Hành Hương- Phần 3: Kushinagar

26/09/201012:00 SA(Xem: 15795)
Hành Hương- Phần 3: Kushinagar

hanhuong-03-001

Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha parinibbana sutta, DN 16) ghi lại các sự kiện trong năm cuối cùng của cuộc đời Đức Phật.

Từ thành Vương Xá (Rajagaha) Đức Phật đi bộ khoảng 90 km đến Xá Vệ (Vesali, Vaishali). Ngài nghỉ lại đó trong vài tháng mùa mưa. Sau đó từ Xá Vệ ngài đi lên phía bắc. Trên bản đồ lộ trình đi, có vẻ như ngài muốn đi về thành phố quê hương Kapilavastu của mình gần đó. Một thày tu 80 tuổi, già nua yếu bệnh, qua cuộc bộ hành gần 400 km, hoàn toàn kiệt sức. Ngài đã đến Kushinagar và nhập diệt tại đây.

Vào thời Đức Phật, Kushinagar (Kusinara) là kinh đô của nước Mala. Bây giờ Kushinagar là một ngôi làng thuộc quận Kushinagar, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, rất gần biên giới với Nepal.

Khi Phật sắp nhập Niết bàn, Anan rất lo lắng cho tương lai, khi các đệ tử Phật không còn có sự hiện diện của đấng Thế Tôn trên cõi đời này. Đức Phật đã dăn dò lúc cuối rằng sau khi ngài nhập diệt, kẻ thiện tín nên viếng thăm bốn nơi được gọi là thánh tích:

Này Ananda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡngtôn kính. Thế nào là bốn?

Đây là chỗ Như Lai đản sanh“. Này Ananda, đó là thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡngtôn kính.

Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Giác“, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡngtôn kính.

Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân thượng”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡngtôn kính.

Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư Niết-bàn”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡngtôn kính.

Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡngtôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam, cư si nữ sẽ đến với niềm suy tư: “Đây là chỗ Như Lai đản sanh”, “Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”, “Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng”, “Đây là chỗ Như Lai diệt độ, Nhập Vô dư y Niết-bàn”.

Này Ananda, và những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên [1].

hanhuong-03-002

Đường dẫn vào di tích Kushinagar

Chúng tôi đến viếng nơi Phật nhập diệt, Kusinagar, vào lúc sáng sớm. Trời thật lạnh và dày đặc sương mù. Mới tờ mờ sáng mà con đường đến tháp tưởng niệm đã rất đông người. Cách đây không lâu Kushinagar chỉ là một làng xơ xác hoang vắng không ai biết. Bây giờ nó đã trở thành một điểm tham quan mà nhiều người hằng mong muốn được đến tận nơi.

hanhuong-03-003

Các đứa bé hát rong

Trong đám đông trước cổng, hai đứa trẻ trẻ hát rong đang vỗ trống và ngân vang bài tụng:

Buddham saranam gacchami!

Dhammam saranam gacchami!

Sangham saranam gacchami!

(Con xin nương tựa Phật! Con xin nương tựa Pháp! Con xin nương tựa Tăng!)

hanhuong-03-004

Rất nhiều người bán hàng rong. Có khi chỉ đơn sơvòng hoa mới hái sáng nay cầm trên tay!

hanhuong-03-005

Sương mù buổi sáng trong khu di tích Kushinagar

Qua cổng là một con đường rất đẹp! Sáng nay trời lạnh quá! Mọi cảnh vật đều mờ sương!

hanhuong-03-006

Kushinagar temple

hanhuong-03-007

Kushinagar temple

Trong màn sương sớm, đây rồi, nơi này Đức Phật đã nhập Đại Niết Bàn.

Nirvana Stupa Nirvana Temple: Di tích nơi Phật nhập diệt chỉ mới được tìm thấy vào năm 1876. Người ta cũng tìm thấy nơi đây một tượng Phật nằm bằng đá dài 6,1m. Kiến trúc tháp và đền, mà ta thấy ngày nay, là do sự phục dựng vào năm 1956, khi kỉ niệm Đức Phật (Buddha Jayanti) năm thứ 2.50o.

Cứu cánh giải thoát của Đạo PhậtNiết bàn hay chính xác là Níp bàn.

Niết-bàn là âm từ tiếng Sanskrit “Nirvana”. Chữ Niết bàn sở dĩ thông dụngđạo Phật đại thừaViệt Nam truyền từ Trung quốc, sử dụng kinh điển từ bản dịch tiếng Sanskrit.

Níp-bàn là âm từ tiếng Pali “Nibbana“. Chữ Níp bàn ít thông dụng, nhưng tôi dùng vì nó có âm chính xác hơn và chữ này được dùng trong kinh điển gốc tiếng Pali.

hanhuong-03-008

Ảnh chụp Tháp và Đền thờ nơi Phật hập Níp bàn rõ hơn (hình sưu tầm trên net)

hanhuong-03-009

Tượng Phật nhập Níp bàn

Bên trong đền là tượng Phật nhập diệt, nằm nghiêng bên phải, đầu về hướng bắc. Tượng được đặt trên một bệ đá, mặt trước có khắc chữ đánh dấu vào thế kỉ thứ năm sau công nguyên. Tượng vốn bằng đồng, nhưng người hành hương lần lượt thếp vàng lên trên.

hanhuong-03-010

Tượng Phật (picture on Internet)

 

hanhuong-03-011

Lòng thành kính

hanhuong-03-012

Tưởng niệm

Theo dòng người tôi đi vòng quanh tượng Đức Phật, lòng trầm tư liên tưởng đến giây phút cuối của Ngài.

hanhuong-03-013

Thiền định

Dưới chân bệ tượng, một nhà sư Theravada ngồi bất động rất lâu, dường như đã nhập vào định!

hanhuong-03-014

Tụng kinh

Bên ngoài đền, một nhóm nhà sư màu áo Theravada ngồi niệm Phật dưới trới sương buổi sáng.

hanhuong-03-015

Nền gạch nơi thực hiện lễ trà tỳ của Đức Phật

Tôi nhìn thấy cạnh tháp Níp Bàn là một nền đá hình chữ nhật. Người hướng dẫn nói rằng đây chính là nơi nhục thân Đức Phật được hỏa thiêu.

hanhuong-03-016

Di tích tháp chứa Xá Lợi Phật

hanhuong-03-017

đường vào khu di tích tháp xá lợi

hanhuong-03-018

Sáng hôm đó chúng tôi cũng được hướng dẫn đi xem một trong tám bảo tháp đầu tiên lưu giữ Xá Lợi Phật. Tháp này đã được khám phá vào năm 1958. Cổ vậtxá Lợi được chuyển vào viện bảo tàng.

 

 

Đức Phật đã nhập Đại Níp bàn- Maharparinibbana.

Cứu cánh giải thoát của Đạo Phật Gautama là Níp bàn.

Níp bàn là gì?

Danh từ Pali “Nibbàna” gồm có hai phần “Ni” và “Vàna”. Ni là hình thức phủ định: không và Vàna có nghĩa là lòng ham muốn hay ái dục. “Gọi là Níp Bàn vì Níp Bàn là sự dứt bỏ, xa lìa ái dục (Vàna)”. Theo ngữ nguyên, Nip1 Bàn là không còn tham đắm. [2]

Toàn bộ hiện hữu của thế giới được chia làm ba phạm trù: Danh-Sắc và Níp bàn. Chúng ta có thể diễn tả tất cả danh và sắc theo những cách nào đó, nhưng Níp bàn là một phạm trù thứ ba rất đặc biệt, một đối tượng tâm mà chỉ có hành giả chứng đắc quả vị A La Hán mới nắm bắt được. Tuy nhiên một vị A La Hán cũng khó có thể diễn đạt Níp bàn bằng ngôn ngữ thế gian. Một người chưa chứng quả càng không thể diễn đạt được.

Kinh điển phân biệt hai loại Níp bàn:

Hữu dư níp bàn: Trạng thái tâm của một vị chứng đắc quả A La Hán lúc còn sống.

Vô dư Níp bàn : Trạng thái tâm của Một vị A La Hán lúc đã chết.

Theo Pāli có chú giải về Nibbana (níp bàn) như sau:

* Vānato Nikkhantaṇti = Nibbānaṃ: những pháp nào xa lìa ái mà nhân ràng buột các kiếp sống, các pháp xa lìa như thế gọi là Níp bàn.

* Nibbāyanti sabbe vaṭṭadukkhasantāpa etasmimti = Nibbānaṃ: khổ luân hồi và các sự nóng nảy, sôi nổi không có gọi là Níp bàn.

* Nibbāyanti Ariyajanā etasmimti = Nibbānaṃ: chư Thánh xuất thế, sau khi ngũ uẩn không còn tái tục nữa, cho nên pháp mà diệt tắt dứt sanh tử, gọi là Níp bàn tức vô dư Níp bàn. [3]

Đức Phật dùng biểu tượng ngọn lửa tắt để ám chỉ Nibbana. Ngọn lửa tắt là một hình ảnh của tự do. Tất cả các người Ấn thời đó quan niệm lửa cháy như sự kích động, lệ thuộc, mắc bẫy. Lửa dính mắc và bị cột buộc vào nhiên liệu khi nó cháy. Lửa tắt đi khi nó ngưng không bám víu để lấy nhiên liệu, giống như tâm thức sẽ được tự do khi nó thôi không bám víu vào các uẩn. [4]

Tìm hiểu qua kinh điển, có một số giải thích Níp bàn như sau:

“Đồng nghĩa với Níp bàn giới, này các Tỷ kheo, là nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si. Cũng được gọi là đoạn tận các lậu hoặc.”

“Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này các Tỷ kheo, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo tám ngành là con đương đưa đến bất tử.”
(Tương ưng V )

Hoặc

“Này các Tỷ kheo! Thân của đức Như lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân của vị này tồn tại thời Chư Thiênloài người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung thời Chư thiênloài người không thể thấy được.”
(Trường Bộ I, Phạm Võng – 46)

Hoặc:

“Này các Tỷ kheo, có xứ này tại này, không có đất, không có nước, không có lửa,, không có gió , không có hư không vô biên … không có phi phi tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau; không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các Tỷ kheo ! Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh, không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên. Đây là sự đoạn tận khổ đau.”
(Phật tự thuyết, UD 80 – 381)

Hoặc:

“Này các Tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi. Này các Tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở nay không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.”

“Cái gì có nương tựa, cái ấy có giao động; cái gì không nương tựa, cái ấy không giao động. Không có giao động thời có khinh an, có khinh an thời không có thiên về, không có thiên về thời không có đến và đi, không có đến và đi thời không có diệt và sanh, không có diệt và sanh thời không có đời này, không có đời sau, không có đời giữa. Đây là sự đoạn tận khổ đau.”
(Phật tự thuyết, UD 81 – 382) [5]

Ấn Độ là vùng đất có các khuynh hướng tâm linh phát triển rất cao. Cứu cánh giải thoát của các tông phái Ấn giáo thường chỉ là nổ lực tiến hóa từ một tự ngã cá nhân (Atman) đến một đại ngã thuộc cõi trời Đại Phạm Thiên (Brahman). Các đạo sư Ấn Độ thường diễn tả trạng thái tâm giải thoát lúc đó bằng cách nói rằng lúc đó: “Một là tất cả, tất cả là một”. Trong bối cảnh đó Đức Phật đã xuất hiện như một đỉnh cao trí tuệ. Cứu cánh giải thoát của Đức Phật Gautama khác hẳn với các tông phái Ấn Độ giáo đương thời. Ngài đã đạt tới một giải thoátẤn Độ giáo chưa từng biết đến: Một Nibbana vượt qua tam giới, không thuộc về tất cả các cõi trời, vượt qua khái niệm Đại ngã.

Thế gian này và tất cả các cõi giới khác (chin tầng trời) đều có ngã, có sinh diệt, không thường hằng.

Níp bàn (Nibbana) của đạo Phật có tính vô ngã, thường hằngtịch tịnh. Níp bàn chính là cứu cánh của Đạo Phật, tức cái đích tối hậuĐạo Phật nhắm tới. Níp bàn cũng chính là đặc điểm là dấu ấn (pháp ấn) để phân biệt Đạo Phật và các tôn giáo khác.

Nếu một Đạo không hướng đến một Níp bàn thường hằng, tịch tịch và vô ngã thì đó chắc chắn không phải là Đạo Phật! Hoặc một Đạo nào đó có nói đến, đề cập đến Níp bàn, nhưng không có pháp thực hành cụ thể dẫn tới Níp bàn thì đó cũng không phải là Đạo của Đức Phật Gautama!

Ngay từ lúc chứng đắc Níp Bàn “vô ngã và tịch tịnh”, Đức Phật đã thấy rất khó để chuyển đạt ý nghĩa quá thâm diệu về sự giải thoát này. Ngài cảm thấy không thể xiển dương con đường giải thoát quá cao sâu này cho thế gian. Làm sao cho một người thuộc cõi nhân hiểu và chấp nhận được rằng Ngã (the self) chỉ là ảo tưởng. Làm sao thuyết phục một người thuộc cõi nhân về một Níp bàn không có ngã và hoàn toàn im vắng. Đạo càng cao càng sâu thì càng khó hiểu, khó chấp nhận. Dù có hiểu, có chấp nhận, cũng khó thực hành thành tưu. Huyền thoại nói rằng vì các Phạm Thiên đã quá yêu cầu nên Đức Phật chẳng đặng đừng đã dạy và xiển dương giáo pháp này. Dù sao, trong khi tại thế, Ngài cũng đã thành công trong 45 năm hoằng pháp.

Khi Đức Phật nhập diệt, không còn người vĩ đại Gautama để chống giữ giáo pháp, đạo Phật suy tàn là lẽ đương nhiên.Đạo Phật “đúng như giáo pháp của Gautama” tức đạo Phật của những tu sĩ đức hạnh, thống nhất một phương pháp thực hành, lấy nibbana làm cứu cánh giải thoát chỉ tồn tại khoảng hơn 200 năm. Sau lần kiết tập thứ ba trong đời vua Asoka, nghĩa là chỉ 236 năm sau khi Phật nhập diệt, Phật giáo đã có đầy rẫy những tu sĩ giả danh, không đức hạnh. Vua Asoka đã loại bỏ và trục xuất đến sáu chục ngàn thày tăng giả mạo, dốt nát và vô đức hạnh. Đến lúc này Đạo Phật đã phân chia các bộ phái với pháp học và pháp hành khác nhau. Đạo Phật Gautama đi vào giai đoạn thoái trào. Ấn Độ giáo đã sửa lại triết lý Đạo Phật theo những triết lý của mình. Những triết lý giải thoát này phù hợp với đẳng cấp tâm linh loài người, nhưng dĩ nhiên hoàn toàn sai khác với con đường chánh mà Gautama đã từng thuyết giảng. Lúc Phật còn tại thế, đạo Phật đơn giản chỉ có một Đức Phật là Gautama. Khi Đức Phật không còn, truyền thống đa thần của Ấn Độ giáo dần dần đưa vào nhiều hình tượng của các vị Phật và bồ tát khác tạo ra một đạo Phật “đa phật đa bồ tát” mà tam tạng kinh điển nguyên thủy của Phật giáo không hề đề cập tới. Ấn Độ giáo cũng coi Gautama như một hóa thân của thần Vishnu. Trong các đền thờ Ấn giáo người ta có thể thấy tượng Shiva được bày chung với một tượng Phật. Dù sao đó cũng là lòng kính ngưỡng của người dân Ấn.

Sau khi Phật nhập diệt vài trăm năm, chánh pháp không còn, tăng đoàn tan rã. Đạo Phật “giải thoát” biến mất, thay vào đó là đạo Phật “tín ngưỡng”. Người ta vẫn tiếp tục xây chùa, làm tượng, tiếp tục tổ chức các tăng đoàn, tiếp tục thuyết giảng về đạo Phật, nhưng một phương pháp thực hành hiệu quả để đạt đến giải thoát Níp bàn thì ít ai còn biết! hoặc nếu cho rằng biết thì vẫn còn nhiều điểm tranh cãi không thống nhất. Vì các vị thày đời sau không có hoặc rất ít người đắc đạo cho nên dần dà người ta cho rằng sự giải thoát không cần một tiêu chuẩn xác nhận mức độ tu chứng hay quả vị gì cả! Níp bàn của Gautama được coi là một giải thoát có tính “huyền thoại”, “quá cao”, “xa vời” hoặc “cổ lỗ sĩ”, “không hợp thời”. Từ đó những “đạo Phật mới” đã tìm cách sửa đổi khái niệm của giải thoát Níp bàn thành những kiểu giải thoát dễ hiểu dễ hành, hấp dẫn hơn và thực dụng hơn. Những kiểu giải thoát này thích ứng với não trạng của hầu hết đa số mọi người, tức là não trạng đã được lập trình cho ‘cõi nhân”: bám víu bản ngã, bám víu tồn tại, bám víu trần gian hiện tại, bám víu thiên đàng kiếp sau. Ví dụ như: Đạo Phật “thỏng tay vào chợ”, đạo Phật “đi vào cuộc đời”, đạo Phật “hiện đại hóa”, đạo Phật “đi đến Tây phương cực lạc”, đạo Phật “ăn chay cứu thế giới”, đạo Phật “cho sức khỏe”, đạo Phật “chống stress”, thậm chí còn có đạo Phật “giúp doanh nhân dễ thành đạt”…

Dĩ nhiên thế gian có rất nhiều tôn giáo, nhiều khuynh hướng tâm linh, nhiều quan điểm về giải thoát khác nhau. Ta không thể nói cái nào đúng cái nào không đúng, vì giải thoát theo kiểu nào đó là còn tùy theo nhu cầu của từng cá nhân và còn phải phù hợp với đẳng cấp tâm linh của từng một con người. Nhưng chúng ta không nên gọi những nội dung giải thoát như vừa kể trên là giáo pháp của Đức Phật Gautama chỉ vì muốn lợi dụng uy đức to lớn của Ngài.

Cứu cánh Níp bàn quá cao so với mặt bằng tâm linh của loài người, pháp thực hành quá khó, có phải đó là những lí do khiến Đức Phật phải lưỡng lự khi quyết định chuyển pháp luân?

phải chăng đó cũng là lí do Đạo Phật suy tàn ngay sau khi Phật nhập diệt?

Đức Phật đã nhập Níp bàn. Chánh pháp đã không còn toàn vẹn qua những cuộc bể dâu! Người đời sau như chúng ta muốn tu học thì lấy gì làm chuẩn mực.

Xin mời đọc lại đoạn kinh di huấn này, xin hãy nhỏ lệ với những lời cuối tha thiết của Như Lại:

… Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta!

Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

Này Ananda, những ai nghĩ rằng: “Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo”; hay “chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai” thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: “Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay “chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta” thời nay Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng. Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái.

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ… đối với tâm… đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, Này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

(Kinh Đại Bát Niết bàn: Tụng phẩm 2)

.

Links tham khảo:

[1] http://www.thuvienhoasen.org/truong16.htm

[2]http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/dp-pp33.htm

[3] http://thienviennguyenthuy.wordpress.com/2009/04/28/nip-ban-nibbana/

[4] http://thienviennguyenthuy.wordpress.com/2009/04/17/nibbana-by-thanissaro/

[5] http://www.thuvienhoasen.org/thonghue-nietban.htm

(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/phamdoan52)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6555)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.