Nếu có kiếp sau thì kiếp này phải sống thế nào?

08/10/20163:59 SA(Xem: 17718)
Nếu có kiếp sau thì kiếp này phải sống thế nào?

 

Ban Biên Tập: Trong phần trả lời cuộc phỏng vấn, Hòa thượng Thích Trí Quảng có đề cập đến ba vấn đề trong đó có hai vấn đề cốt lõi của đạo Phật. Đó là (1) diệu đế thứ nhất trong Tứ diệu đế, (2) vấn đề tái sinh và (3) chuyện ăn mặn, ăn chay. Riêng chủ đề Tứ Diệu Đế đã được các vị đại sư, các vị học giảhành giả giảng giải rất nhiều và chi tiết. Tuy nhiên, không nhiều vị y cứ trên thực tế, tức trên chân lý thế tục để giảng, tức là đời sống hàng ngày của con người như con người Việt Nam chẳng hạn, ví dụ như chất thải độc hại làm người dân khổ sở, làm người dân sống khắc khoải, không có đủ cơm để ăn, không có nước sạch để uống và không có không khí sạch để thở. Đó là chưa kể cái khổ do ý nghĩ tiêu cực và các hành động vô đạo đức tràn ngập cuộc sống hàng ngày… Mời quý độc giả đọc thêm các sách và các bài viết khác liên quan đến các chủ đề trên để nhận đúng đâu là đích thực lời dạy của đức Thế Tôn về khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ, và con đường để diệt khổ.



NẾU CÓ KIẾP SAU THÌ KIẾP NÀY PHẢI SỐNG THẾ NÀO?

Nguyễn Như Phong

thich trí quảngCàng thời gian gần đây, càng rộ lên chuyện có những hiện tượng “tái sinh” và có nhiều trường hợp khoa học cũng bất lực không thể giải thích! Dưới đây là cuộc đối thoại giữa nhà báo Nguyễn Như Phong (báo Năng lượng Mới) và Hòa thượng Thích Trí Quảng về vấn đề này.

Làm thế nào hết khổ?

Nguyễn Như PhongTrong “Tứ diệu đế” có nói về Diệt khổcon đường để Diệt khổ. Hòa thượng có cho rằng Diệt khổ là rất khó khăn không? Nhất là đối với những người đã “si” lại “tham”.

Hòa thượng Thích Trí Quảng: “Tứ diệu đế” là một chân lý, một lẽ sống dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ dành riêng cho Phật giáomọi người nên tìm hiểu. Phẩm thứ nhất “Khổ đế” trong “Tứ diệu đế” mà đức Phật dạy mình là phải biết nhìn thật vào trong cuộc sống. Nhìn thật vào trong cuộc sống thì ta sẽ thấy khổ hay là không khổ. Không khổ là thực, còn khổ là ảo. Chính mình tạo ra ảo giác mà mình rơi vào cái khổ. Do ảo giáctham vọng mà đẩy mình vô cái khổ hiện tại chứ cuộc sống này không khổ. Khi theo đạo Phật tôi thấy cuộc sống này an lạc, cho dù trong lúc khổ nhất tôi cũng thấy an lạc. Đấy Niết bàn hay Diệt đế trong đạo Phật là ở chỗ đó. Khi mình kiềm chế được tham vọng thì mình an lạc.

Trong những lúc rơi vào tình trạng đối mặt với sống và chết thì trong lòng tôi không tham sống nữa thì tôi vẫn thấy an lạc. Tôi còn nhớ năm 1963 tôi bị bắt giam. Trong nhà biệt giam, tôi ngồi một mình, tôi tập thiền ngay trong khám nên tôi tìm thấy an lạc. Tôi nghĩ bây giờ chuyện sống chết đối với mình không cần thiết nữa. Khi chưa bị bắt thì mình ở ngoài làm việc này làm việc nọ với tổ chức, còn khi ngồi đây thì không thể làm gì được, đó là sự thật tôi nhìn nhận được nên tâm hồn tôi thanh thản. Và tôi nhận ra đây là Niết bàn, là Diệt đế tức là thấy Niết bàn ngay trong lúc cùng cực nhất của cuộc sống. Mình có trí tuệ để quyết định cuộc sống mình và không có tham vọng chen vô thì trong hoàn cảnh nào mình cũng an lạc. Vì vậyđức Phật dạy mình đầu tiên là quan sát cái khổ trước. Cuộc đời này không khổ. Khổ là do tham vọng sinh ra, nên đức Phật khuyên mình nên diệt nguyên nhân đi thì quả không còn. Từ ý đó mà các thầy tu thường không có tiền bạc mà vẫn thấy Niết bàn vì tâm đã đoạn diệt được tham.

Một anh làm ăn thất bại đến chùa cầu lạy xin giúp đỡ. Tôi nói thẳng đây là nguyên nhân sai lầm từ đầu của anh. Anh thiếu trí tuệ mà anh đi theo tham vọng quá mức nên anh quyết định không đúng, vì vậy anh thất bại và vỡ nợ mà không cách nào trả được. Anh đến anh cầu xin Phật trả nợ là hoàn toàn không thể nào có được. Nếu như ngay từ đầu mà anh không có quyết định sai lầm, không dấn thân vào cái sai này thì hậu quả không có. Anh phải nhìn nhận thực tế này mà tìm cách giải quyếtthực tế nhất là phải có trí tuệ để giải quyết vấn đề này. Nhưng mình không có trí tuệ thì mình phải tìm thầy có trí tuệ hơn mình để mà giải đáp cho mình và mình nói thật lòng hết tất cả những niềm sầu nỗi khổ đó.

Cũng nhiều khi có người không may gặp phải người xấu, họ bắt phải cúng này cúng nọ thì còn bị mất tiền thêm lần nữa. Từ sai lầm này dẫn đến sai lầm khác nên việc đi cúng đi cầu nhiều chưa hẳn là  tốt. Khi gặp một bậc minh triết thì người ta sẽ chỉ ra rằng, nên dừng lại mà nhìn vào thực tế. Từ đó dùng trí tuệ mình mà tháo gỡ. Cái nào nên tiếp tục làm và cái nào nên dừng lại. Trong Phật giáo thì trí tuệ là  phải thấy thực tế và theo thực tế thì mình sẽ sống yên ổn.

“Nhân” kiếp này, “quả” kiếp sau

Nguyễn Như PhongGần đây, báo chí có phản ánh một số hiện tượng trẻ mới sinh lại nhớ những chuyện kiếp trước, chuyện tái sinh. Hòa thượng nghĩ thế nào về chuyện này? Hòa thượng có tin vào kiếp sau không? Và nếu thực có kiếp sau thì kiếp này mình nên thế nào? Cầu cúng liệu có ích gì không?

Hòa thượng Thích Trí Quảng: Tôi tin vào kiếp sau và cũng tin vào sự tái sinh.

Nói chút chuyện bản thân tôi nhé. Bố mẹ tôi hiếm con. Ông nội tôi đi chùa cầu khấn. Sư thầy trụ trì  bảo về nhà thờ Phậttụng kinh Phổ môn thì sinh ra con  hiền lànhthông minh. Thế là ông cụ về thờ Phật và bắt cha mẹ tôi tụng kinh như lời thầy dạy. Tôi còn nhớ khi tôi 12 tuổi, bấy giờ nhà tôi có một ông chú tụng kinh niệm Phật. Có một điều lạ là, khi tôi nghe ông tụng thì tôi đã cảm thấy quen thuộc. Và khi ông tụng xong thì tôi cũng đã thuộc như có tự bao giờ. Ông chú tôi bảo, tôi có căn tu thế là gia đình cho tôi xuất gia năm 12 tuổi. Tôi nghĩ là kiếp trước mình đã tu rồi cho nên đời này sinh trở lại. Vì vậy, với kinh Phật tôi học rất là nhanh thuộc, trong chùa không ai học nhanh bằng tôi cả.

Tôi nhớ, khi mới vô chùa được một tháng thì tất cả các bài kinh mà các thầy tụng ở trong chùa tôi đã thuộc hết. Tôi đi tu vậy có khi cả chục năm tôi không về nhà, nhưng cũng chẳng thấy nhớ. Tôi thấy đời sống trong chùa thân thuộc, gần gũi lắm. Từ đó tôi tin kiếp trước mình tu rồi nên tái sinh, may mắn lại được đi tu nữa. Sau đọc thêm sách thấy vị Lạt Ma này tái sinh, Lạt Ma khác tái sinh thì đương nhiên cũng có một số thật, một số giả.

Thật là ở chỗ, có vị đời trước đi tu rồi kiếp sau tái sinh thừa hưởng công đức tu kiếp trước. Tức là cái tâm tu hành của mình có sẵn rồi, nên cái việc làm của mình ở trong chùa dễ dàng hơn. Còn những người khác họ mới đi tu lần này thôi nên nếp sống bên ngoài còn nhiều. Tuy họ vào chùa tu nhưng thật tâm họ không có, đến một lúc nào đó họ cũng hoàn tục.

Nguyễn Như PhongNếu có sự tái sinh, có kiếp sau, thì trong Bát thức của giáo lý nhà Phật, Thức thứ  7 và thứ 8 là quan trọng nhất. Bởi nó đưa người ta tái sinh vào kiếp sau. Trong cuộc sống hiện đại và lại xô bồ, gấp gáp thế này, Hòa thượng thấy làm thế nào để có Thức thứ 8 thật tốt?

Hòa thượng Thích Trí Quảng:  Thức thứ 8 còn gọi là A lại da thức hay gọi là tiềm  thức. Tiềm thức chứa đựng tất cả những hạt nhân trong quá khứ dù là quá khứ gần hay quá khứ xa nhiều kiếp về trước. Tôi có quan niệm trong tiềm  thức của mình nó chứa đựng những hạt nhân tu hành nhiều kiếp trước. Tái sinh trong cuộc đời này, tôi cũng như bao nhiêu bọn trẻ. Nhưng mà tôi có cái suy nghĩ không giống với những đứa trẻ khác mà suy nghĩ đó nó tiềm ẩn Phật pháp bên trong. Theo thời gian, sự nhận biết này lớn dần và sáng thêm ra. Cái này trong tiềm thức của mình nó hiện ra cho nên ở trong duy thức học. Thức này mách bảo rằng, khi mình chết thì đầu tiên các giác quan ở ngoài chết trước. Lúc ấy, mình không thấy không nghe được vì nó gom về Thức thứ 7 là Mạt na thức.

Rồi từ Thức thứ 7 này nó lại đưa qua Thức thứ 8 và nó nằm đó, như đưa vào một cái kho chứa đựng hết tất cả những cái mà trong đời mình đã làm. Chính vì đó mà nó tạo thêm một linh hồn. Thức tức là tiềm thức, nói dễ hiểu là như một linh hồn. Linh hồn đó thoát khỏi xác này nó sẽ tìm tới một chỗ thích hợp với nó. Người đi tu thì hằng ngày họ tụng kinh niệm Phật thành một tập quán. Sâu trong tiềm thức thì linh hồn của họ cũng theo tập quán này nó lại trở về chùa. Trong lúc  trở về chùa nó vẫn nhận ra được kiếp trước của mình. Cho nên tất cả những người bạn bè cùng đi chùa vẫn nhận ra nhau nhưng chỉ có điều không nói chuyện được với nhau. Người chết thấy được người sống nhưng người sống không thấy được người chết. Nhưng nếu người sống có một đời sống về tinh thần thì cảm nhận được cái điều đó. Đó là những nhà ngoại cảm.

Hai cái đó người ta gọi là thần giao cách cảm có thể gặp được nhau. Gặp nhau thì cái thần thức này có thể theo về nhà, nó về nhà thì nó coi như đây là bạn cho nên nó có thể sinh vô nhà đó. Nó là con cháu trong cái nhà đó. Cho nên tất cả những cái mà Phật gọi là nghiệp dẫn, thì nghiệp dẫn tức là ở trong đời mình có những cái thiện nghiệp hay người bạn tốt thì thường mình theo cái nghiệp thiện này và sinh vô cái nhà hiền lành hơn, tốt hơn. Còn khi mình có cái ác nghiệp thì chính cái ác nghiệp đó dẫn mình sinh ra trong chỗ có nhiều oan trái hơn. Đúng theo duy thức học, thì Thức thứ 8 là “đi thì nó đi sau, tới thì nó tới trước”. Khi mình chết thì tất cả các thức khác mất hết rồi thì cái thần A lại da thức đi sau cùng. Tới thì nó tới trước, trước khi các thức khác có thì cái A lại da thức có trước. Nên từ trong tiềm thức thì dần dầnhiện ra và mình nhớ được những cái trước.

Cho nên cuộc sống càng hiện đại, nhịp sống càng gấp gáp, vật chất càng dư thừa thì con người càng phải biết kiềm chế. Tránh đòi hỏi quá đáng về vật chất, hạn chế lòng tham. Giàu có thì biết bao nhiêu cho đủ? Đừng thấy việc ác nhỏ như giọt nước mà nhắm mắt làm bừa. Giọt nước tuy nhỏ nhưng làm đầy bát lớn. Và tất cả việc thiện hay việc ác mình đã làm thì đó là là nhân của kiếp này, tạo nên quả ở kiếp sau.

Thà ăn mặn nói ngay, còn hơn ăn chay nói dối!

Nguyễn Như PhongGần đây, ăn chay đã trở thành phong trào. Nhiều chùa, khi làm lễ đều nấu cỗ chay. Điều đáng bàn là chùa lại làm các món chay giả cá, thịt, giò chả… Trong khi đó, Phật dạy không được nói dối. Vậy ăn chay như thế, phỏng có ích gì? Thà “ăn mặn nói ngay, còn hơn ăn chay nói dối”?

Hòa thượng Thích Trí Quảng: Tôi không đồng tình trong chuyện nấu cỗ chay mà làm giả các món mặn. Nhưng tôi đồng tình ở mặt khác, việc khác. Ăn chay là nhắm vô rau quả, không ăn thịt, cá đây là đi theo lời Phật dạy. Nghĩa là không ăn mạng sống của chúng sinh. Tuy nhiên, đức Phật không hẳn là cấm vậy đâu. Chính là cấm sát sinh thôi chứ không phải là cấm ăn cá, thịt một cách tuyệt đối. Ngày xưa, có những thầy đi tu ở những vùng không có thức ăn chay, nên phải ăn thịt để sống. Và được ăn cái gọi là ngũ tịnh nhục – là thịt nhưng được coi là thịt thanh tịnh.

Hiểu thế này: Một con vật  nó bị một con vật khác giết chết đi, nó ăn còn dư lại thì các thầy được lượm về ăn coi như là không phải bị tội. Hay là trường hợp, tôi tới nhà anh, anh bày món cho tôi ăn trong đó là đồ mặn, tôi vẫn ăn mà không phải tội. Nhưng tôi tới nhà anh, anh bèn đi giết một con gà để anh đãi tôi, và nếu tôi ăn thì cái chết của nó là do tôi gây ra… Cái này đức Phật kiêng. Cái tội là mình không trực  tiếp giết, mình bảo người khác giết nhưng mình sinh lòng hoan hỉ, mình muốn người ta giết để mình được ăn thì cái đó là tội. Cái chỗ ăn chay mà tôi nói đúng theo cái nghĩa đức Phật dạy là tránh sát sinh.

Cao hơn một bước nữa là chay của Đại thừa tức ăn chay như Bồ tát. Người thọ giới Bồ tát thì ăn chay là không ăn đồ huyết nhục. Tức là chỉ ăn rau quả thôi, ăn chay này nó có 2 trường hợp: Như tôi không ăn mặn tại tôi không thích ăn, vì tôi ăn rau quả tôi thấy thích, sức khỏe tôi tốt. Như vậy tôi có cái căn Đại thừa. Tôi tu theo pháp môn này rất thích hợp. Cái đó là chính bản thân tôi không thích ăn, ăn không được. Ăn chaysức khỏe mình vẫn tốt là do cơ thể mình tiếp thu được cái này thì tại sao lại không. Cho nên ăn chay để dưỡng sinh thì cũng đúng. Chính tôi ăn chay tôi có cảm giác đó vì ăn mặn không được. Nhưng ăn mặn hay ăn chay cũng chưa phải là quyết định. Người lớn tuổi thì không nên ăn nhiều: không ăn béo nhiều, đạm nhiều, chất đường nhiều để cho cơ thể vừa đủ thôi thì theo Phật giáokhông sinh bệnh.

Nhưng với những người mới tập ăn chay, họ không quen ngay được. Lúc bấy giờ người ta mới cho họ ăn chay bằng cách tập. Họ làm giả thịt cá, bằng cách cho mùi vô thôi. Cái kiểu chế biến này xuất xứ từ Đài Loan. Nhưng tôi thì tôi rất sợ cái mùi đó. Những người họ quen ăn mặn thì người ta ăn nhờ có cái mùi đó người ta mới chịu ăn. Thì thôi không phản đối cái này, cho những người mới tập ăn người ta quen dần rồi sau này bỏ cái mùi đi vẫn ăn được.

Tôi thấy những thức ăn giả chay là tôi không ăn được, nên ở nhà tôi chỉ ăn thức ăn bình thường của mình thôi. Rau thì ra rau, đậu thì ra đậu. Còn thứ  kia không biết làm từ cái gì cho nên tôi không ăn. Biết nó là chay nhưng mình thấy cá mình không ăn được. Tại tư duy của mình nó thế. Cho nên thôi thì người ta làm gì thì người ta làm, mình không phản đối nhưng cũng không cổ xúy.

Nguyễn Như PhongXin cảm ơn Hòa thượng. Đúng là, kiếp này hãy cứ sống cho tử tế, may ra kiếp sau có hơn được gì chăng.

 

Nguyễn Như Phong | Báo Năng Lượng Mới


Bài đọc thêm:
Chủ đề Tứ Diệu Đế:
(1) Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật Nhiệm Màu - Tứ Thánh Đế- Bốn Chân Lý Cao Cả) (Nhiều tác giả và dịch giả)
(2) Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
tu dieu de
(3) Hòa thượng Giới Đức: người học Phật có thể hiểu sai và tu sai Tứ Diệu Đế

Chủ đề về Tái Sinh:
(1) Phải Hiểu Khái Niệm Về Sự "Tái Sinh" Trong Phật Giáo Như Thế Nào? (Hoang Phong dịch)
(2) Mi Tiên Vấn Đáp (HT. Giới Nghiêm)
MI_TIEN_VAN_DAP__MILINDA_PANHA___Gioi_Nghiem










Chủ đề về Ăn chay ăn mặn:

(1) Vì sao người Phật tử nên ăn chay (Minh Tiến)
(2) Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật (Tâm Diệu) Trích đoạn:
quandiemveanchaycuadaophat-bia

HỎI Tôi thấy một số món ăn chay trong các tiệm ăn và đôi khi cả trong một vài chùa, có hình thức các con vật và tên gọi giống y như các món mặn, thí dụ như: "cá chiên, cá hấp, thịt quay bánh hỏi, tôm xào chua ngọt.. v..v..". Nếu tâm còn thèm ăn các món mặn thì ăn quách đồ thật còn hơn là giả dối như vậy. Đạo Phật nói trực tâmđạo tràng cơ mà?

ĐÁP Đây là một câu hỏi có nội dung phức tạp, có thể chia ra làm bốn phần: (1) Món ăn chay giả thịt cá bán tại các chùa (2) Món ăn chay giả thịt cá bán tại các tiệm (3) Ăn chaylý do sức khỏe, và (4) Người ăn chay chỉ vì có lòng thương súc sinh, không liên quan đến tu tâm theo Phật giáo.

Món ăn giả thịt cá tại các chùa:

Đức Phật dạy rằng "Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh", "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành", chữ chúng sinh ở đây là chỉ tất cả mọi loài động vậtcảm giác, chứ không chỉ riêng loài người.

Cửa chùa là nơi truyền bá đạo Phật, tu sĩ ở chùa là Trưởng tử Như Lai, đem chánh pháp dạy chư Phật tử. Một trong những lời dạy quan trọng, cốt tủy của Đức Phật là phải dùng tâm bình đẳng để đối xử với mọi loài, cả người lẫn vật. Vậy thì chúng ta không nên tạo thói quen xấu là thản nhiên nhìn hình ảnh con cá con tôm nằm cong queo giữa đĩa nước xốt, hoặc cầm muỗng, đũa xắn cắt con cua, con gà, dù chỉ là gà giả.

Ngoài ra chư vị nào đã thọ Bồ Tát Giới thì đừng quên là, khác với giới Thanh Văn, chỉ ràng buộc trong một kiếp ngườichỉ phạm khi có hành động, giới Bồ TátTâm Giới, chỉ khởi tâm phạm, chưa hành động, là phạm giới rồi. Vậy thì chư vị CưBồ Tát Giới chỉ cần nghĩ là : "Ăn con tôm rang muối này ngon quá", dù là tôm giả, tâm của quý vị khởi niệm muốn ăn, là phạm giới rồi.

Món ăn giả thịt cá tại các nhà hàng.

Về các nhà hàng dùng tên giả để gọi các món ăn chay thì chúng ta nên cảm thông rằng họ làm thương mại, họ cần có những phương pháp lôi cuốn khách hàng, là những người đã quen ăn thịt cá nay chuyển sang ăn chay. Nếu món nào cũng chỉ dùng tên vật liệu để gọi thì chỉ còn là: nấm xào rau, đậu om, rau luộc, rau kho..v..v.., rất ít món, khó lôi cuốn khách hàng.

Dầu sao, thực khách khi ăn một món giả, cứ nghĩ đến một con thật đã thoát chết thì lòng từ bi cũng đang tăng trưởng rồi đó.

Ăn chaylý do sức khỏe:

Nhóm người này tránh ăn thịt động vật vì thấy rằng thịt động vật mang đến nhiều chất độc và bệnh tật. Đối với họ, lý do ăn chay hoàn toàn vị kỷ. Nếu một mai khoa học tìm ra rằng ăn vẩy rồng, gân cọp sẽ khỏe mạnh sống lâu, thì họ sẽ lại hỳ hục đi săn rồng, săn cọp. Tuy nhiên, dù mục tiêu ăn chay của họ vị kỷ, không vì loài vật, nhưng phó sản của nó lại vô tình cứu loài vật bớt chết (có nghĩa là bớt bị sản xuất ra để rồi phải sống tù tội và chết đau đớn), và cũng giúp cho dòng nghiệp lực sinh tử tử sinh của họ bớt nợ máu. Cho nên, đối với nhóm người này, món ăn giả nếu có làm cho họ cảm thấy hấp dẫn, thích ăn, bớt thèm thịt, thì vẫn có ích lợi cho cả phiá người và vật.

Ăn chay vì lòng thương loài vật:

Nhóm này thuộc đủ mọi thành phần tôn giáo và không tôn giáo. Họ tránh ăn thịt chỉ vì lòng thương xót loài vật, không nỡ đóng góp thêm vào nỗi thống khổ của cuộc sống đầy đau thương, bị hành hạ, trà đạp, đánh đập, sống chen chúc, bị ép cho đẻ nhiều rồi chia rẽ mẹ con, trước khi chết còn bị sống những ngày kinh hoàng trên những chiếc xe chuyên chở khổng lồ, đói khát, dồn ép trong một trạng thái thần kinh rất là khủng khiếp, rồi bị lùa vào hành lang dẫn đến lò sát sinh, để nghe thấy những tiếng thét thất thanh trong giây phút dẫy chết.

Do được thấy tận mắt, hay coi phim, hoặc xem sách báo, tâm những người này đã chuyển, họ cảm thấy ăn thịt là kéo dài những nỗi thống khổ cho loài vật, cũng là những sinh vật có đầy đủ tình cảm, xúc động v..v.. như con người. Nhóm người này ăn chay dễ dàng và còn cổ động mọi người ăn chay để toả rộng lòng nhân từ ra khắp nơi. Điển hình nhóm này là những hội viên hội PETA(People For The Ethical Treatment of Animals). Đối với họ khi nhìn tôm thịt cá giả trên bàn, thì họ cũng cảm thông với những người đang từ từ chuyển hướng sang ăn chay, và mừng rằng một con tôm, con cá, con gà giả trên bàn ăn là đã cứu một con tôm, con cá, con gà thật khỏi chết. Cho nên, nhóm người này rất ủng hộ những tiệm ăn chayhoan nghênh những con tôm cá giả, gà giả trên bàn ăn. Họ quan niệm rằng: "nếu như tật xấu ăn thịt cá đã bám rễ  sâu xa trong óc con người, thì những món chay giả mặn đã cứu những con vật thật".

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/02/2012(Xem: 63504)
08/12/2014(Xem: 25377)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.