Trang Nghiêm Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Pháp Nạn (1963-2013) Tại Tp. Santa Ana California
25/06/201312:00 SA(Xem: 31118)
TRANG NGHIÊM LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013)
Santa Ana (Bình Sa)- -Tại hội trường Jerome Center
726 S.Center St, Santa Ana, Tổng Hội Cư Sĩ Phật GiáoViệt Nam Tại Hoa
Kỳ đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Pháp Nạn (1963-2013)
Bồ Tát Thích Quảng Đức và Tăng tín đồPhật Giáo vị pháp vong thân.
Hội trường không còn chỗ ngồi. Một số phải đứng bên ngoài để theo
dõibuổi lễ.
Riêng Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư TônĐức Tăng Ni có 250 vị, và thêm hàng
trăm qúy vị quan khách, qúy vị nhân sĩ trí thức, một số qúy vị đại
diện các hội đoàn, đoàn thể qúy cơ quan truyền thanh, truyền hình,
báo chí, qúy anh chị em Gia ĐìnhPhật Tử và hàng trăm đồng hươngPhật tửtham dự.
Về Chư Tôn Đức Chứng Minhnhận thấy có: Hòa Thượng Thích Thắng Hoan,
Chánh Văn PhòngHội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK; HT. Thích Chơn Thành,
Phó Thượng ThủGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới; HT. Thích
Tín Nghĩa, Chủ Tịch Hội ĐồngĐiều Hành GHPGVNTNHK; HT. Thích Phước
Thuận, HĐGP/GHPGVNTNHK; HT. Thích Trí Đức, HĐGP/GHPGVNTNHK; HT. Thích
Nguyên An, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội ĐồngĐiều Hành GHPGVNTNHK; HT.
Thích Nguyên Trí, Phó Chủ Tịch Nội Vụ HĐĐH/GHPGVNTNHK; HT. Thích Minh
Tuyên, Phó Chủ Tịch HĐĐH/GHPGVNTNHK; HT. Thích Nguyên Siêu, Tổng Thư Ký
HĐĐH/GHPGVNTNHK; HT. Thích Thái Siêu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục;
HT. Thích Thông Hải, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ ThiệnXã Hội; HT.
Thích Giác Sĩ, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp; HT. Thích Từ Diệu,
Cố VấnTrung Tâm Huấn Luyện GĐPT Quảng Đức, và qúy HT. gồm: HT. Thích
Nhật Quang, HT. Thích Tâm Vân, HT. Thích Minh Mẫn, HT. Thích Giác Ngôn...
Đặc biệt có cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, nhân chứng lịch sử trực
tiếp, một trong những người chỉ huy cuộc chính biến 1963. Tuy ngồi
trên xe lăn, ông đã phát biểu cảm nghĩ của mình khi tham gia cuộc đảo
chánh ông Diệm.
Điều hợp chương trìnhbuổi lễ: Sư Cô Chúc Hiếu và Đạo Hữu Nguyễn
Phú Hùng.
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Phật Giáo Kỳ, Hoa
Kỳ và phút nhập Từ Bi Quán.
Tiếp theoTiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời chào
mừng và cảm ơn sự hiện diệncủa QuýChư TônĐức Tăng Ni qúy vị quan
khách cùng đồng hươngPhật tử ông tiếp: "Cách đây vừa đúng nửa
thế kỷ, vào lúc 10giờ sáng ngày 11.6.1963, một vị tăng sĩ PG đã từ
trên chiếc xe Austin khoan thai bước xuống ngã tư đường Phan đình
Phùng/Lê văn Duyệt Sai gòn, rồi ngồi xuống kiết già, chắp tayniệm
Phật. Một vị tăng sĩ khác đứng giúp tưới xăng lên thân thể Ngài. Sau
đó, chính tự tay Ngài quẹt que diêm để theo lời thơ của Vũ Hoàng
Chương là "Gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ". Ngọn lửa bùng
lên và Ngài vẫn giữ tư thế ngồi kiết già một lúc lâu trong lửa đỏ
rồi mới từ từ ngã xuống. Hình ảnh bi hùng vô úy đó đã được các
ký giả, phóng viên nước ngoài ghi lại đầy đủ từng động tác để
chuyển đi mọi nơi, tạo nên một sự bàng hoàngxúc động trong lòng
người trên khắp thế giới. Riêng đối với Việt Nam, dân chúng còn cảm
nhận thêm một cảm giácđau thương, xót xa và bi phẫn. Sau ngọn lửa
Thích Quảng Đức, còn thêm nhiều tu sĩ nữa cũng theo gương Ngài, hy
sinh thân mình làm bó đuốc để cầu mong TT. Ngô Đình Diệm "nên lấy
lòngbác áitừ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách bình
đẳngtôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở". Hành động vị
pháp xả thân của Bồ Tát Thích Quảng Đức cùng chư Tăng Ni Phật tử đã
đánh dấu một thời kỳtôn giáo bị đàn áp và đã viết lên trang sử
Phật giáo Việt Nam tràn đầy bi trí dũng. Ngọn lửa đầy hùng lực và
từ bi của Bồ Tát Thích Quảng Đức cùng chư Tăng Ni Phật tử đã nêu cao
lý tưởnghoằng dương chánh pháp, để lại một bài học cho lịch sử và
tạo sự khâm phục cũng như lòng ngưỡng mộ của nhân loại trên toàn thế
giới. Từ đó đến nay, ở trong nước và cả hải ngoại, Lễ Tưởng Niệm
Bồ Tát Thích Quảng Đức và Tăng Tín Đồ Vị Pháp Vong Thân đã được tổ
chức hằng năm để đồng hươngPhật tửtham dự và tỏ lòng kính mến.
Năm nay, đánh dấu 50 năm lịch sử sang trang, Lễ Tưởng Niệm được tổ
chức khắp nơi tại các Châu lục. Chúng con có những nhận xét sau đây:
Tiến sĩ
Huỳnh Tấn Lê khai mạc buổi lễ.
1. Lễ Tưởng Niệm là dịp để tưởng nhớ và noi
gương công đức của các bậc tiền bối, là hoài niệm những việc đã qua
để rút tỉa kinh nghiệm cho sinh hoạt của cộng đồngPhật giáo trên căn
bảnđạo pháp và dân tộc.
2. Chúng ta nhắc lại Lịch Sử không phải để căm thù mà để không quên
Lịch Sử, nhắc lại Sự Thật Của Lịch Sử để hậu thế biết rõ mà
cảnh giác, và cố gắng không để cái Ác tái diễn.
3. Nhìn lại thời điểm Đệ I Cộng Hòa, năm 1954 sau Hiệp Định Geneve
chia đôi đất nước, Quốc Trưởng Bảo Đại đã tin cậy và bổ nhiệm Ông
Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng toàn quyền. Nhân cơ hội này, sau khi củng
cố được thế lực, ông NĐD đã lật đổ Quốc Trưởng BĐ thông qua một cuộc
Trưng cầu dân ý giả tạo để lên ngôi Tổng Thống của nền Đệ I CH chứ
không thực hiện qua những bước Dân chủ thực sự bằng cuộc bầu cử
Quốc Hội Lập Hiến, rồi bầu cử Tổng Thống với nhiều ứng cử viên
tranh đua để cho người dân lựa chọn.
4. Khởi đầu cho quyền lực, tiếp theo sau việc tiêu diệt tổ chức Bình
Xuyên, TT NĐD đã lần lượttriệt hạ các Đảng phái Quốc Gia chống
Cộng, các Giáo pháiCao Đài, Hòa Hảo vốn rất đối nghịch với CS, và
rồi nạn nhân kế tiếp là PG, một tôn giáo có hơn 2,000 năm truyền
thống vốn đồng hành từ xa xưa với dân tộc Việt Nam qua biết bao thăng
trầm của lịch sử. Ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn, em trai TTNĐD đã từng cho
biết: "Cầm quyền 10 năm nữa, chế độ này sẽ Ki-Tô hóa toàn thể
dân Việt, một việc làm mà các Hội Truyền GiáoTây phương không làm nổi
trong hơn 400 năm". Đó cũng là lý do để hiểu thêm tại sao hơn
300,000 (ba trăm ngàn) Phật tử tại miền Trung đã bị giết hại (theo
Đảng Cần Lao- Chu bằng Lĩnh), cũng như "Kế hoạch Nước Lũ"
đánh phá chùa chiền, bắt giữ hơn 1,500 tu sĩ vào đêm 20-8-1963.
5. Nắm quyền lãnh đạoquốc gia, TT NĐD đã cho thi hành một chính sách
độc đoán chẳng khác gì chế độ Cộng sản, cũng độc Đảng (Gia đình
trị- Cần lao/ Cộng Sản), cũng Suy tôn cá nhân (NĐD/HCM), cũng Tôn Giáo
Toàn Trị (Thiên Chúa Giáo/ Marxisme), và cũng thủ tiêu các chiến sĩ
QG chân chính (ám sát Tướng Cao Đài Trình Minh Thế, đánh giết rồi cho
vào bao bố, bỏ trôi sông lãnh tụ Dân xã Đảng Nguyễn Bảo Toàn, giết
Tạ Chí Diệp và còn nhiều chiến sĩ QG khác nữa).
6. Có thể nói, TT NĐD nắm được quyền hành trong một hoàn cảnhvô
cùngthuận lợi để xây dựngnền móngdân chủ cho quốc gia, khi CS Bắc
Việt vừa ra khỏi cuộc chiến tiêu hao với Pháp, còn để yên cho miền
Nam vì chưa đủ phương tiện đánh phá. Chính sự cai trị độc tài, độc
ác của TT NĐD và gia đình đã làm tiêu hao tiềm năng chống cộng của
miền Nam, nhiều thành phầntrí thức, nông dânbất mãn đã lơ là chống
cộng. Chế độ TT NĐD đã làm hỏng đại cuộcxây dựngdân chủquốc gia
ngay từ đầu, chính là nguyên nhân xa đưa đến sự sụp đổ 30 tháng 4 sau
này khi ông và giòng họ đã đặt quyền lợi của tôn giáo, của gia tộc
mình lên trên quyền lợi của dân tộc. Điều nguy hiểm nhất là CS không
hề từ bỏtham vọng nhuộm đỏ miền Nam.
7. Sau năm 1975 tại hải ngoại, có một thế lực vô minh đã luôn tìm mọi
phương cách đánh phá PG. Họ đã đổi trắng thay đen, bịa đặt, xuyên tạclịch sử, mạo hóa lịch sử, cố tình quên đi sự kiện anh em TT NĐD lén
lút bắt tay với CS (gặp Phạm Hùng tại rừng Tánh Linh, gặp bàn luận
với Tướng VC Trần Độ ngay tại Dinh Gia Long). Và đây mới chính là
điểm then chốt để người Mỹ yểm trợ việc thay thế TT NĐDiệm (The
Kennedy Administration begins to see South Vietnamese President Ngo dinh Diem
as a communist tool and decides that "Diem must go" - Tuần báo
Newsweek số 24-12-2001).
8. Bà Ngô đình Nhu nhũ danh Trần lệ Xuân, sau những biến độngđau
thương xảy đến cho bản thân và gia tộc, có lẽ bà đã quán chiếu
nhiều về luật Nhân Quả. Năm 1980, bà đã cho con trai là ông Ngô đình
Trác đến Los Angeles gặp Hòa Thượng Thích Mãn Giác để ngỏ lờixin
lỗi PG cũng như nhân mùa Vu Lan, xin Thầy làm lễ cầu Siêu cho phụ mẫu
là Ông Bà Trần Văn Chương. Đến ngày 30-10-1996, qua các phương tiệntruyền thông, Bà đã chính thứclên tiếngtạ lỗigiác linhBồ Tát Thích
Quảng Đức với những lời lẽ rất chân thành như "…Nay đời người
chỉ là bóng câu qua cửa sổ, sự vật đổi thay, và con người cũng không
còn tồn tại, tôi đích thân tạ lỗilinh hồn thầy Thích Quảng Đức và
xin Giáo Hội Phật Giáo Việt Namân xá những lời tuyên bố vô trách
nhiệm của tôi 34 năm trước.." (Nguồn: Đài phát thanh Litte Saigon
Radio, báo Tin Điện tại Đức, tuần báo Victoria Tivi tại Melbourne và
Sydney…).
Từ trái, hàng trên, theo chiều kim đồng hồ: Tướng Tôn Thất Đính, HT Thích Thắng Hoan, GS Trần Quang Thuận, Ni sư Chúc Hiếu, nhà văn Đào Văn Bình, cựu Đaị Tá Đặng Nguyên Phả, nhà báo Vũ Ánh, GS Nguyễn Văn Sâm
Trong không khí trang nghiêm của một buổi lễ
tưởng niệm hôm nay, thật miễn cưỡng khi phải đề cập đến những hình
thái sinh hoạt chính trị quốc gia, nhưng không thể không nhắc đến, vì
nó có liên quan, nếu không nói chính là căn nguyên, cội rễ của Pháp
Nạn Phật Giáo.
Năm mươi năm trôi qua. Đó là một khoảng thời gian dài cho một kiếp
người. Lịch sử cũng đã sang trang. Việt Nam đang đối diện trước một
đại họa mất nước do ý muốntham lam bành trướng của quốc gia khổng
lồ từ phương Bắc. Viễn tượng trở nên một Tây Tạng thứ hai khiến không
một người Việt nào không cảm thấyđau lòng. Trong khi đó, thay vì
tiến lên phía trước đánh Việt cộng và Trung cộng, chung lưng đoàn kết
để cố gắng sao cho Việt Nam tránh được số phận nghiệt ngã, thì một
bộ phận người Việt hải ngoại lại chỉ thích bới tìm quá khứ, mạo
hóa lịch sử cho những mưu đồ bất chính. Chính người trong cuộc là
Bà NĐ Nhu đã có hành động can đảm rất đáng ngợi ca khi chiến thắng
được tự áicá nhân, chiến thắng được cái Ngã của mỗi chúng sinh,
để nhìn nhận lỗi lầm.
Thừa lệnh Tăng sai, nhân danh Ban Tổ Chức chúng con xin đảnh lễ và mạn
phép long trọngtuyên bố khai mạc Lễ Tưởng Niệm 50 năm Bồ Tát Thích
Quảng Đức và Tăng Tín Đồ Vị Pháp Vong Thân.
Bồ Tát Thích Quảng Đức, chúng con gọi tên Ngài hôm nay và mãi mãi
ngàn sau cho sự thật của lịch sửPhật Giáo Việt Nam."
Sau đó là Vũ điệu Dâng HoaCúng Phật do các em Gia ĐìnhPhật Tửthực
hiện.
Tiếp theoĐạo Hữu Nguyễn Huy Sỹ lên tuyên đọc tiểu sử của Bồ Tát
Thích Quảng Đức, trong phần tiểu sử có đoạn như sau: "Ngày 20
tháng tư nhuần năm Quý Mão, nhằm ngày 11/6/1963, trong một cuộc diễn
hành của gần 1000 Tăng Ni để tranh đấu cho chính sách ''Bình Đẳng Tôn Giáo''.
Hòa ThượngQuảng Đức đã nhận ra được Chính Pháp là ngọn đuốc thần
soi sáng thế nhân, còn thân ngũ uẩn chỉ là giả tạm. Ngài bèn quyết
địnhthực hành nguyện ước là tự thiêu thân để cúng dường Phật Pháp
và cũng làm để làm động cơ thúc đẩy Chính phủ giải quyếtgấp rút
5 nguyện vọng của Phật giáo và giải tỏa cho 3 ngôi chùa ở Huế đang
bị vây khốn.
Từ trái, hàng trên, theo chiều kim đồng hồ: GS Cao Văn Hở, nhà báo Nguyễn Thanh Huy, huynh trưởng Tâm Duy Phan Duy Chiêm, ĐH Trần Quý Hùng, ĐH Nguyễn Phú Hùng, ca sĩ Triệu Mỹ Ngân, cô Diệu Đức, ĐH Nguyễn Huy Sỹ.
Chính vì thâm nguyện ấy cho nên ngài đã yêu cầu
tẩm xăng ướt mấy lớp Cà Sa, rồi ngồi kiết già ở giữa ngã tư Phan
Đinh Phùng và Lê Văn Duyệt. Ngài đã tự tay châm ngọn lửa. Ngọn lửa
bốc cao phủ kín thân mình, ngài vẫn an nhiênchấp taytịnh tọa, gương
mặt không lộ vẻ sợ hãi, lo âu. Gần mười lăm phút sau, lửa tàn và
ngài đã ngã xuống, trên tay vẫn còn quyết ấn Cam lồ.
Và đây là lời nóicuối cùng của ngài trước khi giác linh theo ngọn
khói về cùng với Phật:
''Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, Tôi trân trọng kính gởi lời cho
Tổng thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòngbác ái, từ bi đối với quốc
dân và thi hànhchánh sáchbình đẳngtôn giáo để giữ vững nước nhà
muôn thuở''.
''Tôi tha thiết kêu gọi chư Thượng Tọa, Đại ĐứcTăng Ni, Phật tử nên
đoàn kết nhất trí, hy sinh để bảo tồnPhật giáo.. .''.
Tiếp theoGia ĐìnhPhật Tử lên thực hiệnnghi thức đặt vòng hoa tưởng
niệm.
Sau phần đặt vòng hoa là Đạo Từ của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan
Chánh Văn PhòngHội Đồng Giáo Phẩm, trong phần Đạo Từ có đoạn Hòa
Thượng đã nói: "tán thán công đức của Ban tổ chức nhất là nhất
là qúy đạo hữu trong Tổng Hội Cư Sĩ đặt biệt là Tiến Sĩ Huỳnh Tấn
Lê đã bỏ nhiều công sức, vượt qua những khó khăn để thực hiệnbuổi
lễ tưởng niệm 50 năm Pháp Nạn thành công như hôm nay..."
Tiếp theoSư Cô Chúc Hiếu trình bày bản nhạc "Trái Tim Bất
Diệt."
<
Nghi thức lễ Tưởng Niệm bắt đầu, các Chư Tôn Giáo Phẩm lên trước lễ
đài để hành lễ. Sau hần nghi lễ, tiếp theo là phần thuyết trình của
các diễn giã nói về Pháp nạn năm 1963. Mở đầu là phần thuyết trình
của Giáo Sư Trần Quang Thuận, nguyên Tổng Trưởng Xã Hội thời Đệ Nhị
Cộng Hòa, Thượng Nghị Sĩ trong phần thuyết trình với một bài dài
trong đó có đoạn ông đã nhắt lại Linh Mục Lê Quang Oánh và một số
đồng đạo đã viết huyết lệ thư đề ngày 12 tháng 5 năm 1963 gởi cho
Tổng Hội Phật Giáo với lời lẽ thống thiết: "rất đau buồn cho
thế đạonhân tâm xin kính cẩn phân ưu cùng qúy vị và qúy Phật tử
trong cuộc tang thương vào dịp lễ Phật Đản năm nay ở Cố Đô Huế, tán
dươngquan điểm đấu tranh cho tín ngưởng tự do, chúng tôi lên án tội
bất công đã giết hại đồng bào vô tội..."
Hình ảnh
trong buổi lễ.
Trong bài thuyết trình của Giáo Sư Nguyễn Văn
Sâm, Nguyên Giáo Sư thỉnh giảng ViệnĐại HọcVạn Hạnh trong đó có
đoạn GS nhắt lại vài đoạn quan trong trong bức thư HT. Thích Quảng Đức
gởi cho Tổng Thống Diệm: "Một là mong ơn Phật trời gia hộ cho
Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốtchấp nhận 5 nguyện vọng tối
thiểu của Phật Giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên cáo. Hai là nhờ ơn Phật
từ bigia hộ cho Phật Giáo Việt Nam được trường tồnbất diệt. Ba là
mong nhờ hồng ânĐức Phậtgia hộ cho Đại Đức, Tăng Ni, Phật tửViệt
Namtránh khỏitai nạnkhủng bố, bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.
Bốn là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc. Trước khi
nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời đến Tổng Thống
Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác á, từ bi đối với quốc dân, thi hành
chính sách bình đẳngtôn giáo...”
Tiếp theo Nhà Báo Vũ Anh lên trình bày một số tài liệu trích từ
các cơ quan tình báo Hoa Kỳ về biến cố 1963, trong đó đoạn kết ông
đã nói: "Tôi tin rằng chúng ta, tất cả quí vị đến dự Lễ Tưởng
Niệm 50 Năm ngày Bồ TátQuảng Đức và Tăng tín đồPhật Giáo Vị Pháp
Vong Thân đều là những người đã từng phải trải qua những thử thách
đến từ Mùa Pháp Nạn 1963. Và với lòng rộng mở theo tinh thầnhỷ xả
của nhà Phật, chúng ta không bao giờ coi những "nạn" trong
Mùa Phật Đản 50 năm trước đây là cái cớ để nuôi thù oán, nhưng chúng
tacương quyết không để cho bất cứ một người nào sửa chữalịch sử
một cách vu vơ. Tôi quan niệm đó là phương thức tốt nhất để hiển
dươngsự thật và góp phần bảo vệĐạo pháp. Cuối cùng, tôi hy vọng
được học hỏi thêm từ những nhân sĩ, trí thứcPhật giáo và các Đạo
Hữu cũng như sẽ cố gắng đóng góp cùng quí vị những gì mà tôi hiểu
và biết về Mùa Pháp Nạn cách đây 50 năm. Hy vọng ánh hào quang của
Phật giáo nói chung và Trái Tim Thích Quảng Đức sẽ hướng dẫn chúng
ta."
Sau đó là phần thuyết trình của Giáo Sư Cao Văn Hở nguyên Giáo Sư Đại
HọcMinh Đức, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Quốc GiaHành Chánh, trong bài
thuyết trình dài nhưng có đoạn ông đã nói với Bồ Tát Thích Quảng
Đức: "Xin cung thỉnh, nếu người có mặt hôm nay, hãy đứng lên cho
năm sắc mây lành phủ xuống Hội trường vân tập hôm nay. Xin triệu thỉnhQuảng Đứchóa thân với lòng kính tưởng.
Tôi có niềm tinson sắt rằng Bồ TátQuảng Đức đã trở lạicõi Ta BàViệt Nam để cứu khổđộ sanh. Nước Việt Nam vẫn còn đang đắm chìm
trong pháp nạn và khổ nạntriền miên. Tôi vững có niềm tin về Quảng
Đứctái sinh, do duyên khởi từ mạch nguồn Phật pháp."
Tiếp đến là phần thuyết trình của Nhà Văn Đào Văn Bình trong phần
thuyết trình có đoạn ông nói: "Phật Giáo là máu thịt, là linh
hồn của dân tộc. Qua mấy ngàn năm, lịch sửchứng tỏPhật Giáo không
có tham vọng gì ngoài việc tu chứngbản thân, nguyện cầu cho 'quốc
thái dân an", mọi người sống trong tinh thầnthương yêu đùm bọc
lẫn nhau "chín bỏ làm mười" và gìn gữ di sản của cha ông
để lại. Cái linh hồn đó, cái mạch sống đó đã thấm sâu vào gốc cây
đa đầu làng, giếng nước đầu đình, bờ kinh thửa ruộng, làng quê,
phảng phất trong làn khói lam chiều mờ tỏa, quyện vào câu hò Miền
Trung, làn quan họ Bắc Ninh, tiếng Vọng Cổ u buồn của Miền Nam, thể
hiện qua cách ăn, cách ở lễ Tết của người dân, ghi đậm vào văn học
sử và vào lịch sử oai hùng của dân tộc qua các triều đại Đinh-Lê-
Lý-Trần. Nói khác đi, Phật Giáo là bản sắc Việt Nam.
Hình ảnh
trong buổi lễ.
Nếu bản sắc ấy mất đi thì 4000 ngàn năm văn
hiến và 4000 năm lịch sử cũng lần hồibiến dạng rồi bị chôn vùi
theo."
Tiếp theo phần thuyết trình của Đạo HữuMật Nghiêm Đặng Nguyên Phả,
một bài thuyết trình được trình bày rất công phu với những dữ kiện
sử liệu khá chính xác nhưng vì thời gian không cho phép nên Đạo Hữu
Đặng Nguyên Phả thông báo để Phật tử vào trang web: Thu Viện Hoa Sen
hoặc đón đọc Báo Chánh Pháp. Trước khi thông báoĐạo Hữu Đặng Nguyên
Phả đọc một bài thơ trong đó có những đoạn: "Ta vẫn còn đây,
vẫn sống đây, Vẫn cười vẫn hát với trời mây, Vẫn chào cuộc sống
đang trôi chảy, Vẫn thấy hoa cười vẫn vỗ tay... Lịch sử ngàn đời cất
cánh bay, Đời thực ngay đây chính phút nầy, Quá khứvị lai đều ảo
ảnh, Sống Đạo nơi đời vui lắm thay!.
Tiếp theo nhà báo Nguyễn Thanh Huy lên trích đọc một số tài liệu
được giải mật từ cơ quan tình báo CIA, Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc
Phòng Hoa Kỳ do Đạo hữu Nguyên Giác dịch, rong đó có nhiều chi tiết
qúy đồng hương muốn tìm hiểu xin vào Thư Viện Hoa Sen hoặc Trang nhà
Quảng Đức để đọc.
Cuối cùng phần trình bày của Tâm Duy Phan Duy Chiêm, anh nói về những
hy sinh, những đóng góp của Gia ĐìnhPhật tử trong mùa Pháp Nạn 1963
trong đó có đoạn anh nói: "Tổ chức Gia ĐìnhPhật TửViệt Namdựa trêngiáo pháp và lời chi dạy của Đức bổn sư để hướng dẫn đàn
em trở thànhPhật tử chân chánh, trở thành một con người tốt để
phục vụ tốt cho gia đình, cho tổ chức, cho cộng đồng, quốc gia, dân
tộc và nhân loại. Một thế hệ an bìnhthể hiệntinh thầnBồ Tát đạo
với hình ảnh của Thường bất Khinh Bồ Tát, thì vấn đềnhân bản, nhân
quyền, tự dodân chủmặc nhiên sẽ hiện hành."
Cuối cùng là phần cảm tạ của Đạo Hữu Trần Qúy Hùng thay mặt Ban
Tổ Chức kính dâng lòng tri ân đến chư tônTrưởng LãoHòa Thượng, chư
tônHoà Thượng, chư Thượng TọaĐại ĐứcTăng Ni, đặc biệtchư Tôn Đức
tại Trường Hạ Phật Hoc Viện Quốc Tế đã hoan hỉ quang lâm chứng minh
và chú nguyện cho buổi lễ Tưởng Niệm ngày hôm nay. Kính chúc chư Tôn
Đức phước trínhị nghiêm, đạo quảviên thành.
Chúng tôi xin chân thànhcảm tạ các cơ quantruyền thông, các báo chí,
đài phát thanh, đài truyền hình đã phổ biếntin tứcrộng rãitrong
suốt nhiều ngày qua.
Chúng tôi xin cảm tạ quý vị đại diện các tôn giáo bạn, các giới
chức chính quyền đã bớt thời giờ đến tham dự cho buổi lễ thêm phần
trang nghiêm.
Chúng con thành tâmcảm tạHòa Thượng Thích Nguyên Trí, Viện chủ
Chùa Bát Nhã, Thượng Tọa Thích Thánh Minh, quý Tăng ni và Phật tử,
Đoàn Thanh Niên và Gia đìnhPhật tửBát Nhã đã yểm trợ rất nhiều
cho Ban Tổ Chức mà nếu không có sẽ không thể thực hiệnbuổi lễ này.
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả,
Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước.
Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai.
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.