Xây chùa cho ai?

11/03/201910:52 SA(Xem: 8526)
Xây chùa cho ai?

XÂY CHÙA CHO AI?

Thanh Thị

  

xây chùaCó một thực tế đã bị lãng quên/nhầm tưởng về những ngôi chùa, đó là sự đồng dạng về hình thức lẫn tâm thức của đại đa số Phật tử/cảm tình viên Phật giáo với những ngôi chùa, già lam. Ở đây không lạm bàn về góc độ "để đời," "xứng tầm khu vực/quốc tế" của những ngôi chùa mới xây đáp ứng nhu cầu tâm linh/du lịch tâm linh, mà chỉ nói về đồng dạng tâm thứchình thức giữa người dân Việt và chùa.

1. Về tâm thức: Chùa gắn liền với đại đa số người dân Việt, dù có là Phật tử hay không thì chùa trong họ là "quê hương." Cho nên, xét về mặt tâm thức, một ngôi chùa gắn liền với lễ cúng tháng Giêng, Phật đản sinh, cúng cầu siêu cửu huyền (tháng 7),... thông qua đó là nơi tụ hội của những người quanh năm chân lấm tay bùn. Chùa trong họ là mái ngói đỏ nhuốm màu rêu phong, là cây đa, là nơi để "về"... Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào của ngôi chùa cũng khiến họ xa lạ và thay đổi tư duy, nếp nghĩ để thích ứng. Nếu một ngôi chùa được xây dựng khang trang hơn, họ cũng mừng vui, nhưng, kéo theo đó là họ phải có sự thay đổi trong tâm thức nhận thức để thích ứng với ngôi chùa mới. 

2. Về hình thức: Liệu có phải chăng chúng ta đã quên rằng cần có sự đồng dạng về hình thức của ngôi chùa và ngôi nhà? Ở đây đồng dạng không phải là ở nơi thiết kế mà là đồng dạng ở giá trị. Nếu một ngôi chùa được xây dựng mới với trị giá quá lớn, trong khi đại đa số những người tới chùa lại chồng chất khổ đau, tuyệt vọng, thiếu thốn; và quan trọng là, ngôi nhà họ đang ở đôi khi không bằng trị giá một căn phòng ở của chư tăng, thì liệu họ có cảm thấy an tâm khi "gửi lo lắng" nơi cửa Phật? Sự đồng dạng về giá trị mà ngôi nhà của họ đang ở với ngôi chùa sẽ dẫn đến đồng dạng tâm thức như đã nói ở trên. Thực tế, nhiều ngôi chùa đã dần "mất đi" Phật tử sau khi xây dựng xong. Họ bỏ chùa? Có thể. Và có khi họ tìm đến những ngôi chùa nhỏ hơn, thiếu thốn hơn, và phù hợp hơn với hoàn cảnh sống của họ. Cho nên, thiết nghĩ, hệ lụy ấy phần nào là do sự bất tương xứng về hình thức đến tâm thức như đã nói. 

Do vậy, trong truyện "Kỷ lục của một bậc thầy," VH đã nêu lên cái ý, thà xây ngàn ngôi chùa nhỏ mà sức lan tỏa, ảnh hưởng của nó đến từng ngóc ngách đời sống xã hội và quan trọng là đồng dạng về tâm thứchình thức của đại đa số Phật tử/cảm tình viên Phật giáo, để từ đó Phật giáo có cơ hội phụng sự nhân sinh như chính ý nghĩa hiện thực mà nó có mặt vậy.

Nếu xây Chùa to mà có thể sử dụng hết giá trị của nó, không lãng phí từng hào xu "góp nhặt" của nhiều mảnh đời thì hãy cứ xây dựng, bằng không, chỉ là sự tô bồi và phô diễn cho cái tôi/bản ngã lẫn sự tham lam, háo danh của bản năng tính người mà thôi!


Bài đọc thêm (có liên quan đến việc xây chùa và xây đạo tràng):
Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu? (Ben Ngô | BBC & TT. Thích Nhật Từ)
Ma Trận Dịch Vụ Khi Đến Chùa Bái Đính, Không Có Tiền Đừng Mong Lễ Phật  (Vũ Phương)
Đại gia xây chùa, thiên tài kinh doanh siêu lợi nhuận | Trần Phương 

Có nên xây chùa đồ sộ? (Đào Văn Bình)
Xây chùa và xây đạo tràng (Nguyên Giác) 
Yêu người xuất gia được chớ? chùa to phật lớn nên chăng?

Kỷ lục của một bậc thầy (Vĩnh Hảo)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/04/2015(Xem: 6216)
07/12/2018(Xem: 4963)
08/10/2014(Xem: 22574)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.