Loạn Cầu An, Giải Hạn Đầu Năm: Mất Tiền Mua Sự Bực Mình

17/02/201412:00 SA(Xem: 15542)
Loạn Cầu An, Giải Hạn Đầu Năm: Mất Tiền Mua Sự Bực Mình

LOẠN "CẦU AN GIẢI HẠN ĐẦU NĂM"
MẤT TIỀN MUA SỰ BỰC MÌNH
Thanh Hà
 
Đã thành thông lệ, cứ đến dịp đầu năm là hầu như nhà nào cũng đến chùa để đăng ký làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn cho người thân trong gia đình. Trong khi đó, giáo lý nhà Phật lại không khuyến khích việc này, đồng thời cũng không có quan niệm về dâng sao giải hạn.

Loạn giá, loạn thầy! Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các chùa đều tổ chức các khóa lễ cầu an, dâng sao giải hạn cho các phật tử. Tuy cách thức làm lễ này đều diễn ra như nhau nhưng mức giá mỗi nơi lại mỗi khác. Tại Hà Nội, ở chùa Phúc Khánh, mỗi khóa lễ được thu theo đầu người, mức chung là 100.000 đồng/người. Trong khi đó, tại chùa Hòe Nhai và Chùa Một Cột, theo chị Nguyễn Thanh Hà (Bạch Mai, Hà Nội) thì mức giá lại có sự chênh lệch rõ nét: “Ban đầu, tôi đến Chùa Một Cột để đăng ký làm lễ cầu an, giải hạn. 
“Đạo Phật chỉ có luật nhân quả, nếu ai làm điều thiện thì được ban phúc, ai làm điều ác sẽ gặp tai họa. Việc cúng sao giải hạn chỉ giải quyết được góc độ tâm lý của con người chứ không mang nghĩa hiện thực như phần lớn người hành lễ hiện nay đang tin tưởng”.
Hòa thượngThích Bảo Nghiêm
Người phụ trách việc đăng ký thu theo hộ gia đình, mỗi hộ là 3 triệu. Tôi không đăng kýquay về chùa Hòe Nhai thì mức giá ở đây lại khác hẳn. Mỗi hộ chỉ 200 nghìn đồng, nhà 2 người cũng như nhà 10 người. Ngoài ra còn được hướng dẫn cách thức làm lễ cho những người chưa biết rất tận tình…”.

Tuy nhiên, điều đáng ghi nhậnchùa Một Cột là công tác tổ chức được làm khá tốt. Trong khi các chùa lớn như chùa Thanh Hà, Phủ Tây Hồ… tình trạng chen lấn, đốt vàng mã diễn ra tràn lan thì tại chùa Một Cột, người dân đến chiêm bái đều được nhà chùa chuẩn bị sẵn nhang khói để hành lễ. Đồ lễ cũng không được phép bán ở quanh chùa như phần lớn các chùa khác.

Có mặt tại chùa Một Cột sáng 11/2, PV Báo GĐ&XH cảm nhận không khí hành lễ vẫn diễn ra trật tự, đúng quy định, nhưng rất nhiều phật tử, du khách nước ngoài tỏ ra thắc mắc việc trong gian chính điện của chùa xếp sẵn khá nhiều các hình nhân - một nghi thức trong lễ cầu an giải hạn sắp được diễn ra ở đây. Bên ngoài sân chùa còn để sẵn hai con ngựa đồ mã lớn. Theo Hòa thượng Thích Hạnh Nhẫn, trụ trì chùa Cầm Sơn (Hà Tĩnh) thì trong lễ cầu an, giải hạn của chùa chỉ đơn thuần là sắm các lễ vật như hoa, quả, chè, xôi, đèn nến, sớ… Còn các hình nhân thế mạng không có trong lễ giải hạn. Nếu có thì nó mang màu sắc mê tín dị đoan chứ không phải trong quan niệm của Phật giáo.

Giáo lý nhà Phật không dạy “dâng sao, giải hạn”!

Theo Hòa thượng Thích Hạnh Nhẫn, quan niệm về dâng sao giải hạn thực chất là bắt nguồn từ Nho giáo của Trung Quốc. Trước đây chỉ có ở các đình, đền thực hiện nghi thức này. Nhưng sau này du nhập vào Phật giáo và được tiếp nhận ở góc độ làm lễ cầu an, với mong ước gia đình quý phật tử được an lạc hạnh phúc. Nghi thức của lễ cầu antụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn chứ không phải làm lễ để bài trừ được tai họa như nhiều người lầm tưởng.

Hòa thượng Thích Hạnh Nhẫn cũng cho biết, tại chùa Cầm Sơn tính đến thời điểm này có khoảng 200 hộ gia đình đăng ký làm lễ cầu an (mỗi hộ có từ 7-8 người). Nhưng khi làm lễ, trước khi tụng kinh cầu an, nhà chùa phải làm lễ sám hối, niệm một danh hiệu Phật là lạy một lần. Tổng cộng, các nhà sư phải niệm tên 1 vạn lần, tương ứng với 1 vạn lạy. Chính vì vậy, việc đọc hết các tên của phật tử là điều không thể. “Với chùa Phúc Khánh, nơi có hàng nghìn người đăng ký làm lễ thì theo tôi hiểu, nếu đọc hết tên thì không có hòa thượng nào đủ sức đọc. Trên thực tế, Phật giáo chỉ quan niệm và khuyến thích việc cầu an cho phật tử, còn dâng sao giải hạn chỉ là giải quyết về mặt tâm lý, dùng từ “làm dịch vụ” thì hơi nặng, nhưng thực chất thì nó gần như thế” - Hòa thượng Thích Hạnh Nhẫn nói. Theo quan niệm tử vi, mỗi năm có một vì sao chiếu mạng vào một tuổi của từng người. Với 9 vì sao, có những vì sao “hung tinh” như sao La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hán; sao tốt là Thuỷ Diệu, Thái Dương, Thái Âm và Mộc Đức. Nhưng theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trên đời này không có ngôi sao nào chiếu vào con người ta mà mang phúc hay mang họa đến cho người ấy. Đạo Phật chỉ có luật nhân quả, nếu ai làm điều thiện thì được ban phúc, ai làm điều ác sẽ gặp tai họa. Việc cúng sao giải hạn chỉ giải quyết được góc độ tâm lý của con người chứ không mang tính hiện thực như phần lớn người hành lễ hiện nay đang tin tưởngTuy nhiên, rất tiếc là các ngôi chùa hiện nay, kể cả chùa lớn như Phúc Khánh cũng chưa có những giải thích rõ ràng về tục dâng sao giải hạn để các phật tử hiểu thấu đáo, tránh đi màu sắc mê tín dị đoan hoặc quá đề cao vào nghi thức này, dẫn đến ngày càng có nhiều người đổ đến các chùa làm lễ giải hạn như một trào lưu, nhưng trên thực tế lại không hiểu đúng bản chất của nghi thức này. 

Tại chùa Hương, càng về gần Rằm tháng Giêng, du khách thập phương đổ về trẩy lễ, cúng sao giải hạn càng nhiều. Các bãi giữ xe tại chùa Hương thu từ 30.000 - 50.000đ/xe. Các hàng thuốc Nam bên đường thi nhau quảng cáo thuốc chữa bách bệnh khiến nhiều khách hàng cả tin mua phải những gói thuốc không có nguồn gốc. Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều thầy bói dạo nhân cơ hội khách thập phương đổ về chùa Hương đông nên đã treo biển quảng cáo đoán vận số. Đội quân ăn mày mùa lễ hội tiếp tục hoành hành dù chính quyền nhiều lần khẳng định sẽ xóa bỏ hình ảnh xấu này tại mùa lễ hội 2014. Trong các hang động ở chùa Hương, tiền lẻ phủ kín cả lối đi, người dân cũng “không quên” nhét tiền ở bình hoa, tượng Phật.

 
T.H
phuckhanh_zing_13_242330632
Cách đây gần một tuần, hàng nghìn người dân tập trung trước cổng chùa Phúc Khánh trên đường Tây Sơn (Hà Nội) để làm lễ giải hạn sao La Hầu. Tối 14/1 âm lịch, cảnh tượng này tiếp tục tái diễn với nghi lễ cầu an rằm tháng giêng. Ảnh: Zing News
 phuckhanh_zing_18_682716824
Nghi lễ trật tự, nghiêm trang. Lực lượng an ninh đã dựng hàng rào để dòng người không tràn ra cầu vượt Ngã Tư Sở. Ảnh: Zing News
 bienng6_698905969
Nhiều người đến muộn không còn chỗ đành đứng tại dải phân cách cầu nguyện
 bienng2_236850101
Khi buổi lễ kết thúc, đông đảo người dân tới bàn phát chuối oản để xin lộc nhà chùa nhân dịp Tết nguyên tiêu. Ảnh: Zing News

 BÀI ĐỌC THÊM:
 ● CÚNG SAO GIẢI HẠN 

 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :