Tự Do Ngôn LuậnChánh ngữ trong Đạo Phật

17/11/20173:59 SA(Xem: 4650)
Tự Do Ngôn Luận và Chánh ngữ trong Đạo Phật

TỰ DO NGÔN LUẬN
CHÁNH NGỮ TRONG ĐẠO PHẬT

Pháp Hỷ Dhammananda

 

firstamendment 2Trong thế giới dân chủ, tự do ngôn luận là một trong những điều thiết yếu. Trong đạo luật chỉnh sửa lần thứ nhất của Hiến Pháp Hợp chủng quốc Hoa kỳ (First Amendment to the United States Constitution) pháp điển hóa tự do ngôn luận như một quyền hợp hiến. Điểm tu chính đã được chấp nhận vào ngày 15 tháng 12 năm 1791. Điểm tu chính khẳng định: “Nghị viện Mỹ sẽ không làm luật về một luật định của tôn giáo, hoặc cũng không ngăn cản sự tự do làm việc của tôn giáo đó; hay cắt xén sự tự do ngôn luận, của báo chí; hay quyền hội họp trong hòa khí, hay quyền khiếu nại Nhà nước để sửa lại hay kêu lên những nỗi bất bình.” Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances.

Tuy nhiên tự do ngôn luận cũng có những ràng buộc để ngăn chặn những kiểu nói, viết hay phát tán tin tức mang tính chất bôi nhọ (Defamation), xâm phạm quyền riêng tư (Invasion of privacy), lời nói dâm tục (Obscenity), lời nói cố ý đả thương tình cảm, lời nói xúc phạm dẫn đến ẩu đả, giả kêu nguy hiểm để khiến đám đông hoảng loạn. Trong chiến dịch quảng cáo hay vận động tranh cử cũng có những luật định để ngăn chặn nói quá lời, dối trá, thủ đoạn, vv.

Như vậy tự do ngôn luận trong xã hội văn minh không có nghĩa là muốn nói gì thì nói, muốn phát tán tin tức không căn cứ cũng được mà không có trách nhiệm về những gì mình đã nói, đã phát tán, đã hứa khả, vv. Trở lại với mệnh đề thứ nhất, không đưa một tôn giáo nào lên làm độc quyền, nhưng cũng không ngăn chặn sự truyền bá của các tôn giáo. Như vậy có chăng những điều luật ngăn cấm những người mạ lỵ, bông lơn, đả kích hay biếm họa những hình ảnh linh thiêng của một tôn giáo hay niềm tin khác mà họ không thích?
khung boNhững gì vừa diễn ra ở Pháp - Charlie Hebdo Incident – một tạp chí biếm họa in hình Mohamad, Nhà tiên tri sáng lập Hồi Giáo theo kiểu thiếu kính trọng, đã khiến cho bạo độngkhủng bố xảy ra làm chết nhiều người. Rất nhiều tín đồ Hồi giáo xem việc vẽ hay tạo hình tượng của nhà tiên tri Mohamad là tội lỗi, trong khi đó phần nhiều các nhà nước tây phương xem đây là một hoạt động biểu hiện tính tự do ngôn luận . Những kẻ khủng bố kêu tên Alla "Allahu Akbar"(Arabic for "God is [the] greatest"), giết 11 người và làm bị thương 11 người khác trong cuộc tấn công. Sau đó, làn sóng biểu tình rộ lên khắp Paris để phản đối khủng bố bạo động của những người cực đoan đạo Hồi. Thứ sáu vừa rồi cũng lại rộ lên các cuộc biểu tìnhbạo động ở một số nước Châu Phi và thế giới Hồi giáo để biểu thị sự phản đối mạnh mẽ của họ trước những biếm họa về giáo chủ Đạo Hồi. Cuộc chiến này bắt đầu từ tự do ngôn luậnbáo chí trong xã hội dân chủ, nhưng không được xem là báng bổ và không thể chấp nhận được cho một số tín đồ Hồi giáo.

Với những người tỉnh táo, những hành động như vậy thật là điên rồ. Sự điên rồ để bảo vệ tín ngưỡng hay niềm tin của một số người quả là khủng khiếp. Những người Hồi giáo cực đoan có thể đập phá tượng Phật hay giết người rất dã man để thể hiện niềm tin (cuồng tín) của họ. Là người thuộc về một tôn giáo hòa bình nhất trong lịch sử tôn giáoloài người, Phật tử chúng ta nghĩ gì, nói gì về những sự kiện trên?
khung bo 2TRƯỚC HẾT chúng ta nên suy xét về niềm tin của người Phật tử. Ở mức độ nào niềm tin sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta làm việc và đạt được nguyện vọng chính đáng của mình? Và phản diện, ở mức độ nào niềm tin trở thành cuồng tín, khiến chúng ta không thể sống chung với những người khác niềm tin, khác tôn giáo hay khác cách hành trì đời sống tín ngưỡng tâm linh? Và ở mức độ nào, niềm tin của chúng ta cũng như phương thức hành động cho phép để chúng ta bảo vệ niềm tin đó, lối sống đó mà không tổn hại đến người khác?

Chúng ta trở về với cách biểu hiện niềm tin và cách truyền đạt niềm tin trong Phật giáo gọi là chánh ngữ (Samma vaca), chánh nghiệp (samma kammanta) và chánh mạng (samma-ajiva) thuộc về phần Học Giới hay đời sống đạo đức của người con Phật. Lời nói như thế nào thì được gọi là chánh ngữ? Từ phía “không” mà nói thì chánh ngữ là: 1. Không dối trá; 2. không nói lời mắng nhiếc mạ lỵ khiến người khác đau lòng hay tổn thương; 3. không thêu dệt thêm bớt để chia rẽ hay đả phá; 4. không nói lời nhảm nhí vô ích. Chúng ta cũng cần lưu ý, trong điều thứ hai của “không”, lời nói khủng bố tinh thần (abusive speech, terrorist words) thì được gọi là 'ác ngữ”, cách nói mà người con Phật chân chánh nên tránh. Đó là những điều cần phải tránh, còn những điều cần phải “có” để cách truyền đạt của chúng ta thấu tới chân lýđi vào lòng người thì sao?


charlie-hebdoCó năm phẩm chất để xác định một lời truyền đạt chân chánh hay “khéo nói” (subhasita). 1. Lời nói phải đúng sự thật; 2. có lợi ích cho người nghe; 3. nói với tâm từ mẫn; 4. với ý định tốt, có tính xây dựng; 5. cảm xúc của người nghe, nếu nó là sự thật và có lợi ích, nhưng tạo ra cảm xúc xấu, thông điệp phải truyền đạt đúng lúc đúng thời. Tuy nhiên Đức Phật cũng khuyên chúng ta rằng không phải sự thật nào cũng phải nói ra . Nếu một sự thật mà khi phơi bày ra chỉ đem đến tổn thương, không đem lại lợi ích cho ai cả, sự thật như vậy Bậc giác ngộ khuyên chúng ta không nên nói ra, không nên phát tán. Ví dụ như chồng hay vợ của quí vị đã từng có lỗi lầm trong quá khứ, nay họ không như vậy nữa, nhưng bạn cứ muốn đem cái “sự thật” đó ra ánh sáng, thì điều đó chỉ làm tổn hại bạn và mối quan hệ của bạn trong hiện tại mà thôi. Cũng như vậy, mỗi tôn giáo, mỗi truyền thống đều có những thời điểm lịch sử không tốt đẹp. Chúng đã đi qua cùng với những ký ức buồn hay 'không đẹp' trong các giai đoạn phát triển của loài người. Nay không cần thiết để chúng ta đem chúng ra để nhiếc móc hay biếm họa. Vì làm như vậy chỉ đem đến tai họa cho hiện tại. Charlie Hebdo Incident là một minh chứng cụ thể cho kiểu truyền thông thiếu thiện xảo, điều đưa đến sự công phẫnphản ứng cuồng tín trong những cộng đồng theo Hồi giáo.
Chánh ngữ và ái ngữ- lời nói dịu dàng làm đẹp lòng người nghe- là những điều rất cần thiết để hướng dẫn người con Phật khi sử dụng tự do ngôn luận.

một lần, Đức Phật đến thị trấn Nalanda thuộc vương quốc Ma-Kiệt-Đà. Trên hành trình đến thị trấn sầm uất này, Phật và tăng chúng đi trên cùng một lộ trình với hai thầy trò người Bà-la-môn. Vị thầy bà-la-môn vì không thích, nhưng vẫn cứ phải nhìn thấy và nghe về uy tín và sự kính ngưỡng người ta dành cho Đức Phật và các vị đệ tử của ngài. Ông ta không dấu được sự khó chịu của mình và đã không tiếc lời phỉ báng, nói xấu vị giáo chủ mà ông không ưu gì. Ngược lại, người học trò trẻ tuổi của ông ta lại cảm thấy rất phấn khích trước sự hiện diện của Phật -Pháp Tăng trong vùng, và anh ta ca ngợi, tán tụng theo dân chúng. Khi hai sự kiện trái ngược nhau này được tường thuật đến Đức Phật, ngài dạy chư tăngPhật tử rằng đừng vì nghe sự ca ngợi mà sinh tâm tự đắc, thỏa mãn; cũng đừng vì nghe lời phỉ báng, chỉ trích mà sinh tâm buồn giận, phản ỨNG. Người có trí tuệ thì khi nghe điều gì cần thẩm thấu để biết đến chừng mực nào, những lời nói có có thể xác đáng, có thể tin cậy. Và nếu đó là lời chỉ trích, phê phán, hay bị đem ra làm “biếm họa”, thì cũng nên bình tĩnh. Nếu thấy chúng là vô căn cứ, hãy ôn hòa giải thích và cùng nhau làm rõ sự việc để tìm ra hướng truyền thông lành mạnh và đúng sự thật.

Cũng tại thị trấn Nalanda, có một vị gia chủ đến yết kiến Đức Phậtyêu cầu Thế Tôn hãy chỉ giáo cho các đại đệ tử thể hiện các lọai thần thông để thu phục tín đồ trong thị trấn sầm uất này. Đức Thế Tôn đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị có vẻ hấp dẫn này. Ngài đề cập đến các loại thần thông được ngưỡng mộ trong quá khứ cũng như đương thời như hô biến, bay trên hư không, đi trên nước, trên lửa, chui qua tường, lặn vào lòng đất, thay hình đổi dạng, biến thân, đọc được tâm ý của người khác, vv. Nhưng ngài cũng khẳng định rằng mặc dù đã thuần thành trong các 'tiểu xảo' đó, ngài thấy chúng rất dị hợm, và không bao giờ khuyến khích các đệ tử thi triển chúng. Có một loại thần thông hay 'phép lạ' mà ngài luôn khuyến khích sử dụng, đó là thần thông giáo hóa, hay là năng lực của sự cảm hóa. Năng lực này được phát triển dựa vào ngôn ngữ, cách sử dụng các loại ngôn ngữ để truyền đạt thông điệp về lòng dũng cảm để tránh xa cái xấu ác và tự tin để chuyển hướng cuộc đời theo con đường sống hiền thiện và hòa ái. Đây mới chính là 'phép lạ' hay thần thông mà ngài luôn sử dụng cũng như khuyến khích các đệ tử của ngài sử dụng trong thế giới này.
 
Chùa Pháp Luân, Houston, TX. 1/19/2015 Pháp Hỷ Dhammananda
 
 
 
 
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.