo năng lượng”. Nên hiểu một cách uyển chuyển thì:

“Ngủ dịch là việc gì làm tổn hao nội lực thì không làm, việc gì làm tăng trưởng nội lực thì làm”

Đi ra ngoài đường, tụ tập đông người có nguy cơ lây nhiễm cao, làm tổn hao nguyên khísuy yếu nội lực → Không làm.

Tự cách ly để giảm nguy cơ nhiễm bệnh → bảo toàn nội lực → Làm

Chú tâm làm các bài tập “lột xác” thân tâmtăng trưởng nội lực → Làm.

Lo âu, sợ hãi, tức giận → tiêu tốn nội lực → không làm.

Lạc quan, yêu thươngnâng cao nội lực → làm.

Cố gắng kinh doanh, thu ít lỗ nhiều → tổn hao nội lực → không làm.

Thu hẹp quy mô, sàng lọc khách hàng, cắt lỗ kịp thời → bảo toàn nội lực → làm.

Đãi ngộ nhân viên, đổi mới chiến lược → phát triển nội lực → làm.

bất biến, ứng vạn biến. Tuỳ theo hoàn cảnh sống mà mỗi người tự cân đo đong đếm “lời lỗ nội lực” của các hoạt động để “ngủ dịch”. Nói cách khác:

“NGỦ DỊCH” CHÍNH LÀ CHUYỂN ĐỔI SANG LỐI SỐNG BẢO TOÀN VÀ TĂNG TRƯỞNG NỘI LỰC.

Điều cần nhấn mạnh ở đây là điều kiện tiên quyết để “ngủ dịch” hiệu quả là phải tự cách ly sao cho đúng. Cách ly làm sao để không nhiễm chéo trong cộng đồng cách ly. Cách ly làm sao để không bị co cụm, hoảng sợ làm xáo trộn cuộc sống. Nếu việc cách ly không được làm chu đáo thì sẽ không còn tâm ý và thời gian để Lột xác. Vì có khá nhiều điều cần phân tích mổ xẻ về đề tài này nên tôi sẽ trình bày ở bài viết khác.

TẠM KẾT

Nhấn mạnh lại một lần nữa, “Ngủ dịch để lột xác” không phải là chiến lược phải đợi một thời gian dài mới có hiệu quả hoá giải dịch bệnh, càng không phải một chiến lược để phục hồi sau dịch. “Ngủ dịch để lột xác” là một chiến lược có hiệu quả ngay khi làm, bạn càng chú tâm lột xác thì hiệu quả càng nhanh càng nhiều. Càng nhiều người “Ngủ dịch để lột xác” thì dịch bệnh càng bị vô hiệu hóa nhanh. Không có lý do gì để bạn chần chừ nữa!

Tái bút:

Lột xác là lột bỏ đi một phần của mình để tái sinh. Sẽ có lúc đớn đau lắm. Nhận ra mình đã sai, đau. Nhận ra mình tầm thường nhỏ bé, đau. Nhận ra mình vẫn còn tổn thương chồng chất tổn thương, đau. Nhận ra mình đã bạc đãi bản thân thậm tệ, đau. Nhận ra mình lười nhác, có mỗi viết bài nhật ký cũng lần lữa, đau. Một ngày không biết tự “tát” mình bao nhiêu cái.

Bạn hãy chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng thấy cái sai, cái ngu, cái tệ của mình. Thật ra đây là điều tốt. Vì trước giờ bạn đã vậy rồi, bây giờ mới bộc lộ thôi. May mắn là bạn đã nhìn ra để có cơ hội mà thay đổi.

Xin đừng đánh mất dịp may giúp mình trở thành một con người hoàn hảo.

Nguyễn Thuỳ Liên

20/3/2020

Xem thêm:
Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/10/2010(Xem: 80118)
01/12/2019(Xem: 13799)
17/05/2021(Xem: 3869)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :