Thư Viện Hoa Sen

Suy Nghĩ Từ Một Mẫu Chuyện Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

12/12/201312:00 SA(Xem: 10587)
Suy Nghĩ Từ Một Mẫu Chuyện Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

Suy nghĩ từ một mẫu chuyện của Tuệ Trung Thượng sĩ 
Thạnh Minh

Ngày kia, Thái hậu (vợ vua Thái Tông) mở tiệc thịnh soạn. Ngài dự tiệc gặp cá thịt cứ ăn. Thái hậu thấy lạ hỏi:

Anh tu thiền mà ăn cá thịt thì thành Phật sao được?

Thượng sĩ cười đáp:

Phật là Phật, anh là anh. Anh chả cần làm Phật, Phật chả cần làm anh. Thái hậu chẳng nghe cổ đức nói “Văn Thù là Văn Thù, Giải Thoát là Giải Thoát” đó sao? (Ngài trích truyện tích Ngài Văn Hỷ có hiệu là Giải Thoát đối đáp với bồ tát Văn Thù)

Khi Thái hậu qua đời, nhà vua (Thánh Tông) cúng chay ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, vua thỉnh các vị tôn túc bốn phương mỗi vị làm một bài kệ ngắn trình bày chỗ kiến giải của mình. Kết quả bài nào cũng nông cạn chưa tỏ ngộ. Nhà vua bèn trao giấy mực cho Thượng sĩ. Thượng Sĩ viết một hơi bài tụng tự thuật (tất cả tám câu). Vua xem xong bèn viết tiếp họa lại tám câu nữa. Thượng Sĩ đọc xong rất ưng ý.

Sau vua sắp tịch có viết hai câu kệ trả lời cho Thượng Sĩ:

Hừng hực hơi nóng mồ hôi toát
Chưa từng thấm ướt khố mẹ sinh.”

Qua câu chuyện này ta biết rằng chẳng phải chỉ có Thái Tông ngộ đạo, mà con Ngài là Thánh Tông cũng ngộ đạo, rồi sau này cháu Ngài là Nhân Tông cũng ngộ đạo xuất gia lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Quả thậtdòng họ phi thường. Đức của nhà Trần rất lớn, mới đủ sức đánh bại kẻ thù hung hãn nhất thời bấy giờ là Nguyên Mông, như lời bình của Trương Hán Siêu:

Anh minh hai vị thánh quân (chỉ cho hai vua Thánh Tông và Nhân Tông lúc đó)

Sông này rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thủa thanh bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

Bốn câu kết của Trương Hán Siêu trong bài Bạch Đằng Giang phú đã nói lên cái tinh túy của chiến thắng, đức độ của nhà lãnh đạo đã khiến cho Đại Việt chiến thắng. Siêu cho rằng dù là quân đội anh dũng, dù là nhân dân đồng lòng, dù là thế trận hung hiểm, nhưng chính cái đức độ của người lãnh đạo tối cao mới quyết định chiến thắng.

Một việc nữa cũng rất thú vị. Khi Thái hậu ngạc nhiên nhìn Tuệ Trung thượng sĩ gắp cá thịt, thì ta phải hiểu rằng thời đó Phật giáo nhà Trần (miền Bắc) đều ăn chay. Sự ngạc nhiên của Thái hậu đã chứng tỏ việc ăn chay là phổ quát, nên khi Bà thấy ông anh nổi tiếng tu hành lại ăn mặn như thế rất kỳ lạ. Khi Bà mất thì vua Thánh Tông cũng cúng chay trong cung cấm. Như thế đủ biết Phật giáo lúc bấy giờ toàn ăn chay.

Nhiều người kể lại câu chuyện của Thượng Sĩ để biện minh cho việc ăn mặn, nhưng thật ra câu chuyện đó mới chính là chứng tích cho một Phật giáo thời Trần toàn ăn chay.

Vậy ăn chay là gì?

Ăn chay là không ăn thức ăn xuất xứ từ động vật, không dùng các chế phẩm từ động vật;

Hoặc ăn chay là không ăn thức ănxuất xứ từ sự giết hại động vật??

Hai định nghĩa này khác nhau nhiều lắm.

Khi Phật gặp một người câu cá, Ngài đã khuyên người này đừng giết hại chúng sinh. Như vậy rõ ràng Phật khuyến khích ăn chay, vì không câu cá để ăn thì chỉ còn nước hái rau mà luộc ăn thôi.

Nhưng cũng thời đó, Phật cho phép các Tỳ kheo đi khất thực ai cho gì ăn nấy, kể cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Vì vậy mà đến bây giờ các sư Nam truyền vẫn cương quyết ai cho gì ăn nấy đúng như Phật cho phép từ xưa.

Nếu định nghĩa Ăn chay nghĩa là không ăn thức ăn từ sự giết hại động vật thì ta có thể mở rộng phạm vi ăn uống ra thoáng hơn. Sữa cũng là chế phẩm từ động vật, nhưng không giết chóc gì cả, cứ dùng vô tư. Trứng công nghiệp không có mầm trống, do gà mái đẻ theo chu kỳ sinh học, chẳng có sự sống, chẳng có giết hại gì cả, có thể được dùng cho có thêm đạm.

Ngoài ra, xác cá trôi tấp vào bờ, chết vì lý do gì không rõ, có thể ăn Chay được đấy. Xác thú trong rừng chết qua cơn hỏa hoạn, chết vì tai nạn, chẳng ai giết chóc gì cả, vẫn có thể ăn Chay được đấy. Chỉ có điều các Sư Bắc tông ăn cá thịt như thế thì ai “ngạc nhiên như Thái hậu” hỏi thì mất công trả lời cá này chết trôi vớt lên ăn nghe con ..

Nếu định nghĩa Ăn chaytuyệt đối không ăn bất cứ chế phẩm nào từ động vật thì ta theo đúng con đường của Đề bà đạt đa chủ trương đòi ly khai khỏi Phật, chống lại Phật, muốn hơn Phật. Hình như Phật cho rằng thức ăn từ sự giết hại dã man mới có tội, chứ không phải hễ ăn chế phẩm từ động vật là có tội. Đây là chỗ tế nhị mà ta cần hiểu rõ để xác định Chánh thực (ăn cho đúng).

Nếu ta hiểu như thế thì thức ăn của tu sĩ hầu như là thức ăn chay, vì chế phẩm từ động vật mà không có giết hại thì rất ít, lâu lâu mới có. Sữa và trứng không trống thì rất nhiều. Còn thịt “chay” thì ít khi có dịp gặp để cải thiện. Thịt “chay” nghĩa là thịt cá chết vì lý do tự nhiên hay tai nạn chứ không vì giết hại dã man, chứ không phải thịt chay là thịt bán trong các cửa hàng thực phẩm chay Đài Loan đâu.

Tuy nhiên, nếu ai quen ăn mặn rồi thì không dễ chuyển qua ăn chay, thậm chí sẽ nổi sân khi có ai nhắc mình ăn chay. Muốn ăn chay phải có ý chí cao lắm. Chính quyết tâm ăn chay sẽ giúp ta không thèm đồ mặn, cơ thể tự thích nghi không cần đạm động vật nữa. Thịt cá có men tiêu hóa rất nhiều nên kích thích ăn ngon. Thực vật không có men tiêu hóa này nên ăn không được nhiều. Hơn nữa ăn chay đương nhiên sẽ không khỏe bằng ăn mặn. Tuy nhiên cái gì cũng có cái giá của nó. Ăn chay không khỏe bằng ăn mặn, nhưng cơ thể tinh khiết hơn, tinh thần thanh sảng hơn, ít tích chứa ám nghiệp hơn, nên dễ thăng tiến trên đường tu tập tâm linh hơn.

Phật tử nhìn nhà sư ăn chay cũng cảm mến hơn, vì thế Phật Pháp sẽ hưng thịnh hơn.

Vấn đề còn lại là ta có quyết tâm ăn chay hay không mà thôi.

Thạnh Minh
(Phật Tử Việt Nam)

Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ không ăn chay

HỎI:

- Có người xem lịch sử Việt Nam thấy Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ, là một vị giác ngộ, thầy của vua Trần Nhân Tông, sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm cũng ăn mặn nên nói rằng ăn chay không cần thiết. Lý này là thế nào? Có phải Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ ăn mặn không?

ĐÁP:

Theo sách Thiền Sư Việt Nam [1] thì Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ thọ Bồ Tát Giới, thầy của vua Trần Nhân Tông, sáng tổ Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, do đó không có ý gì nghi ngờ về việc ngài ăn mặn hay ăn chay vì trong 10 giới trọng và 48 giới khinh của Bồ Tát Giớigiới cấm sát sinh (giới trọng thứ nhất), giới cấm không được ăn tất cả thịt của mọi loài chúng sinh (giới khinh thứ 3), và giới cấm cất chứa những khí cụ sát sinh (giới khinh thứ 10).

Việc ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ ăn mặn là nhân một bữa tiệc do em gái ngài, Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, thiết đãi khách quí trong hoàng cung. Mặc dù trên bàn tiệc có cả thức ăn chay và thức ăn mặn, nhưng ngài vẫn điềm nhiên ăn thịt cá. Thái Hậu thấy lạ mới hỏi:

“Anh tu thiền mà ăn cá thịt thì thành Phật sao được?”

Ngài cười đáp:

” Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần làm Phật, Phật không cần làm anh..”

Có nhiều nghi vấngiải thích về việc nầy. Một trong những lời giải thích cho là hành động ăn thịt cá của Thượng Sĩ nhằm mục đích đả phá quan niệm sai lầm rằng ăn chay là đủ để thành Phật của Hoàng Thái Hậu, ý ngài muốn nói sự tu tâm mới là điều quan trọng. Ngài là bậc giác ngộ, tâm đã bình đẳng, đã thoát ra khỏi qui luật của thế giới hiện tượng tương đối, mọi sự việc xảy ra trong đời đối với ngài chỉ còn là câu truyện trong giấc mộng đêm qua, mọi hành động của ngài đều là tùy duyên phương tiện tháo đinh nhổ chốt cho chúng sinh còn kẹt mà thôi.

Chú thích:
1. HòaThượng Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt 
Nam, in tại Hoa Kỳ 1995. Trang 256 

Nguồn Thư viện Hoa Sen

BÀI ĐỌC THÊM:

VẤN ĐỀ ĂN CHAY ĂN MẶN của TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ - Nhiều tác giả

 

 

 

Tạo bài viết
10/01/2015(Xem: 13907)
02/10/2015(Xem: 5845)
08/03/2014(Xem: 22679)
07/08/2012(Xem: 35965)
25/05/2020(Xem: 6555)
30/04/2020(Xem: 6061)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: