Tạp chí Phật Học Từ Quang Tập 35 - Tháng 1 Năm 2021

30/01/20211:00 SA(Xem: 3483)
Tạp chí Phật Học Từ Quang Tập 35 - Tháng 1 Năm 2021
PHẬT HỌC TỪ QUANG 
Tập 35 - Tháng 1 năm 2021 (PL. 2564)
Chủ biên: Thích Đồng Bổn
Nhà xuất bản Hồng Đức
Từ Quang số 35 - Bìa


LỜI NGỎ
TỪ QUANG SỐ XUÂN TÂN SỬU

Chúng ta sắp sửa đi qua một năm đầy biến cố, một năm mà cả thế giới loay hoay, trăn trở, chiến đấu vất vả với đại dịch Covid-19 với số người chết hơn 1,7 triệu và số ca nhiễm hơn 70 triệu. Nguy hiểm hơn vào những ngày cuối năm khi nhân loại chưa kịp vui mừng với sự có mặt của vài loại vaccine do một số nước sản xuất mang theo hy vọng cứu rỗi nhân loại, thì lại nghe những thông tin về biến thể mới của virus xuất hiện ở Anh Quốc. Những nước gần chúng ta như Thái Lan, Philippines cũng bùng phát trở lại. Nền kinh tế thế giới đã lao dốc, xơ xác vì tình trạng “lockdown”, số người thất nghiệp gia tăng đáng kể. Ngoài ra, chúng ta đang sống những ngày cuối mùa đông với những bất trắc của thời tiết, có cả thiên tai và nhân tai, khi bao con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vật lộn với những cơn lũ quét, đã có người chết, đã tổn hại biết bao hoa màu và cây trái như ở miền Trung với những cơn bão đã qua. Chúng ta may mắnViệt Nam dù sao cũng đã khống chế về cơ bản được sự bùng phát của đại dịch trong cộng đồng bằng nỗ lực chung và riêng của từng cá nhân và cả xã hội, thêm biện pháp mạnh từ phía chính quyền. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có chỉ số tăng trưởng kinh tế dương. Nhìn lại tất cả những biến cố ấy, hướng đến một năm mới, liệu rằng hy vọng có thắp lên trong chúng ta, những người con Phật, dưới ánh sáng Từ Quang, tin vào Tam bảo, vào sức mạnh nội tại của từng người và cộng đồng? 

Chúng ta hiểu những trở lực, theo những nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2019, Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer, mà nước nghèo, hay người nghèo thường rơi vào là cái bẫy của sự thiếu thông tin, mê tín, và sự trì hoãn. Những gì ngăn trở sự phát triển là 3 chữ I: sự ngu dốt (ignorance), ý thức hệ (ideology) và sự trì trệ (inertia). Thế nên cần phải cải thiện việc quản trị công quyền và chính sách thì mới thay đổi cơ cấu xã hội hiện hữu. Cứ chấp nhận 3 chữ “I” ấy, thì chúng ta không bao giờ có được sự phồn vinh. Đức Phật không phải là không để ý việc tạo dựng một xã hội sung túc. Trong kinh Kutadanta (Cứu-la-đàn-đầu, Trường bộ), Đức Phật chủ trương phát triển kinh tế, thay vì dùng quyền lực để xóa giảm tội phạm, chính quyền phải biết sử dụng các nguồn tài nguyên để cải thiện điều kiện kinh tế trong nước. Họ phải biết phát triển nông nghiệp ở thôn quê, trợ giúp giới buôn bán, cung cấp lương bổng đầy đủ cho công nhân để bảo đảm một đời sống tốt có nhân phẩm. Phát triển là một quá trình nhanh nhưng hết sức phức tạp, vì vậy cần phải làm từng bước và phải lắng nghe người nghèo tâm sự về cuộc sống của họ, cần phải khẩn cấp sửa chữa những sai lầm trong việc sử dụng ngân sách. 

Đất nước đang chuyển mình với những dự án lớn, những lời mời gọi đầu tư từ khắp nơi. Chúng ta có quyền mơ về một năm mới thành công trong kinh tế, trước mắt là một mùa xuân bình yên, hạnh phúc như chúng ta vẫn thường gọi là Xuân Di Lặc. Kinh điển ghi Di Lặc là vị Phật của hạnh hỷ xả. Hỷ xả là chất gắn kết mọi người trong tình thương yêu, cùng hóa giải những oán kết, hận thù gây khổ đau triền miên, mang lại an lạc, hạnh phúc cho cộng đồng. Bản chất tâm thức của mọi loài chúng sanhchấp thủ. Do vậy, khổ đau là điều không tránh khỏi. Chỉ khi nào trong chúng ta luôn có sự hiện hữu của tâm hỷ xả, biết buông bỏ những cố chấp hẹp hòi, vị kỷ, xóa bớt những hận thù oan trái thì lúc ấy chúng ta mới cảm nhận được niềm an lạc hạnh phúc thật sự. Nói như Huy Cận:
Ta vận tấm xuân đi hớn hở
Tâm tư ngào ngạt hiến dâng đời 
 Thân cũng hát lừng cao ngọn lửa
Hoa thiên thu hẹn nở cùng môi (Áo Xuân) 

Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng: “Chúng ta không nên chờ đợi Đức Di Lặc một cách quá ngây thơ. Chúng ta phải sửa soạn đón tiếp Ngài”. 
Sửa soạn như thế nào? Sửa soạn một khung cảnh nhân tâm hướng thiện, một khung cảnh thực chất của đạo pháp, xứng đáng làm nơi ngự tọa của một Đức Phật. Khung cảnh ấy được xây bằng cộng nghiệp hướng thượng của chúng ta, của tâm linh chúng ta. Đừng than phiền đời này là đời mạt pháp. Hãy buông bỏ hình thức. Hãy phủi sạch hai tay. Hãy đứng lên gạt qua những mối tơ vò của thế kỷ. Hãy để tâm hồn trong sạch lắng đọng. Và hãy tiếp nhận hình bóng tròn đầy của mặt trăng đêm rằm xuất hiện trong biển tâm thức của mình. Nguyễn Thế Đăng có lần viết: “Chúng ta hẳn phải suy diễn ra trong một xã hội mà ai ai cũng nhìn nhau như là hoa sen, dầu đã nở dầu chưa nở thì xã hội ấy có đủ mọi điều tốt đẹp, có tất cả nhân đức, có tất cả giới định huệ, và xã hội đó biến thành một Tịnh độ nhân gian”. 

Từ đó, những thế hệ nối tiếp nhau thắp sáng ngọn đèn (Truyển đăng tục diệm) và giữ gìn Chánh pháp trong một quốc độ thanh tịnh của Phật. 
Nhất hướng Phùng Xuân đắc kiện hành
Hành dương vô niệm diệc vô tranh
Tâm đăng nhược chiều kỳ nguyên thể
Diệu pháp Đông Tây khả tự thành 
(Phú pháp truyền đăng - Thiền sư Thanh Quý)
Thiền sư Nhất Hạnh khi được truyền trao (lúc đó pháp danh ngài là Phùng Xuân), đã dịch: 
Đi gặp mùa xuân bước kiện hành
Đi trong vô niệm với vô tranh
Đèn tâm soi chiếu vào nguyên thể
Diệu pháp Đông - Tây ắt tự thành. 

Hãy cùng nhau đi gặp mùa Xuân trước mắt chúng ta
BAN BIÊN TẬP 

MỤC LỤC

Ban Biên tập: Lời ngỏ Từ Quang số Xuân Tân Sửu
Từ Quang: Ước mong/ Ai chịu ơn ai?
Trần Quê Hương: Sống đời vui đạo
Đỗ Hồng Ngọc: Thêm một tuổi mới
Dương Kinh Thành: Lang thang miền ký ức
Tuệ Nha (Thơ): Xuân như thị 
Nhuận Nghi: Mùa Xuân viếng chùa, nhớ thầy Quảng Đức và chư vị xả thânđạo pháp 
Tuệ Lạc (Thơ): “Đi”… là… “về”! 
Thích Thiện Đạo: Vô sở trụ tâm  
Hữu Chí: Chùa cổ Dư Khánh ở Gò Công  
Vu Gia: Nghĩ về giới   
Viên Thắng: Lúc Phật đang trong ta... 
Thích Quảng Minh: Sơ lược về tư tưởng nhập thế ban đầu của Phật giáo  
Tuệ Ân: Giới bổn Pātimokkha
Trịnh Sâm:  Giác quan thứ sáu, là điều có thật  
Nguyễn Hải Hoành: Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam  
Thích Tánh Tuệ (Thơ): Rồi có một chiều
Ngộ Anh Kiệt (Nhạc): Quy y Tam bảo/ Hương Phật 
Thích Thường Tịnh: Học thuyết Duyên khởi qua tư tưởng   Nhứt Hữu bộ  
Trần Đình Sơn: Đã mang lấy nghiệp vào thân 
Nguyễn Đại ĐồngPhật giáo Quảng Bình từ năm 1946 đến 2009  
Vich Ky Le: Nhà truyền giáo  
Mã Lam (Thơ): Tay xuân dâng nén tâm hương  
Minh Ngọc: Cầu Phật gia hộ  
Tuệ Quán: Ta là ai?  
Nguyễn Thanh Vũ: Món quà Tết của sư cô  
Đặng Trung Thành: Tước lá mai  
Trần Thái Học:  Tết của mẹ tôi   
Thích Nữ Diệu Cúc: Người thầy dưới góc nhìn đạo Phật  
Trần Thái Học: Sự tích trâu vàng Hồ Tây 
Thanh Thanh: Những chú trâu nổi bật trong văn học   
Thích Hữu Nhật: Văn chương liễn đối tại chùa Bích Liên Lan Nhã  
Lê Hải Đăng: Giấc mơ xanh  
Đặng Trung Thành (Thơ): Mẹ chờ gió Tết  
Đồng Thiện (Thơ): Tam thế Phật   
Thích Nữ Trí Tuyền: Tinh thần dung hòa giữa Thiền tôngTịnh độ của Thiền sư Minh Châu Hương Hải  
Vân Hà (TTHA): Có những giấc mơ  
Thích Nữ Thông Tiên: Tình ca Thiên tử  
Lương Thị Thu: Ngày Tết, nghĩ về tín ngưỡng dân gian trong lễ tục Phật giáo  
Nguyễn Tấn Quốc: Chùa Kim Cang - ngôi cổ tự nổi tiếng  ở miền Nam  
Thích Nữ Huệ Thanh: Sự xuất hiện tam thân Phật theo điều kiện xã hội  và tôn giáo  
Tiểu Lục Thần Phong: Sống để bụng, chết mang theo  
Nguyễn Văn Thức (Thơ): Như một nghiệp duyên mong manh   
Cao Thăng Bình: Phật pháp giữa đời thường (t.t): Sống sao cho hạnh phúc/ Sống biết tri ân  
Đặng Hùng Anh: Kinh Bách dụ (Chuyển thơ) t.t  
Hàng Châu: Ước nguyện ngày xuân  
Lâm Hà Anh Thư (Thơ): Tiếng dương cầm mùa xuân  
Trí Bá - Trí Tâm - Nhuận Kiên: Thông tin  



pdf_download_2
Từ Quang số 35

Xem các số cũ:
https://thuvienhoasen.org/p118a21580/tap-chi-tu-quang 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 8196)
08/10/2022(Xem: 2953)
02/04/2024(Xem: 46124)
01/12/2014(Xem: 10708)
08/01/2015(Xem: 10521)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.