Hành Hương Phần 1: Chuyền Đi Ấn Độ

26/09/201012:00 SA(Xem: 17329)
Hành Hương Phần 1: Chuyền Đi Ấn Độ

Khí hậu Ấn độ rất khắc nghiệt, thời tiết rất nóng vào khoảng tháng 4 đến tháng 8, cho nên các tour hành hương thường chỉ được tổ chức vào khoảng tháng 9 đến tháng 3 hàng năm. Từ lâu vẫn ngóng trông cho một chuyến về thăm quê hương đức Phật, chúng tôi phải chờ đợi đến lúc thuận duyên, là thời điểm cuối năm này. Chuyến đi thăm Ấn Độ được thực hiện vào ngày 29/12/2009. Nhóm đi gồm 6 khách và một nam hướng dẫn viên.

hanhhuong-01-001


Lộ trình của chuyến đi vượt biên giới Ấn sang NEPAL, rồi quay về Ấn qua hai bang Uttar Pradesh và Bihar của Bắc Ấn, xuyên qua bốn địa điểm quan trọng của các di tích Phật giáomọi người thường gọi là Tứ động tâm (bốn nơi làm rung động tâm người Phật tử):

New Delhi —>Gorakhpur —> Lumbini (Nepal)
Lumbini —> Kushinaga—> Rajgir —> Bodh gaya
Bodhgaya—> Varanasi (Sarnath and the river Ganga)
Varanasi —> Agra —> New Delhi
LUMBINI: nơi thái tử Siddhartha con vua Tịnh Phạn đã sinh ra.
BODHGAYA: nơi sa môn Gautama đã đạt được giải thoát cao nhất.
SARNATH: nơi Đức Phật Gautama đã giảng dạy giáo pháp của Ngài.
KUSHINAGAR nơi Đức Phật Gautama đã nhập diệt.

Chuyền đi cũng có dừng lại những địa danh nổi tiếng của Ấn Độ như thành phố cổ nhất hành tinh VARANASI tức thành Ba La Nại (3.500 năm BC), sông Ganga, Taj Mahal, Red Fort…
Từ thành phố HCM đến New Delhi phải bay khoảng 7 giờ, có quá cảnh qua Bangkok (hoặc Malaysia tùy chuyến). Bước xuống sân bay quốc tế Indira Gandhi của New Delhi, chúng tôi có thêm một hướng dẫn viên Ấn Độ, nam, khoảng 40 tuổi tên San Jay. Anh ta chào chúng tôi bằng tiếng Việt : “Nam mô A di đà Phật”.


Chúng tôi đi tham quan một vòng New Delhi bằng hai chiếc taxi. New Delhi có 11 triệu dân, đường phố nhà cửa bụi bặm, chen chúc, không đẹp. Giao thông theo chiều trái vì ảnh hưởng sự cai trị của người Anh. Trong thành phố đàn ông Ấn mặc quốc phục nhưng đàn bà vẫn mặc Sari truyền thống. Hơn một nửa dân số Ấn ăn chay. Thức ăn tại tất cả nhà hàng, chủ yếu là món chay với gia vị đậm. Món mặn là gà và cừu nếu có yêu cầu. Người Ấn không ăn heo, một con vật hạ đẳng và không ăn bò vì đó là vật linh (totem). Một Usd ăn 44 Rupee. Chuyến đi thực chấthành hương, ít tính du lịch, vì đường dài gian khó mà các phương tiện của Ấn thì rất lạc hậu. Chỉ đi 763 km từ New Delhi đến Gorakhpur mà xe lửa phải chạy hết 20 giờ đồng hồ.

hanhhuong-01-002

Khu bán Gift: Tranh, tượng, khăn lụa, khăn Kashmir, đồ da…
hanhhuong-01-003
Trung tâm New Delhi
hanhhuong-01-004
Cảnh sát giao thông và gậy
hanhhuong-01-005
Xe Lam rất nhỏ
hanhhuong-01-006
Công viên đài tưởng niệm
hanhhuong-01-007
Ngọn lửa tưởng niệm Mahatma Gandhi
hanhhuong-01-008
Hàng rong thật đơn sơ: Khoai lang, khế xanh
hanhhuong-01-009
Một quán Cafe loại sang trọng
hanhhuong-01-010
New Delhi India Gate
hanhhuong-01-011
War Memorial
hanhhuong-01-012
Ga xe lửa New Delhi vào buổi tối dày đặc sương mù
hanhhuong-01-013
Chen chúc ngồi chờ
hanhhuong-01-014
 Cảnh Chen lấn lên và xuống tàu (phu khuân vác: chỉ đội hàng hóa trên đầu!)
hanhhuong-01-015
Hình trên là tác giả bài ký sự đứng tại nhà ga Gorakhpur

LINKS:

http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99
http://en.wikipedia.org/wiki/New_delhi
http://pilot.vn/?mod=news&page=view&id=2002
http://www.skydoor.net/#2341
http://www.thuvienhoasen.org/ddpp-4dongtam.htm
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.16.1-6.vaji.html

(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/phamdoan52)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6606)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.