Chương 4: Những nghịch lý nên tránh

03/08/20173:27 SA(Xem: 7455)
Chương 4: Những nghịch lý nên tránh
NGHỆ THUẬT SỐNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông 2016

Chương 4: Những nghịch lý nên tránh

Giảng tại chùa Linh Quang, ngày 28-01-2012 Phiên tả: Trần Thị Minh Tâm.

Nghịch lý là sự mâu thuẫn, khi hiện thực và những thứ chúng ta mong đợi diễn ra một cách trái chiều. Nghịch lý đôi khi còn xuất hiện dưới hình thức là những điều chúng ta muốn từ bêntrong tâm lại khác hoàn toàn với những gì thể hiện bên ngoài, hoặc nó cũng có thể có mặt dưới hình thức các đối nghịch diễn ra xung quanh ta. Nơi nào có quá nhiều các đối nghịch, nghịch lýmâu thuẫn nơi đó có thể dẫn đến rất nhiều các xung đột và va chạm. Bản chất của sự đổ vỡ đều phát xuất từ sự va chạm.

Người tu học Phật phải nỗ lực tìm cách giới hạn tối đa các nghịch lý. Nếu không, việc tu tập cũng như quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong đời sống sẽ không trọn vẹn. Trên tinh thần hóa giải các nghịch lý phát xuất từ tâm, chúng tôi xin tuần tự phân tích về phương diện Phật học và gợi ý những kỹ năng mà người thực tập có thể nương vào đó tháo mở được những trở ngại trên con đường tu học, sự nghiệp, đạt tới thành công và có được hạnh phúc

1. BỎ QUÊN LÀNG XÓM

Chúng ta vượt được hàng triệu triệu tỷ dặm lên tới mặt trăng và quay trở về. Nhưng không ít người cả đời không bước qua được bức giậu sang thăm người thân”. 

Tưởng chừng như nghịch lý đó là không có, nhưng trên thực tế diễn ra rất nhiều.

Mấu chốt ở nghịch lý này là chúng ta quá coi trọng những phát minh khoa học. Trên thực tế không phải phát minh nào cũng nhằm mục đích cải thiện đời sống của con người. Chúng ta cho đó là những thành tựu rất lớn, là niềm hãnh diện tự hào của thời hiện đại. Trong khi đó, rất nhiều người trong chúng ta đang bị bỏ rơi, bị quên lãng bởi chính người thân, người thương của mình. 

Văn hóa phương Tây đề cao cái tôi một cách tuyệt đối, do vậy con người có khuynh hướng bó hẹp hạnh phúc trong phạm vi ngôi nhà của mình. Nếu không được mời hoặc không được cho phép, việc đến nhà người khác, kể cả nhà người thân được xem là một điều cấm kỵ. Nền văn minh đề cao cái tôi như vừa nêu sẽ làm cho con người chỉ đặc biệt quan tâm tới các thành viên đang cư trú trong mái ấm của mình mà thôi. Ở phương Tây trong một nhà thường chỉ có 4 thành viên, hai vợ chồng, hai đứa con. Có nhiều gia đình chỉ có hai vợ chồng hoặc chỉ có một người mà thôi! Mặc dù ở bên cạnh nhà hàng xóm tới vài chục năm nhưng hầu hết những người phương Tây không biết hàng xóm kế cận của mình tên là gì? bao nhiêu tuổi? cư trú tại đây lâu chưa?. Người phương Tây xem điều này là hết sức bình thường

Khi gặp nhau người ta chỉ chào những câu xã giao, ví dụ: How are you?( Ông (bà) khỏe không)? Khi hỏi thế, họ hoàn toàn không muốn nghe một câu trả lời chi tiết kiểu như “Hôm qua tôi bị bệnh, phải đến nhà thương; con tôi vừa thi trượt đại học; chồng tôi vừa bị sa thải…”. Câu hỏi chỉ là cho có lệ. Người kia cũng trả lời một cách máy móc: I’m fne, thanks (Tôi khỏe, cám ơn ông (bà). Rồi mạnh ai nấy đi. 

Lối văn hóa này là không can thiệp vào chuyện riêng của người khác và cũng không cho phép người khác can thiệp vào chuyện của mình vì đây là tự do cá nhân. Sự riêng tư ở phương Tây được xem là một biểu hiện của thế giới dân chủ. Rất nhiều người phương Tây ngộ nhận rằng dân chủtự do như cách thế vừa nêu là hạnh phúc lớn nhất. Trên thực tế hạnh phúc lớn nhất có gốc rễ từ tình người bị chết dần. 

Các phát minh về khoa học rất cần thiết, nếu không có nó đời sống con người trở nên khó khăn hơn. Những nỗ lực cải thiện đời sống bằng phát minh, sáng kiến khoa học là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu ai đó nằm trong số những nhà phát minh làm những chuyện vĩ đại, đi hàng trăm nghìn dặm, gấp chúng ta nửa vòng trái đất, hoặc ra khỏi quỹ đạo của trái đất bay vào trong vũ trụ bao la, khám phá các hành tinh khác mà lại khô cằn về tình cảm dành cho người thân thì còn gì khổ đau cho bằng.

Người Việt Nam có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Bà con ở xa lâu lâu mới gặp nhau một lần, nên tình huyết thống có thể theo năm tháng đó phai nhạt dần. Láng giềng gần là những người tối lửa tắt đèn, vui buồn cùng chia sẻ với nhau hàng ngày, cùng trải nghiệm cái thuận và nghịch và cùng có một cộng nghiệp trong môi trường, hoàn cảnh sống giống nhau. 
Tình thân và sự gắn bó vì thế đậm đà hơn. Tình làng nghĩa xóm là một biểu hiện rất đẹp, rất quý của văn hóa Việt Nam

Ngày nay, trong thời kỳ hiện đại hóa đất nước, văn hóa làng xã đang bị thách đố và có thể bị thay thế bằng văn hóa thành thị. Văn hóa thành thị là đèn nhà ai nấy rạng, và tinh người cũng dần dần bị mất đi. Do đó để thể hiện tình người, chúng ta phải quan tâm lẫn nhau và nền tảng của sự quan tâm đó bắt nguồn từ nhận thức:

Không ai có thể sống biệt lập một mình mà được hạnh phúc trọn vẹn. Sự tương tác đa chiều trong mọi sự vật và hiện tượng, con người buộc chúng ta mỗi khi làm việc gì đó phải nghĩ và liên kết đến người khác, xem hậu quả của việc mình làm liệu có ảnh hưởng tiêu cực đến ai hay không, kết quả tích cực của việc này có lan rộng đến cộng đồngxã hội hay không? Khi biết đặt ra câu hỏi này, chúng ta sẽ ứng xử bằng chánh niệm trong mọi động tác đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh và nếp sống mang lại sự an bình cho người khác.

Dưới cái nhìn tuệ giác của đạo Phật, nỗi đau của tha nhân ít nhiều liên hệ đến nỗi đau của chúng ta. Người Việt Nam có câu “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, thể hiện mối quan tâm, tình thương giữa các động vật cùng một chủng loại. Con người là một loài động vật phát triển, có ý thức xã hội, đạo đức, văn hóa, tâm linh và nhiều phương diện tích cực khác. Cho nên, mối quan tâm và sự trải nghiệm niềm vui và nỗi buồn trong cộng hưởng giữa con người với con người là rất lớn. Do đó, đạo Phật dạy chúng ta cần phải gắn kết với con người, với cuộc đời bằng sự bắt đầu gắn kết với những người thân, sau đó là những người dưng và rộng hơn nữa là những kẻ thù, rồi chúng ta cùng góp phần xây dựng một xã hội thanh bình. Do đó, mọi phát minh, sáng kiến của con người phải nhằm phục vụ hạnh phúc cho việc cải thiện đời sống của con người mà tình người là rất quý giá. 

2. BẤT LỰC BẢN THÂN

“Chúng ta chinh phục được vũ trụ nhưng lại bất lực với chính mình”. 

 Chân lý này ngày càng được chứng minh là đúng trong bối cảnh xã hội hiện đại. Chinh phục vũ trụ đòi hỏi đến những thành tựu của khoa học hiện đại. Quốc gia nào giàu, có thể trả tiền lương hậu hĩnh cho các khoa học gia thì sẽ có được rất nhiều công trình khám phá. Những con tàu bay vào vũ trụ để khám phá sự hiện hữu của các hành tinh, các định tinh, quỹ đạo của chúng, những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của các hành tinh này đối với Trái đất của chúng ta, chuyện đó có thể làm được. 

Hai mươi năm trước, các khoa học gia hàng đầu của thế giới công bố rằng vào năm 2036 sẽ có một mảnh thiên thạch, với quỹ đạo rơi của nó, sẽ va vào hành tinh của chúng ta, gây tổn thất mạng sống và các công trình xây dựng của con người. Ngày nay, sau mấy chục năm công bố, các khoa học gia hàng đầu trên thế giới không thể phủ định thông tin chính xác đó. Công việc của các nhà khoa học trong tương lai là làm thế nào để thay đổi quỹ đạo của trái đất khoảng 0…% thì mảnh thiên thạch đó sẽ không va vào hành tinh của chúng ta, mạng sống con người được đảm bảo. Đến năm đó chuyện gì sẽ xảy ra thì chưa ai biết, nỗ lực của các khoa học gia là có thể khả tính. Sức của con người có thể làm được những chuyện phi thường mà các loài động vật khác không thể nào bì kịp

Chúng ta đã khám phá ra sao Hỏa, nhiều hệ mặt trời, các dãy thiên hà, ngân hà cách chúng ta đến hàng nghìn năm ánh sáng. Chúng ta có thể nắm được cơ bản về vũ trụ luận chỉ qua vài buổi thuyết trình bởi những người có kiến thức chuyên môn. Chúng ta may mắn hơn thế hệ ông cha của mình nhiều thế kỷ trước về phương diện này.

Nhưng việc chinh phục chính mình, làm chủ được dòng cảm xúc, thái độ, lối sống là một thách đố rất lớn. 

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật khẳng định rằng: “Chiến thắng (tức là chinh phục) được hàng ngàn, hàng vạn, hàng tỷ quân địch ngoài chiến trường, dầu khó khăn nhưng nếu có binh pháp, chiến lược, chiến thuật giỏi, nhà lãnh đạo đại tài có thể thành công. Chiến thắng chính mình mới là chiến thắng oanh liệt nhất”. Chiến thắng chính mình, tức là làm sao sống cho chánh trực, không lừa dối bản thân, đề cao liêm khiết tri thức, nhân cách đạo đức chuẩn mực mô phạm. Nhân cách đó sẽ giúp cho ta sống hài hòa với thiên nhiên, con người và mang lợi lạc cho tha nhân.

Chúng ta có thể vượt qua được bệnh tật, khắc phục khó khăn, nhưng khắc phục được thói quen là một điều rất khó. Thói quen là một quá trình được huân tập một cách có ý thức hay là vô thức. Thói quen được hình thành bởi phong tục, tập quán, văn hóa, tôn giáo, ý thức hệ chính trị, biệt nghiệp và cộng nghiệp của một cộng đồng. Các thói quen dù tốt hay xấu đều được dẫn đến các sự lệ thuộc.

Thói quen tích cực sẽ đưa ta vào quỹ đạo của an vui và hạnh phúc. Ví dụ thói quen nghe pháp, thói quen thực tập chánh niệm, thói quen chuyển hóa tham, sân, si, thói quen từ bi, vô ngã, vị tha, thói quen làm các Phật sự, thói quen giúp đời, cứu người đều là những thói quen đòi hỏi sự bền bỉ trong nỗ lực

Trong khi đó, những thói quen xấu có thể sống dai, sống dài, sống dở trong suốt mấy chục năm cuộc đời của ta, thậm chí còn theo đuổi ta trong nhiều kiếp sống về sau như bóng không rời hình, âm vang không rời tiếng. Mỗi nếp suy nghĩ tạo ra một cá tính mà ta thường đánh đồng với cái tôi. Ta thường tuyên bố: “Tôi là như vậy, bản tính tôi thế đó, ai chịu được thì chịu, không chịu thì thôi!”. Chiến thắng được thói quen ương ngạnh, bảo thủ, cố chấp, thành kiến vô cùng khó. Tất cả những thói quen đó khi được nhồi sọ bằng giáo dục từ mẫu giáo trở lên, ở ngay thời điểm mà ta chưa định hình được đâu là đúng, đâu là sai, đâu là chân lý, đâu là khoa học, đâu là tâm linh, đâu là những cái phản lại, ngược lại những điều vừa nêu. Dần dà, khi lớn lên theo năm tháng, ta có thói quen đánh đồng chúng là chân lý. Tẩy não những thói quen đó để thay đổi bản thân là một điều khó khăn, nhưng nếu làm đượclà một điều kỳ diệu, một phép màu. 

Nhà khoa học người Mỹ Amstrong vào năm 1969 khi đặt bước chân đầu tiên của con người xuống mặt trăng, đã làm dấu Thánh tỏ ý cám ơn Chúa. Giới trí thức, khoa học gia có lẽ không ai không biết rằng vũ trụ này không do Thượng đế tạo ra, cuộc sống của con người không phải do các thần linh định đoạt. Sự thưởng phạt của Thượng đế và các thần được mô tả trong các kinh Thánh tôn giáo chỉ là một niềm tin mê tín, không có cơ sở khoa học. Nhưng vì từ thuở nhỏ ông đã tiếp nhận quan điểm tín ngưỡng, tri thức về thế giới từ Thiên Chúa giáoTin Lành. Vì thế phản xạ có điều kiện từ bé dần dần tạo ra phản xạ vô điều kiện, mỗi khi vui mừng vì còn sống thì lại phải làm dấu thánh cảm ơn Chúa. Con người chinh phục được mặt trăng nhưng không chinh phục được mê tín.

Chinh phục bản thân mình bằng trí tuệcon đường ngắn nhất đạt đến kết quả an bình nhất. Các thói quen trói buộc chúng ta là dây xích lao ngục, nhận ra sự trói buộc đó muốn thoát ra không phải là giản đơn. Đừng dại dột đút đầu vào các dây trói - thói quen xấu để chúng lôi mình đi như con rối. Bất cứ cái gì cũng có thể tạo thành thói quen: Ăn, uống, mặc, ngủ nghỉ, sinh hoạt, du lịch, giao tế, phát ngôn, lối sống. Mọi hành động, suy nghĩ của chúng ta đều gắn kết với thói quen và thói quen luôn tạo ra một sự lệ thuộc. Tốt nhất hãy tập các thói quen tích cực để khỏi phải mệt mỏi về sau. Chinh phục được thói quen của mình bằng phương pháp thực tập chuyển hóa sẽ giúp cho ta hàng ngày có hạnh phúc. Ta bước từng bước chân an lạc, thảnh thơi trên mặt đất, đi từ tốn, vững chãi, tự tin. Ta nói ít nhưng nói chính xác, đúng những gì cần nói, đó là sự chinh phục thói quen phát ngôn. Ta chú ý loại trừ những suy nghĩ mang sự tham, sự sân (bực tức, giận dữ) và si. Ta sống lạc quan nhưng không cường điệu hóa, không duy lý hóa, không chủ quan hóa, đây cũng là thói quen về nếp suy nghĩ

Để tạo cho mình những thói quen tích cực trong ý nghĩlời nói và hành động cần có sự thực tập thường xuyên, miên mật, nhưng đây không phải là việc không thực hiện được. 

3. TỰ LÀM BẤT TỊNH

Chúng ta cố gắng làm sạch không khí để tránh các loại ô nhiễm, nhưng trong khi đó chúng ta lại tự làm ô nhiễm thân tâm”. 

Để tránh bốn loại ô nhiễmô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và tiếng ồn, chúng ta chỉ cần có tri thức về lối sống đúng là có thể làm được. Để tránh ô nhiễm, con người chỉ cần giảm bớt lòng tham sự đầu tư, khai thác môi trường và tuân thủ các luật lệ của thế giới hay của các quốc gia chủ xướng nhằm góp phần bảo vệ mẹ trái đất, hành tinh xanh, để các chủng loại động vật được cộng tồn lâu dài. Chuyện đó có thể khó làm ở nhiều thế kỷ trước, nhưng vào thời nay kiến thức về vấn đề bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm rất phổ cập trên các phương tiện truyền thông đại chúng, làm theo không khó. Cũng có thể nỗ lực cam kết không làm giàu phi pháp, giảm bớt sự làm giàu cho các mục đích cá nhân, giảm bớt tham vọng về tính cường quốc của một số quốc gia lớn, như vậy con người sẽ chung tay tối thiểu hóa hiệu ứng nhà kính, cải thiện tình trạng hâm nóng toàn cầu, gây rối loạn về khí hậu. Rất nhiều người trong chúng ta có thể thành công trong việc đấu tranh với ô nhiễm môi trường, nhưng bằng lối sống, ta lại tự làm ô nhiễm thân tâm mình. 

Trước khi Đức Phật ra đời, người Ấn Độ tin rằng sông Hằng là con sông thiêng, tắm trên sông Hằng có thể tẩy tịnh mọi trần cấu của tâm, mọi khổ đau, bất hạnh. Khi được sinh ra, được tắm ở sông Hằng là một diễm phúc lớn. Khi làm lễ cưới, được đi đến sông Hằng, dùng nước của nó để tẩy tịnh thì còn gì hạnh phúc cho bằng! Khi qua đời, trước và sau khi làm lễ hỏa thiêu được trầm mình xuống sông Hằng thì mọi trần cấu được rũ bỏ. Niềm tin đó mạnh mẽ đến nỗi vào tháng 1-2 hàng năm, mặc tiết trời giá lạnh, hàng trăm ngàn người trầm mình dưới sông, hậu quả là họ bị mắc các bệnh về xương khớp và hệ hô hấp

Sông Hằng hiện nay là một trong những con sông ô nhiễm nhất trên hành tinh. Xác người sau khi thiêu, xác gia súc sau khi chết đều được thả xuống sông. Toàn bộ chất thải của thành phố Varanasi đều đổ xuống đây. Người Ấn Độ lấy nước sông này để uống, để mang về cầu nguyện, để thực hiện các nghi lễ tâm linh

Các hành động mê tín đã khiến chúng ta bị ô nhiễm hàng ngày, hàng giờ. Việc đốt giấy vàng mã vừa tốn tiền, vừa gieo nghiệp phá của, lại làm cho chúng ta sợ hãi rằng người thân chưa được siêu thoát. Niềm tin mê tín vào ngày giờ tốt xấu, trùng tang, tam tai dẫn đến việc chúng ta đổ oan cho ông bà, người thân chết trước, làm khổ cuộc sống của chính ta trong hiện tại. Ta không biết rằng mình đang vô tình gieo nghiệp vu oan rất lớn và vì nghiệp đó mà chúng ta lận đận trong cuộc đời

Mặt khác, vì nghĩ rằng chết là hết, không có kiếp sau, người ta không còn bận tâm đến đạo đức, nhân phẩm, sẵn sàng chạy theo cám dỗ, nhất là vào những thời điểm khó khăn của cuộc đời. Người ta có thể bất chấp tất cả để làm những chuyện tà vạy, vi phạm luật pháp

Đạo Phật đưa ra kết luận rằng tất cả những suy nghĩ, hành động trên đều do ba độc tố gây ra là tham, sân, si. Những ô nhiễm này của tâm đầu độc con người, phá hủy hạnh phúc của con người. Vì vậy việc chúng ta cần làm là nỗ lực thanh tịnh hóa bản thân mình. 

Để chuyển hóa lòng tham, đạo Phật dạy ta biết buông xảthực tập lòng từ bi, quan tâm tới tha nhân. Hành giả thực tập đạo Phật quán chiếu thấy mọi sự vật trên đời này không phải là sở hữu vĩnh hằng của con người. Của cải, tài sản là của ta trong một thời gian, rồi lại chia tay với ta. Cuộc đời là thế. Thấy rõ rằng tài sản khi chết không mang theo được thì ta sẽ biết cách sử dụng chúng vào các mục đíchý nghĩa

Một tâm không dính ô nhiễm là tâm hoan hỷ, rộng lượng. Vì biết rằng trong những lúc gặp trở ngại, chướng duyên, con người có thể ứng xử tiêu cực, ta không chấp trước, không giận, không đổ lỗi. Như thế là ta đang thực tập giảm sân. Tuệ giác giúp ta sống tích cực hơn và nỗ lực giúp người khác, thay vì trách móc họ. 

Trau dồi kiến thức Phật pháp bằng cách đọc kinh, nghe giảng, tới chùa sinh hoạt sẽ giúp chúng ta thoát khỏi vô minh. Trên trang www.chuagiacngo.com của chúng tôi có hàng chục ngàn fle âm thanh về kinh Phật và các bài thuyết giảng để quý vị nghe trực tuyến hoặc tải xuống. Nếu chịu khó nghe và suy ngẫm, chúng ta có thể chuyển hóa được các mê tín dị đoan, những định kiến, tà kiến… Không biết cách thanh lọc tâm, để tâm bị ô nhiễm thì hành động của chúng ta sẽ gây thương tổn cho người khác, tức một hành động ô nhiễm về đạo đức

4. NHÌN NHAU BẰNG THÁI ĐỘ HẸP HÒI

Chúng ta có thể xây dựng những công trình các thành phố, các phố xá rộng lớn, nhưng lại thỉnh thoảng nhìn nhau bằng những con mắt rất hẹp hòi”.

Nỗ lực chinh phục thế giới làm cho chúng ta mở rộng phạm vi của quốc giaxâm phạm chủ quyền của những nước nhỏ và yếu với tấm bình phong “mang lại văn minh cho những nơi lạc hậu”. Thế kỷ XIX trở về trước đánh dấu nỗi đau của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa xâm lược. Ngày nay, sự toàn cầu hóa đã thúc đẩy các quốc gia nghèo nỗ lực hiện đại hóa đất nước, biến nông thôn thành thành thị. Đối với người nghèo, việc làm này mang lại một niềm hy vọng mới cho một đời sống đầy đủ tiện nghi vật chất hơn. Nhưng đứng dưới góc độ văn hóa thì văn hóa làng xã bị mất dần. Càng đầu tư khoa học hiện đại thì con người càng dễ chạy theo tiện nghi vật chất, vô tình đánh mất hạnh phúc chân chính, vốn có sẵn trong một cuộc sống kết hợp hài hòa giữa vật chấttinh thần, có tình người, đạo đức, văn hóa, tâm linh và nhiều giá trị tinh thần cao quý khác. 

Thói thường, có một mâu thuẫn nội tại về tâm lý. Người nông thôn nỗ lực bán nhà cổ xây nhà thường, bỏ thôn quê về thành thị để lập nghiệp, với niềm hy vọng là cải đời. Người thành thị và người dân phương Tây đang ở các tòa cao ốc thì lại tìm đến các quốc gia nghèo, vùng nông thôn, sông nước, núi rừng để du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Từ đó chúng ta có thể rút ra một kết luận là cái gì chúng ta thiếu, chúng ta hướng về; cái gì chúng ta dư thừa, chúng ta vẫy tay chào với nó. Đây chính là một nghịch lý về tâm, chúng ta lúc nào cũng chạy đi tìm kiếm một cái gì đó không thuộc về mình. Càng chinh phục tìm kiếm những gì lớn hơn, quy mô hơn, chúng ta càng coi đó là văn minh, là tiến bộNếu không làm việc đó, chúng ta sợ thua sút với người khác, sợ cộng đồng mình nghèo hơn cộng đồng khác, quốc gia mình bất hạnh hơn quốc gia khác, liên minh mình kém phần hơn liên minh khác. 

Lối suy nghĩ như vừa nêu sẽ làm chúng ta lấy vật chất làm thước đo hạnh phúc, trong khi đó hạnh phúc chân chính gắn liền với văn hóa tinh thần. Theo đạo Phật, hạnh phúc là khi ta làm chủ được các cảm xúc của mình. Mà làm chủ được dòng cảm xúc là làm chủ được các giác quan. Cười ha hả, cười hô hố, tiếng cười của gala cười, tiếng cười của phim hài và nhiều điệu cười hữu duyên chẳng qua chỉ là một phản ứng trên não bộ kéo dài trung bình 15 giây! Đó là qui luật mà chúng ta không thể phủ định. Hàng triệu niềm vui về giá trị tinh thầngiá trị, có tuổi thọ dài hơn thì phần lớn chúng ta không màng đến. 

Người phương Tây rất thèm văn hóa tình làng nghĩa xóm của phương Đông, bao gồm Việt Nam. Người ta ước muốn được sống gần gũi với thiên nhiên, sống một cuộc sống giản dị nhưng đầy ắp tình người. Trong khi đó, người Việt Nam đang thèm lối sống nhà cao cửa rộng, xe hơi, tiện nghi vật chất đủ đầy. Ước mơ đó rất chân thật, không có gì là xấu. Nhưng nó sẽ trở thành xấu nếu ta không còn biết quan tâm đến người khác và nhìn nhau bằng những cặp mắt từ ái. Đó là sự biểu đạt của lòng từ bi. Sự ganh tị làm chúng ta biến nhau trở thành kẻ thù, là đối thủ, người Việt Nam đều phải chịu chung cộng nghiệp này do ảnh hưởng từ thời kỳ chiến tranh. Thời kỳ bị chia để trị đã ảnh hưởng tới nhận thức của con người đến nỗi ngày nay, trong thời bình, người Việt chúng ta vẫn cònbất hòa hợp và không đoàn kết. 

Đất nước Việt Nam đã có hòa bình trên 40 năm, nhưng tình người trong nước và ngoài nước sau năm 75 vẫn còn một khoảng cách rất lớn. Sự hận thù còn chia cắt Việt Nam thêm vài chục năm nữa. Nếu không thực tập Phật pháp để chuyển hóa tâm sân hận thì chúng ta tái sinh nhiều lần rồi cũng lại sẽ gặp nhau bằng cặp mắt không thân thiện, không trìu mến, không hợp tác. Chất xám Việt Nam không kém so với Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ, so với các quốc gia tiên tiến khác. Nhưng sự đoàn kết của người Việt Nam chỉ rất tốt trong thời chiến tranh. Trong thời 
bình, sự cục bộ lợi ích đã chia cắt tình người và sức mạnh của cộng đồng Việt Nam ra từng mảnh vụn. 

Hiện nay có hơn 11 giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và ngoài nước. Càng có nhiều giáo hội chừng nào, sự mất đoàn kết, cái nhìn thiếu thân thiện về nhau càng nhiều chừng đó. Cho đến thời điểm hiện nay, các tăng sĩ ra hải ngoại thuyết pháp vẫn còn bị nhìn với con mắt hằn thù, ghẻ lạnh. Không phải chỉ những Phật tử cực đoan mới làm việc ấy, mà ngay cả các tu sĩ cũng còn hằn học và chụp mũ nhau một cách đáng tội nghiệp đến thế. Sức mạnh Phật giáo nếu được nối kết trong và ngoài nước sẽ giúp chúng ta làm hàng trăm ngàn Phật sự để phục vụ cho chúng sinh, đâu cũng là con người Việt Nam. Nhưng chúng ta chưa làm được như thế vì sự phân hóa, vì thiếu cái nhìn thiện cảm với nhau. Đây đó giữa các chùa, Phật tử với Phật tử vẫn còn phân biệt thầy tôi, chùa tôi, giáo hội tôi. Phải nhìn chung con là đệ tử của Tam bảo, thầy nào cũng là thầy của mình, sư cô nào cũng là sư cô của mình. Mục đích là làm sao để cho Phật giáo có cơ hội được đóng góp như thông điệp của Đức Phật - mang lại lợi lạc tập thể cho số đông. Thầy nào không quan trọng, sư cô nào không quan trọng, giáo hội nào không quan trọng, đạo Phật của Thế Tôn mới là quan trọng. Ta phải có cái nhìn rộng thoáng, thân thiện, hài hòa với nhau như vậy, để nối kết các bàn tay giống như một ngàn cánh tay của Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn từ bi, hướng đến một mục đích duy nhất là làm giảm bớt khổ đau của chúng sinh

Đức Phật dạy ta tinh thần hài hòa giữa những những người thân, giữa những cộng đồng, giữa các quốc gia để cùng cộng tồn, cùng phát triển. Sự hài hòa đó phải được thể hiện qua hành động, lời nói, việc làm, ánh mắt, nụ cười thân thiện phát xuất từ tâm chứ không phải phát xuất từ bề ngoài, ngoại giao suông. 

5. THIẾU THỜI GIAN CHO NHAU

Chúng ta có nhiều tiện nghi vật chất, nhưng lại càng có ít thời gian dành cho nhau”. Đó là thách đố lớn của thời khoa học hiện đạihiện đại hóa. Khi chủ nghĩa toàn cầu đem nền văn minh đến khắp mọi quốc gia trên các châu lục, các gia đình thường chỉ nghĩ tới việc làm sao tích tụ được nhiều các tiện nghi vật chất. Mong muốn được bảo vệ tính sở hữu hợp pháp về vật chất đó khiến cho con người ghẻ lạnh với nhau, xung đột lẫn nhau. Phải sống hay cùng làm việc với những người có tâm lượng nhỏ mọn, chỉ lo tính toán thiệt hơn cho mình rất mệt. Đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi tập thể, quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi quốc gia, hay quyền lợi quốc gia lên quyền lợi toàn cầu là cách nghĩ sai lầm và thiếu đi tình người. Bồ tát hạnh của đạo Phật, với cốt lõi là tâm vô ngã, vị tha sẽ giúp sống có tình người một cách trọn vẹn nhất. 

Có một số người làm việc thiện nhưng lại so bì với những người xung quanh rồi than vãnTôi thật khổ, tôi phải làm nhiều việc quá!”. Nói thế là chúng ta bị gánh khẩu nghiệp, bị giảm phước. Sự thật là khi ta làm việc thiện, việc đức, việc nghĩa cho người khác, cho xã hội là ta đang gieo cấy trên mảnh ruộng phước của mình. Hãy thử thay đổi cách nghĩ một chút bằng cách quán niệm như sau: “Tôi sinh ra trên cõi đời này để làm các việc khó làm”. Nếu nghĩ được sâu sắc như thế thì ta sẽ vui mừng vì có cơ hội được đóng góp thật đặc biệt cho tha nhân, và phước của ta sẽ thật lớn. Khi đó ta sẽ có tâm phát nguyện, tâm dấn thân, tâm bao dung, tâm gương mẫu, tâm xông pha để làm mà không ỷ lại, không chán nản thất vọng, không đòi hỏi người khác phải chìa tay giúp đỡ mình. 
Đức Phật dạy ta bốn tiêu chí làm nên tình người: 

a) Sự chia sẻ và hiến tặng: Có nhiều giúp nhiều, có ít giúp ít, không có của giúp bằng lời khuyên, sự nâng đỡ về tinh thần để người khác vượt qua khó khăn. Người Việt Nam có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Những lời chia sẻ đúng lúc quý ngang tiền bạc, thậm chí còn hơn. 

b) Làm việc gì cũng nghĩ đến lợi lạc của tập thể hơn là quyền lợi của cá nhân. Nhờ đó chúng ta có tâm hy sinh, tâm phấn đấu, gương mẫu trong phụng sự

c) Làm thì làm trước nhất, hưởng thì hưởng sau cùng. Không đòi hỏi được vinh danh, được trả công, được hưởng thành quả mà mình đã đóng góp. 

d) Đồng hành với người thân, đồng hành với nhân viên, đồng hành với các đối tác, cùng “nếm mật nằm gai” vì mục đích chung, hết lòng vì công việc mà không trách cứ hoàn cảnh, cũng không lý tưởng hóa hoàn cảnh. Làm được như vậy thì tự động ta sẽ đắc nhân tâm. Làm được bốn điều trên là ta gây dựng được tình người bền vững, thắm thiết và gắn bó

6. HỌC CÁCH SỐNG BÌNH AN

Chúng ta đang nỗ lực và học cách kiếm sống, nhưng ít người nỗ lực học cách sống hạnh phúcbình an”. 

Tìm kế sinh nhai là nỗi ám ảnh của phần lớn những người bước vào tuổi trưởng thành. Ở các quốc gia nghèo và lạc hậu, trẻ em vị thành niên phải lam lũ từ thuở nhỏ để giúp cha mẹ kiếm tiền. Đối với các em, tuổi thơ không phải là bầu trời xanh không gợn mây. Ngược lại, các em đã phải nếm trải sự vất vả của đấu tranh sinh tồn từ quá bé. 

Tuy nhiên đối với các em sinh ra và lớn lên ở các gia đình bình thường thì không nên bận tâm về cách kiếm sống quá sớm. Tuổi nào việc ấy. Luật pháp quy định 18 tuổi mới là cái mốc của mộtcuộc sống tự lập. Lập nghiệp quá sớm khi mà kiến thức chưa được chín chắn là không khôn khéo tí nào. Ta cần phấn đấu học đến cử nhânít nhất, tốt nhất là học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Đây là những cơ hội quý trên đường đời.

cha mẹ,ta nên hỗ trợ tối đa cho con em mình. Nếu ta đã từng lam lũ 10, 20, 30 năm thì giả sử bây giờ có phải lam lũ thêm vài ba năm nữa để con cái mình được học hành đến nơi đến chốn, chuyển hóa được nghiệp nghèo của cha mẹ và ông bà tổ tiên thì cũng rất đáng để làm. Nếu vì nóng lòng muốn tìm kế sinh nhaidở dang việc học thì con cái ta sẽ có tầm nhìn ngắn, hành động thiển cận. Thiển cận thì không thể đưa tới lối sống trọn vẹn và đầy đủ được. Kiến thức là con đường ngắn nhất để chuyển nghiệp. Trí tuệcon đường tốt nhất để thay thế các việc xấu thành việc tốt. Chủ trương của đạo Phậtgiải phóng nạn mù chữ, giải phóng mê tín dị đoan, giải phóng nô lệ vào các thần linh để con người tự tin vào tiềm năng vô tận của mình, khai thác chúng có phương pháp để biến chúng trở thành hiện thực, phục vụ cho một cuộc sống hạnh phúcbình an

Sinh viên ngày nay ít khi chọn các ngành triết học, văn học mà thường chen chân vào các khoa kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị, du lịch, khách sạn, tức là những nghề dễ có cơ hội xin việc và làm ra tiền. Những nghề liên quan tới các giá trị tinh thần, giá trị khoa học có vẻ bị ế ẩm. Như vậy, con người luôn có xu hướng lo kiếm sống, mong cầu một cuộc sống vật chất, tiện nghi, hướng tới danh vọng. Nhưng kiến thức chỉ là một công cụ. Lối sống có nhân cách, có đạo đứchòa hợp với mọi người xung quanh mình, với các quốc gia láng giềng lại rất cần thiết nhưng ít có hệ thống giáo dục nào trên hành tinh này quan tâm đến nó. 

Việt Nam, giáo dục trong học đường cho tới năm 2000 vẫn còn nhấn mạnh về chiến tranh, về tinh thần căm thù địch. Thời chiến thì những nhận thức này rất quan trọng. Nhưng nay đã là thời bình. Con người bây giờ phải được học về cách phát triển đất nước, muốn phát triển mà không có kiến thức, không có vốn, không có tâm thì cũng không thể thành tựu. Phát triển một đất nước đòi hỏi nhiều thứ hơn là giữ gìn đất nước khỏi tay giặc ngoại xâm. 

Chúng ta phải đưa môn đạo đức vào học đường. Cần phải đưa nền triết học của đạo Phật vào hệ thống giáo dục phổ cập, để trẻ em từ nhỏ đã biết hiếu kính với cha mẹ, biết yêu tổ quốc, yêu đồng bào, biết tôn trọng thầy cô giáo, biết chung thủy một vợ một chồng, biết nhường nhịn thương yêu lẫn nhau, biết quý trọnghọc hỏi tinh thần của các vị tu sĩ,  đạo sư chân chính, biết tình làng nghĩa xóm để sống gần gũi thương yêu, bảo vệ lẫn nhau. Các nền tảng đạo đức đó rất cần thiết cho mỗi con người. Phép lịch sự, lòng khiêm tốn, tâm vô ngã, tính vị tha, sự năng động, thói quen dấn thân, tính cách phục vụ đều là những nhân cách cần thiếtcon người cần phải có. Chúng tô đẹp cuộc sống của con người

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta bỏ quên môn đạo đức trong giáo dục học đường? Trẻ em tuổi vị thành niên sẵn sàng giết người không gớm tay, như Lê Văn Luyện. Những Lê Văn Luyện như thế còn có mặt ở một số nơi trên đất nước Việt Nam trong nhiều năm qua. Chỉ vì muốn cướp của nhau vài chục, vài trăm ngàn đồng mà án mạng có thể xảy ra. Báo động đỏ về nền đạo đức bị xuống cấp buộc ta phải xem xét lại hệ thống giáo dục nước nhà. Rất may trong vòng 10 năm trở lại đây, môn đạo đức đã được đưa lại vào học đường. Một việc làm quá chậm, nhưng thà chậm còn hơn không bao giờ. 

Tuy nhiên, môi trường giáo dục nhân cách và lối sống tốt nhất là gia đình. Do đó, các Phật tử nếu thực sự nghĩ tới tương lai của con em mình thì nên cho con quy y trong chùa từ khi lên 4 hay nhỉnh hơn một chút. Các thầy cũng cần phải thoáng rộng, đừng giới hạn lễ quy y vào ngày rằm tháng giêng, tháng tư, tháng bảy, tháng mười… Nhiều người có thể dễ dàng đổi ý, hơn nữa, vô thường có đợi ai bao giờ? Do đó, mỗi chùa nên tổ chức quy y tối thiểu mỗi tháng một lần vào ngày rằm hoặc mùng một. Năm người cũng quy y, ba người cũng quy y, giúp người có duyên biết được Phật pháp càng sớm càng tốt. Năm điều đạo đức Phật dạy là những viên đá vững giúp một người xây nên hạnh phúc cá nhân, gia đìnhxã hội, quốc giathế giới: Không giết người, bảo vệ hòa bình, thương yêu loài vật, giữ gìn sinh thái; không trộm cắptôn trọng sở hữu, nhường cơm xẻ áo giúp người nghèo hơn mình; không ngoại tình, chung thủy một vợ một chồng để đảm bảo hạnh phúc và tránh được những chứng bệnh lây lan qua đường tình dục; không lừa đảo, truyền thông chân thật, nói lời hài hòa đoàn kết; không rượu bia, ma túy để giữ gìn sức khỏe, tiết kiệm chi tiêu, bảo đảm hạnh phúc gia đình

Nếu ngay từ nhỏ con em đã được chỉ dẫn về năm điều đạo đức vừa nêu thì đảm bảo quý vị khỏi phải lo con mình bị vướng vào game điện tử, chat linh tinh trên mạng, ăn chơi sa đọa, tụ tập với bè bạn xấu, tập tành những thói quen tiêu cực. Khi lớn lên, lập nghiệp, các chau sẽ luôn hiếu thảo với cha mẹ, yêu nước, đóng góp, phụng sự chứ không phải hưởng thụ cho riêng mình. 

Đừng nghĩ rằng đợi con đủ 18 tuổi, cháu sẽ sự quyết định đường đi cho mình, suy nghĩ thế là sai lầm. Mọi tôn giáo nào trên hành tinh này đều có chủ trương về tín đồ nòi, tức là giữ niềm tin từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều Phật tử ngộ nhận từ “tự giác” (tu tập để giác ngộ) thành tự ý thức, cho nên thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm với những người thân thương. Rất nhiều trường hợp cha mẹPhật tử, con cái không là Phật tử; chồng là Phật tử, vợ không phải Phật tử là không; vợ là Phật tử, chồng theo Thiên chúa; có người là Phật tử thuần thành, có người chống đạo Phật v.v… 

Chúng ta cần dùng chính tấm gương của bản thân để thuyết phục con, cháu, người thân, vợ chồng, anh em, bằng hữu, nhân viên trở thành Phật tử. Nên tổ chức thỉnh mời các thầy thuyết pháp để mở mang kiến thứcgiải đáp cho họ những khúc mắc trong cuộc sống và công việc dưới ánh sáng tuệ giác của đạo Phật

7. CUỘC SỐNG NGẮN NGỦI

“Chúng ta kéo dài được tuổi thọ, nhưng cuộc sống vĩnh viễn là ngắn ngủi”. 

Khoa học hiện đại nói chung y học hiện đại nói riêng ngày nay đều phát triển ở mức độ cao nên chúng ta có vốn kiến thức vững về phương pháp sống sao cho có tuổi thọ và trí óc minh mẫn. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đúng cách giúp tránh được nhiều bệnh tật. Hưởng thụ thái quá hay kiêng cữ thái quá đều là các cực đoan mà ta nên tránh. Bản chất của đạo Phậtcon đường trung đạo. Và con đường trung đạo này cũng cần được áp dụng trong ăn uống ngủ nghỉ. Đừng  nghĩ ăn nhiều là sống thọ, sức khỏe gia tăng. Người nào ăn càng nhiều, ngủ càng nhiều, tiêu thụ càng nhiều thì càng chết yểu! Tưởng là nghịch lý nhưng đó là sự thật. Những người bị nhốt trong tù, nếu không bị đánh đập, tra tấn, thường có tuổi thọ dài hơn người bình thường là 10 năm. Đó là một qui luật. Trong tù ăn rất ít. 

Gia súc ngày nay được nuôi bằng các chất tăng trọng cho chóng lớn, nhiều thịt. Thuốc kháng sinh được sử dụng tràn lan để phòng bệnh tật cho chúng. Ăn thịt với chất lượng như vậy là mầm mống cho nhiều chứng bệnh khác nhau. 

Các nhà khoa học đề nghị chúng ta chia một ngày thành ba “múi giờ”-tám giờ làm việc, tám giờ sinh hoạt cá nhân và gia đình, tám giờ cho việc nghỉ ngơi. Đức Phật khuyên người xuất gia ăn ít hơn, ngủ ít hơn, tiêu thụ ít hơn người bình thường, và sống như thế tốt hơn, mặc dù phải mất công thực tập. Bất cứ sự tiêu thụ nào cũng dẫn đến lệ thuộc. Ai ăn trầu mà thiếu trầu thì chịu không nổi, ai hút thuốc mà không có thuốc là ngáp, ai uống cà phê mà không có cà phê là không sáng tạo, tư duy, phát kiến. 

Biết được chế độ sống đúng và khoa học như trên vừa nêu thì chúng ta sẽ luyện cho mình nếp làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ để sống lâu, sống khỏe, thậm chí khắc phục được những điểm yếu của gien di truyền. Khoa học chứng minh rằng tuổi thọ trung binh của con người là 80 tuổi. Nhưng nếu chúng ta không biết chăm sóc lối sống, làm chủ được các giác quan theo tinh thần Phật dạy thì cái chết có thể tới sớm hơn. Hơn nữa dưới cái nhìn tuệ giác của đạo Phật, cuộc đời con người thật ngắn ngủi so với tiến trình thời gian không có bắt đầu và không có kết thúc của cả vũ trụ này. Thời chiến tranh tuổi thọ của một người trung bình không quá 60 năm, thời nay nếu biết sống đúng cách ta có thể thọ tới 80 – 90 năm, nhưng như thế vẫn quá ngắn ngủi so với những gì mà con người cần làm và có thể làm trong một kiếp người. Vì thế người tu học Phật cần phảiquyết tâm lớn: “Cho đến khi nào tôi còn tiếp tục sống, tôi phát tâm làm các việc nghĩa, tu tạo các việc lànhmở lòng thương yêu cuộc đời, góp phần làm cho đời sống của mình, người thân và tha nhân ngày càng tốt đẹp hơn”. 

Hồi tháng 12/2012 có một gia đình ở bên Úc về Việt Nam gặp chúng tôi xin được tham gia cùng làm từ thiện. Hai vợ chồng tâm sự với tôi rằng họ vừa mất đứa con 9 tuổi. Cháu bé rất đặc biệt, từ lúc còn rất nhỏ đã không thích ăn mặn, bố mẹ vì thế cũng được khích lệ ăn chay. Rõ ràng cháu bé có căn lành của một Phật tử từ kiếp trước. Mới lên 6-7 cháu đã biết làm từ thiện. Mỗi năm cháu tiết kiệm tiền cha mẹ cho để làm từ thiện mỗi khi có dịp về Việt Nam. Khi đứa con qua đời, cha mẹ đau đớn, trầm cảm tưởng như không thể vượt qua sự mất mát này. Chúng tôi đã tư vấn cho chị, cho chồng và những người thân đến trung tâm trường mù Nguyễn Đình Chiểu, trung tâm nuôi dạy thanh thiếu niên III, nơi có khoảng 400 em bụi đời ở độ tuổi từ 4 – 14; và Bạc Liêu, nơi có 8.100 hộ nghèo mong quà Tết. Gia đình đã vui vẻ đồng ý vì hiểu rằng thay vì buồn khổ, nhớ thương không nguôi đứa con đã qua đời, chi bằng quan tâm tới những người còn sống đang khổ đau, bế tắc và có thể chết nếu không được giúp đỡ, chăm sóc. 

Người phàm chúng ta thường chỉ nghĩ tới người thân. Điều này nhưng chưa đủ với lòng từ bi của đạo Phật. Nếu thực tập mở rộng tâm mình thì ta sẽ nhận ra rằng trên hành tinh này còn biết bao người cũng bất hạnh vì bị chết bởi chiến tranh, bởi thiên tai, lũ lụt, tai nạn lao động. 

Sau bốn chuyến từ thiện, gia đình cảm thấy nhẹ lòng hơn nhiều. Tôi đề nghị người mẹ hãy xem các trẻ em bụi đời cơ nhỡ tại trung tâm đó như là những đứa con tinh thần của mình vậy. Mỗi khi có tiền dư, nghĩ tưởng đến đứa con của mình thì hãy dùng số tiền đó làm từ thiệnhồi hướng công đức cho con. 

Kiếp người vốn ngắn ngủi, vì thế chúng ta đừng tiếc nuối những gì đã qua. Người chết không thể sống lại, mất mát không thể thay thế. Thay vì chìm vào nỗi đau quá khứ, đức Phật dạy chúng ta sống trọn vẹn với giây phút hiện tại. Tiếc nuối là nguồn năng lực tiêu cực có thể hủy diệt hạnh phúc trong hiện tại. Tương lai thì còn xa vời, hơn nữa tương lai là kết quả của hiện tại. Thay vì mơ tưởng tới tương lai thì đạo Phật dạy chúng ta đầu tư có nhân quảhiện tại bằng tình người. Rất thiết thực, rất sâu sắc, rất bền vững, rất chắc ăn và có thể đạt được trong tầm tay. 

Hãy tận dụng kiếp người ngắn ngủi để làm những việc đáng làm. Giả sử vô thường có đến với chúng ta hay người thân thì cũng đừng vì thế buồn phiền, tuyệt vọng, trầm cảm, bế tắc. Hãy chuyển hóa nỗi đau thành hành động từ bi, hãy biến những bế tắc trong cuộc đời thành những cơ hội để làm các việc thiện. Ta sẽ vượt qua và thấy cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.