Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

01/09/20153:53 CH(Xem: 11285)
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam


THIỀN VIỆN TRÚC LÂM PHƯƠNG NAM
Bài và ảnh: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiền viện được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013 (19 tháng 6 năm Quý Tỵ), trên một diện tích 38.016 m². Sau nhiều tháng thi công, thiền viện đã được khánh thành vào ngày 17 tháng 5 năm 2014 (19 tháng 4 năm Giáp Ngọ).[2].

Chánh điện lợp ngói tám mái theo theo phong cách nhà Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách nhà Lý. Lầu trống và Gác chuông (đại hồng chung nặng 1,5 tấn) được làm theo kiểu tháp chuông chùa Keo ở tỉnhThái Bình. Đáng chú ý, phần gỗ trong 4 hạng mục này đều là gỗ lim được nhập từ Nam Phi (tổng cộng khoảng 1.000 khối)[2].

Bên trong chánh điện, ở giữa là tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 3, 5 tấn, tạc ở tư thế ngồi và tay cầm cành hoa (niêm hoa vi tiếu); hai bên là tượng Bồ tát Phổ Hiền và Bồ tát Văn Thù. Bên trong Tổ điện là tượng TổBồ Đề Đạt Ma và Trúc Lâm Tam Tổ. Ngoài tượng Phật Thích Ca là được đúc bằng đồng, các tượng thờ khác ở đây đều được bằng tạc bằng gỗ du sam đá vôi có tuổi thọ khoảng 800 năm[2].

Ngoài ra, trong khuôn viên còn có các hạng mục khác như: 
Quan Âm điện, Di Lặc điện, chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược, v.v



thien vien truc lam phuong nam can thoToàn cảnh
thien vien truc lam phuong nam can tho 2Tam quan
thien vien truc lam phuong nam can tho 3Chánh điện
thien vien truc lam phuong nam can tho 5Lầu chuông
thien vien truc lam phuong nam can tho 4Lầu Trống


Theo báo Dân Trí:

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xây dựng trên diện tích gần 4 ha, với kết cấu lợp ngói, khung cột gỗ lim, chánh điện rộng cùng nhà tổ, nhiều tượng Phật được làm bằng gỗ Du Sam… Tổng kinh phí xây dựng là 145 tỷ đồng.


Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khánh thành ngày 17/5/2014, tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. 

Đây là ngôi chùa rộng nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu LongThiền viện Trúc Lâm Phương Nam do Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đề xuất xây dựngchính Đại tướng cũng là trưởng ban vận động đóng góp xây dựng Thiền viện.

Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, mục đích xây dựng Thiền Viện xuất phát từ tâm nguyện mong muốn khôi phục Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bên cạnh đó, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam cũng đáp ứng nguyện vọng của tăng, ni, phật tửBan Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ mong muốn có một ngôi chùa để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm trong khu Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung TP Cần Thơ. Tổng diện tích Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là hơn 38.000 m2. Ngôi chánh điện, nhà thờ Tổ được xây dựng theo kiến trúc văn hóa Lý - Trần; Lầu chuông, lầu trống được xây dựng theo tháp chuông Chùa Keo ở Thái Bình. Đặc biệt, 4 hạng mục trên được làm bằng gỗ lim, khoảng 1.000 khối được nhập từ Nam Phi.

Riêng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện được làm bằng đồng, nặng 3,5 tấn; đại hồng chung nặng 1,5 tấn. Tượng Bồ Tát và các vị tổ sư được tạc bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm. Khuôn viên được bài trí cân đối như: Quan Âm điện, Di Lặc điện (Thủy tạ), Chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược... Công trình ước tính tổng kinh phí 145 tỷ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa.

Được sự tín nhiệm của Hội đồng trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, Đại đức Thích Bình Tâm được bổ nhiệm Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau: