Tổ Đình Sắc TứLiên Hoa Tự, thường được gọi là chùa Liên Hoa, tọa lạc tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, là một ngôi chùa có xuất xứlâu đời, khoảng 300 năm. Ngày nay, tên chùa được đặt cho tên con đường liên thôn xã, nên địa chỉ của chùa là: số 74 đường Liên Hoa.
Xưa, chùa có tên là “Linh Phong Tự”, do Thiên sư Chân Hòa, thuộc dòng Lâm Tếkhai sơn tạo dựng vào cuối thế kỷ XVII, nằm trên địa phận làng Xuân Phong, huyện Vĩnh Xương,
Năm 1734, chùa được chúa Võ Vương- Nguyễn Phúc Khoát ngự chế đôi liễn đối:
Sư cố tá vân, đàm ngưng hữu dực, Quảng Phước đường trung chơn tổ đạo, tăng huy Phật nhựt vạn xuân.
(Giáp Dần Hoa Triều, Quốc Chúa ngự bút)
Nghĩa là:
(Phượng che mặt hậu, khe bọc mặt tiền, cảnh Diên Ninh trên có núi linh, mừng chúc nghiệp Vương ức tuổi
Thầy giữ cảnh trên, đầm gìn cảnh dưới, nhà Quảng Phước trong ngời đạo tổ, thêm tươi ngày Phật muôn xuân.)
Năm 1736, chùa bị bão lụt làm sập, cụ Võ Triều Nguyên là bậc tiền hiền khai khẩn làng Xuân Lạc lân cận đã cùng dân làng đứng ra xây cất lại, đặt tên mới là Linh Sơn.
Năm 1852, năm Tự Đức thứ 6, Thiền sư Hộ Văn đã trùng tu chùa, cho khắc tấm biển gỗ sơn son thếp vàng đề “Linh Phong Cổ Tự”.
Sau, vào khoảng năm 1874, chùa gặp hỏa hoạn, chỉ cứu được một số vật dụng và pháp cụpháp khí, được dân làng đưa từ làng Xuân Phong về làng Xuân Lạc để dựng lại ngôi chùa mới đặt tên chùa là Liên Hoa. Còn tấm biển “Linh Phong Cổ Tự” nằm lại trong tro tàn, được dân làng Xuân Phong mang lên gửi trong góc vườn chùa núi Bửu Phong trên đồi Trại Thủy cũng đang hoang lạnh, không người trông nomgìn giữ. Về sau, có vị tăng lên chùa núi Bửu Phongtu hành, dựng biển tên lên, vậy là từ đó chùa Bửu Phong mang tên “Linh Phong Cổ Tự”...
Tôn tượng Tổ Khai Sơn bằng đất nung
Năm 1927, Hòa thượng Thích Nhơn Thứ, trụ trì chùa Linh Quang (ở Diên Điền- Diên Khánh) được Phật tử và dân làng cung thỉnh về kiêm trụ trì chùa.
Nhờ uy đức và đạo hạnh của Hòa thượngtrụ trì Thích Nhơn Thứ, nên vào ngày 21 tháng 02 năm Bảo Đại thứ 15 (1940) chùa đã được triều đình nhà Nguyễn ban biển ngạch: “Sắc Tứ Liên Hoa Tự" (Bảo Đại thập ngũ niên, nhị nguyệt nhị thập nhất nhật, Lê Công Bộ đại thần Tôn Thất Quảng cung khắc).
Hòa thượng Thích Thiện Khánh, đệ tử của Hòa thượng Thích Nhơn Thứ về đảm nhiệm trụ trì từ năm 1958 đến năm 1967, đã cùng bổn đạo trong làng tu sửa ngôi chánh điện, tôn tạo nhà hậu Tổ.
Hòa thượng Thích Như Minh, đệ tử của Hòa thượng Thích Thiện Khánh, kế thế trụ trì từ năm 1975 đến nay, đã có công lớn trong việc cùng Phật tử đại trùng tu ngôi Tổ đình gồm: chánh điện, nhà Hậu Tổ, điện Quán Thế Âm, cổng tam quan, tăng xá ni xá... và kiến tạo nhiều cảnh sắc chung quanh ngôi Tổ Đình.
Tổ Đình Sắc TứLiên Hoa Tự còn là một di tíchlịch sửcách mạng, được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp bằng "Di tích Lịch sử Văn hóa" vì đã đóng góp một phần lớn trong công cuộc đấu tranh giải ph óng dân tộc của tỉnh (trong suốt 101 ngày đêm nổi dậy của Mặt trận Nha Trang 23-10-1945, chùa là trụ sở của Ủy ban Nhân dânCách mạnglâm thời huyện Vĩnh Xương).
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.