Lời Nói Đầu

01/06/20193:24 CH(Xem: 2684)
Lời Nói Đầu


TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI HỌC PHẬT

Tác giảTrí Thành - Lê Văn Được
Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2018

 

LỜI NÓI ĐẦU

Kính bạch cùng quý Thầy, quý Ni Sư, các Phật tử, các em học sinh, sinh viên khoa Du lịch, khoa Đông phương, và những người muốn nghiên cứu tu tập theo gương Đức Phật!

Phong trào học tiếng Anh ngày càng lan rộng không những trong học đường, trong công sở mà còn trong cộng đồng tôn giáo.

Trải qua khoảng 2600 năm tồn tại trong niềm tin giác hạnh, giác tha, dù số lượng còn khiêm tốn nhưng Đạo Phật không truyền bá qua hình thức mua chuộc, chiến tranh, qua dòng dõi truyền thống ép buộc mà vẫn giữ vững đến ngày nay là do chân lý khoa học-từ bi-cứu đời tuyệt vời của đức Thế-tôn; nhất là qua mầu nhiệm Như-lai mà ngày nay đạo Phật càng phát triển vững mạnh trong tâm tư của thanh niên ở các nước Âu Mỹ.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, đạo Phật đồng hành cùng dân tộc qua những lúc sóng gió thăng trầm. Lúc này Đạo Phật phát triển rộng khắp ở Việt Nam. Ngoài các trường Trung cấp Phật học, Tăng Ni muốn nâng cao trình độ Anh ngữ để đáp ứng nhu cầu trong mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực dịch thuật nghiên cứu kinh điển, thì phần lớn phải đi nước ngoài du học. Do đó nhu cầu sử dụng tiếng Anh rất cần thiết trong tu học và ứng xử với nhu cầu thiết thực trong thời hiện đại.



Rải rác trong các lớp chính qui, tại chức, các Tăng Ni đi học thêm tiếng Anh phổ thông rất nhiều. Có nhiều từ xem ra rất thông dụng, nhưng ngữ nghĩa gần với Phật Pháp không ngờ được. Ví dụ: CHANGE là “thay đổi” lại có nghĩa VÔ THƯỜNG; ACTION hay KARMA là “hành động” lại có nghĩa là NGHIỆP …
Để tiện dụng cho việc học tập và thi cử các chương trình, soạn giả đã tùy duyên soạn theo cách thức giáo trình cho tiếng Anh thi Tú tài, Đại học, Tại chức, thi lấy chứng chỉ A B C cho các bạn học sinh có thể ứng dụng được giữa Đạo và Đời.

Đây là ý kiến mới và lần đầu tiên soạn giả viết tài liệu này, trí tuệ về Phật pháp còn thiển cận; do đó còn nhiều khuyết điểm. Rất mong sự góp ý của chư Tôn đức hầu lần sau được hoàn thiện hơn. 

Soạn giả cũng chân thành cảm tạ Buddha Dharma Education Association & BuddhaNet đã cung cấp các bài đọc; các nhạc sĩ Phật Tử Woon Yoke Fun, Ven K. Dhammika, Daniel Yeo, Imee Ooi với các bài hát và Karaoke tiếng Anh Phật giáo tạo cho vườn hoa Phật giáo thêm vui tươiphong phú.


Sài Gòn, ngày 01-09-2012
Trí Thành (Lê Văn Được)
Cẩn chí

 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.