Lời Nói Dối Chân Thành

17/01/201412:00 SA(Xem: 15150)
Lời Nói Dối Chân Thành

Lời nói dối chân thành 
Hoàng Tá Thích

loinoidoichanthanh-300x267Tôi vừa được nghe một câu chuyện thật thú vị: “Cà phê muối”.

Chuyện kể có một anh chàng, trong bữa tiệc tình cờ gặp một người đẹp. Vì cô ta quá đẹp nên anh ngại ngùng không dám làm quen. Tuy nhiên, gần cuối buổi, không nhịn được, anh đã lấy hết can đảm mời cô đi uống cà phê. Người đẹp ngạc nhiên, nhưng cũng nhận lời anh. Đến quán cà phê, ngồi rất lâu chẳng biết chuyện gì để nói, vì anh quá bối rối, nên cô gái cũng chán nản, định đứng dậy ra về. Bất ngờ, anh gọi bồi bàn và nói khá lớn: Em cho tôi một ly cà phê và cho ít muối. Mọi người ngồi gần bàn anh ngạc nhiên, và nhất là cô gái. Cô hỏi: Anh thường uống cà phê với muối? Anh đáp: “Vâng. Nhà tôi ở gần vùng biển, nên tôi rất quen thuộc với cái vị mặn mặn của nước biển. Hôm nay ngồi đây với cô, bỗng nhiên tôi nhớ đến mẹ. Mỗi lần như thế, tôi đều uống cà phê với muối, mà tôi rất thường nhớ mẹ nên tôi uống cà phê với muối riết, đâm ghiền. Tôi xin lỗi nếu làm cô phiền lòng”. Cô gái đáp không sao, và không những như thế, cô lại cảm động; nghĩ rằng anh là một người con có hiếu, có nghĩa, có tình với nơi chôn nhau cắt rốn. Và cô có cảm tình với anh. Sau nhiều lần hẹn hò gặp nhau, hai người yêu nhau, lấy nhau và ăn ở với nhau rất hạnh phúc. Mấy chục năm sau thì anh qua đời. Cô gái, bây giờ là một bà già, vô cùng thương tiếc chồng. Sau khi đám xong, cô ngồi sắp xếp lại những kỷ vật của chồng, cô tìm thấy một bức thư. Viết rằng: “Trong suốt cả cuộc đời yêu em, anh đã có một lỗi rất lớn là đã một lần nói dối em, và không bao giờ dám thổ lộ với em. Đó là lần đầu tiên ngồi với em trong quán cà phê, lúc thấy em sắp sửa đứng dậy ra về, anh quá bối rối và gọi bồi bàn chỉ là để tự trấn an, nhưng vì quá bối rối, anh đã xin muối vào cà phê thay vì đường. Lúc em hỏi, anh đành phải bịa ra câu chuyện để trả lời em. Sau đó, lúc nào đi với em, anh cũng đều phải uống cà phê với muối, và suốt mấy chục năm chung sống với em, ngày nào cũng được em pha cà phê muối cho anh, anh quen dần với cái hương vị đậm đà đó cho đến lúc phải từ giã em vĩnh viễn…”.

Câu chuyện thật cảm độngdễ thương đã làm cho tôi không ngừng suy nghĩ về hai chữ chân giả. Bây giờ ở đời, chân giả khó phân. Hàng giả bất cứ loại nào, nếu không căn cứ vào giá cả thì có nhiều loại khó phân biệt được đâu là thực, đâu là giả. Thậm chí, có khi hàng giả cũng bằng giá hàng thật. Chẳng hạn sừng tê, cao hổ cốt, hàng giả cũng phải bán bằng giá hàng thật mới lừa được người mua. Bỏ tiền mua nhầm một mẫu sừng tê hay một miếng cao hổ cốt giả, không những đã không chữa được bệnh mà còn có thể hại sức khỏe thì thật là tai hại.

Tuy nhiên, nếu là một món hàng giả không khác gì thật mà có thể dùng suốt đời không có ai phát giác được thì món đồ giả đó có khác gì đồ thật đâu.

Con gái tôi có viết một ca khúc, trong đó có một đoạn lời như sau “Em sẽ tin những lời nói dối của anh, nếu anh vĩnh viễn là của em”, đã làm tôi liên tưởng đến câu chuyện bịa đặt của anh chàng trong cà phê muối. Giữ được một lời nói dối suốt cả cuộc đời, và không bao giờ có một biểu hiện nào đi ngược lại lời nói dối đó, thì lời nói dối đó thật hay dối? Trong câu chuyện cà phê muối, nếu anh chàng kia không để lại bức thư cho vợ, thì câu chuyện cà phê muối của anh là thật hay giả?

Mới biết ở đời, thật giả thực khó phân. Có những lời nói dối cho qua chuyện, không mang đến một hậu quả tai hại nào, thì lời nói dối đó cũng là một lời nói dối tốt. Chẳng hạn không muốn đến một bữa tiệc, lấy cớ bị đau bất thình lình, cũng chẳng hại ai. Trong cuộc đời nầy, chắc chắn ai ai cũng đã từng nói dối. Không có ông chồng nào không một lần nói dối vợ, nhưng ngược lại, có nhiều chuyện nói dối không đem lại một hậu quả nào, lại còn có thể làm vui lòng người khác.

Một lời khen, một nụ cười, một câu cảm ơn không mất tiền mua. Dù không thật lòng thì những điều đó chắc chắn là có lợi chứ không có hại, vì làm cho người khác vui lòng. Vậy mà lạ thật, con người rất keo kiệt. Một lời khen, có thể tiết kiệm được, nhưng một nụ cười hay một câu cảm ơn có đáng là bao.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 126





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2015(Xem: 8455)
04/02/2012(Xem: 64553)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :