Tôi Đi Tu Ở Viện Ứng Dụng Phật Học Châu Âu

19/09/20152:33 SA(Xem: 4897)
Tôi Đi Tu Ở Viện Ứng Dụng Phật Học Châu Âu

TÔI ĐI TU Ở VIỆN ỨNG DỤNG PHẬT HỌC CHÂU ÂU
Ánh Dương

Viện Ứng dụng Phật học Châu Âu
Thiền hành chung quanh cơ sở học viện

Tọa lạc trên một ngọn núi cao của khu rừng bạt ngàn màu xanh của vùng Waldbröl cách thành phố Köln khoảng hơn 60 km, Viện Ứng dụng Phật học Châu Âu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập dưới sự giúp đỡ và ủng hộ của Phật tử Châu Âu cũng như người Đức mến mộ đạo Phật và Thiền sư.

1 Chúng tôi bắt chuyến tàu sớm từ thành phố Köln, trung tâm điện ảnh của Đức để đến vùng Waldbröl với sự thưa thớt của dân cư và còn nhiều nét tự nhiên của vùng đồi núi - đường đi quanh co và rừng phủ khắp nơi.

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là cổng của Viện với những bức thư pháp do Thiền sư Nhất Hạnh viết. Một không khí trong lành, thanh tịnhêm đềm vào buổi sáng sớm làm cho lòng người thêm thanh thoát, an lạc.

Viện Ứng dụng Phật học Châu Âu là một khu vực rộng lớn với một tòa nhà lớn là giảng đường, khu trưng bày, nhà sách và các phòng nghỉ dành cho Phật tử, tu sĩ đến đó tu tập. Ngoài ra, Viện còn có một khu hành chính và khu bếp cũng như một khuôn viên rộng lớn với sự chăm sóc vườn hoa cỏ của 40 quý thầy, sư cô đầy nhiệt huyết và trí tuệ - cùng làm việc bên nhau trong chánh niệm.

Chúng tôi đã có dịp chiêm ngưỡng khu trưng bày những bức thư pháp gửi gắm tình thương và sự hiểu biết của Thiền sư Nhất Hạnh.

Đã về đã tới, Không bùn không sen, Mỗi bước chân là tự do, Mỗi bước chân là chánh niệm… là những nội dung đã tạo cho tôi cảm giác được trở về ngôi nhà của mình như một sự màu nhiệm là còn được thở, còn được đứng đây ngắm nhìn say sưa những bức thư pháp  và những góc trưng bày dễ thương.

toi di tu 01
Giây phút tĩnh lặng

Thật sự, tôi cảm thấy may mắn khi được tham dự khóa tu dành cho người Việt từ ngày 10 đến 13-9-2015, trong đó có ngày mở cửa hàng năm của Viện.

Trong suốt những ngày khóa tu có rất nhiều hoạt động diễn ra như lễ Vu lan - bông hồng cài áo; ngày mở cửa đón tiếp hơn 200 người Đức là những hàng xóm và bạn bè thân hữu luôn có những tình cảm tốt đẹp dành cho Viện.

toi di tu 03
Pháp thoại

Các hoạt động khác như đi thiền hành, ăn cơm trong chánh niệm, chấp tác trong chánh niệm và những buổi trà đàm, ngồi quây quần bên quý thầy, sư cô và hát những bài hát về đạo trong tinh thần hiểu và thương của pháp môn hiện pháp lạc trú mà Thiền sư giảng dạy.

Chúng tôithời gian để trở về thân tâm, trở về với ngôi nhà của tự thân khi đi dạo trong khuôn viên, ngắm những bông hoa hồngcác loại hoa đủ màu sắc đang âm thầm khoe sắc. Chúng tôi liên tưởng rằng quý thầy, quý sư cô đang ầm thầm tu tập, chuyển hóa nội tâm của chính mình để vượt thoát tham, sân, si và chấp ngã - tỏa những mùi hương của giới đức - để ngược gió khắp muôn nơi, đem lại hòa bình, an lạc cho nhân gian này.

toi di tu 04
Lễ cài hoa hồng

Bên cạnh đó, chúng tôi có dịp dảo bước đến tháp chuông, phòng uống trà và phòng sách cũng như phòng trưng bày những tác phẩm sách, âm nhạc, thơ của Thiền sư trong suốt mấy chục năm qua.

Cảm giác chúng tôi như đang lạc vào một viện bảo tàng của Thiền sư Nhất Hạnh, khi thấy những nét thư pháp, những câu nói nổi tiếng như nhắc nhở chúng tôi hãy trở về với tự thân, hãy thở và lắng nghe thật sâu để hiểu biết thật rõ ràng

3 Trong buổi lễ Vu lan, chúng tôi lại có dịp nghe lại tản văn Bông hồng cài áo do Thiền sư Nhất Hạnh viết năm 1962 và được nghe sư anh và sư chị hát trực tiếp bài hát này do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc.

Những giọt nước mắt đã rơi, những cảm xúc dạt dào dành cho cha mẹ trong không khí thiêng liêngtri ân về hai đấng sinh thành - chương trình do thầy Pháp Ấn, môn đệ của Thiền sư tổ chức và cho phép mọi người tự do bày tỏ cảm xúc của mình. Có một cô Phật tử dễ thương đã phát biểu cảm nghĩ rằng con đã khóc rất nhiều, khóc như chưa bao giờ được khóc vì con cảm nhận được những tình cảm ấm áp của quý thầy, quý sư cô cũng như các Phật tử dành cho nhau trong tinh thần đoàn kết, thân áitừ bi.

Những bạn trẻ đã đọc những cảm xúc trước hội chúng và đó là dịp bày tỏ tình cảm với ba mẹ của mình dù còn hiện tiền hay đã khuất núi. 

Trong không khí đó, tôi đã thấy những cô Phật tử lớn tuổi vẫn sụt sùi khi nhớ về mẹ, những bạn trẻ là sinh viên cố gắng cắn chặt môi để không khóc thành tiếng nhưng không làm sao ngăn được những cảm xúc chân thật đang ứ nghẹn ở cổ - để những giọt nước mắt tuôn dài trên má như một lời xin lỗi chân thành vì bấy lâu nay "con lầm lỗi đã làm cho mẹ buồn, mẹ trăn trở".

Có một điều đặc biệtấn tượng khi tham gia khóa tu đó là tinh thần đoàn kết và gần gũi như "quen nhau từ kiếp nào" của các quý thầy, quý cô và Phật tử cũng như những bạn sinh viên dành cho nhau.

toi di tu 06
Chư Tăng Ni và Phật tử tham dự khóa tu

Chúng tôi không có cảm giác xa lạ mà như trở về với mái ấm gia đình, một gia đình Phật pháp có đầy đủ những lứa tuổi, tầng lớp và đến từ nhiều nước khác nhau.

Mỗi 15 phút, đồng hồ lại đánh lên những tiếng chuông tỉnh thức và tất cả mọi hoạt động sẽ được dừng lại trong ít phút để mọi người có cơ hội được thở, được trở về với thân tâm của chính mình, được cảm nhận là mình còn đang sống và giây phút thực tại thiệt nhiệm màu. Đó cũng là cách tu tập trong từng sát-na, từng ý niệm trôi qua của thời gian vô cùng vô tận.

Ở đó, tất cả các thầy, sư cô, ai cũng đều vào bếp nấu những món ăn cho Phật tử, dành thời gian quý báu cho các Phật tửthời gian tu tậpthực tập năng lượng của chánh niệm, ái ngữ và lắng nghe, kết nối truyền thông giữa ông bà tổ tiên và những người thân thương của chúng ta.

toi di tu 07
Chư Tăng nấu những món chay thật ngon cho khóa sinh tham dự thưởng thức
toi di tu 08
Hoan hỷ

5 Chúng tôi tạm biệt Viện Ứng dụng Phật học Châu Âu trong một buổi chiều, sau khi làm lễ đón tiếp hơn 200 người Đức là bạn bè, hàng xóm của Viện và thưởng thức những món ăn do chính các sư anh, sư chị nấu tiếp đãi người Đức.

Được quý thầy đưa tiễn ra sân ga nhưng lòng còn luyến tiếc và hẹn vào dịp Tết cổ truyền của Việt Nam sắp đến sẽ về, sẽ tham gia gói bánh chưng và đón giao thừa cùng quý sư trong tình thương và sự hiểu biết.

Xin cảm ơn thầy Pháp Ấn, Sư cô Song Nghiêm đã hướng dẫn tu tập và hát lên những bài hát Đã về đã tới‚ Hải đảo tự thân hay thiền ca Namo Avalokiteshvara...

Nhất định, chúng tôi sẽ trở về Viện như trở về ngôi nhà tâm linh thân thuộc của chính mình.

Ánh Dương
(Nghiên cứu sinh Trường ĐH Kỹ thuật Munich, Đức)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 8777)
03/12/2022(Xem: 7480)
22/07/2018(Xem: 6503)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.