Lời Giới Thiệu

01/06/20193:23 CH(Xem: 2375)
Lời Giới Thiệu

TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI HỌC PHẬT
Tác giảTrí Thành - Lê Văn Được
Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2018

 

LỜI GIỚI THIỆU

Như tên gọi, Tiếng Anh cho người mới học Phật (English for Buddhist Beginners) được thầy Ngộ Trí Thành biên soạn cho người học tiếng Anh Phật pháp vỡ lòng. Sách được trình bày theo hướng giáo khoa, ngắn gọn, mang tính hướng dẫn, sách gồm 17 bài học xoay quanh cuộc đời đức Phật, được chia làm 4 phần (chương): Thời niên thiếu, Sự xuất gia, Chân lý dưới cội bồ đềCon đường giải thoát của đức Phật.

Mỗi bài học được thiết kế gồm 5 phần. Sau bài học ngắn là các từ Anh-Việt mới, nhằm giúp người học nắm vững các từ vựng và tập dịch căn bản.

Phần một là phát âm (Pronunciation) nhằm hướng dẫn cách phát âm và nhấn giọng các từ mới trong bài, giúp người học đọc đúng, nhờ đó có thể nghe đúng về sau. Phần hai là đọc (Reading), giúp cho người học chọn lựa câu đúng và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài học. Phần ba là bài tập chọn các thuật ngữ Phật học (Buddhist terms) điền vào các khoảng trống trong câu, nhằm giúp người học hiểu rõ các thuật ngữ Phật giáo trên nền tảng ngữ nghĩa và văn phạm. Phần bốn giới thiệu văn phạm (Grammar) tiếng Anh thông dụng, liên hệ các ngữ cảnh trong bài học. Phần năm là tập viết câu (Writing), một mặt giúp người học sắp xếp các từ loại trong câu cho đúng, mặt khác gợi ý cho người học các kỹ năng viết câu mới.

Sau 17 bài học, ngoài việc cung cấp bản dịch tiếng Việt cho từng bài học chính, tác giả còn giới thiệu các đáp án cho các phần trong bài. Người học hãy tự mình học và làm bài tập trước, không nên lệ thuộc vào các đáp án trước khi nỗ lực. Sau khi làm xong các bài tập, người học nên đối chiếu với đáp án của tác giả ở cuối sách, để đo lường kiến thức của bản thân.

Quyển sách này có thể được sử dụng như sách giáo khoa cho tiếng Anh Phật pháp. Các giảng viên tiếng Anh có thể sử dụng tác phẩm này giúp cho người học biết được Phật pháp. Người đã biết Phật pháp có thể tự học sách này để nắm vững thuật ngữ Phật học tiếng Anh. Người tự học có thể nương vào sách này để vừa học tiếng Anh vừa biết Phật pháp khái quát.

Tôi tin rằng quyển sách này sẽ góp phần làm phong phú mảng sách song ngữ Phật pháp, vốn quá ít ở Việt Nam hiện nay. Tôi trân trọng giới thiệu sách này đến quý độc giả. Xin tán dương các đóng góp của mọi giới nhằm giúp cho sách được chất lượng hơn trong những lần tái bản sau.

Giác Ngộ, ngày 10-10-2010

Thích Nhật Từ

Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :