Tổng Thống Obama Tiếp Đón Đức Đạt Lai Lạt Ma

21/02/201412:00 SA(Xem: 11905)
Tổng Thống Obama Tiếp Đón Đức Đạt Lai Lạt Ma

TỔNG THỐNG OBAMA
TIẾP ĐÓN ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

obama_dalailama_464x261_whitehouse-content

Tởng thống Obama trong cuộc gặp năm 2010

dalai-lama-obamaTổng thống Mỹ Barack Obama sắp có cuộc tiếp đón lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vào thứ Sáu 21/2/2014.

Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ hủy bỏ cuộc gặp này và dọa nó sẽ "ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ Mỹ-Trung Quốc".

Bắc Kinh coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhân vật ly khai, trong khi bản thân Đạt Lai Lạt Ma nói ngài chỉ kêu gọi thêm quyền tự trị cho Tây Tạng chứ không yêu sách độc lập.

Giới chức nói Hoa Kỳ không ủng hộ Tây Tạng độc lập nhưng quan ngại về tình trạng nhân quyềnTrung Quốc.

Ông Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma lần cuối là năm 2011, và khi đó đã làm Trung Quốc tức giận.

Tây Tạng là khu vực tự trị của Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều lần bị cáo buộc là vi phạm tự do chính trị và tôn giáo của Tây Tạng, nhưng luôn luôn bác bỏ cáo buộc này.

Giới chức Trung Quốc cũng nói đã hết sức nỗ lực phát triển kinh tế để cải thiện đời sống của người dân Tây Tạng.

Cuộc gặp riêng

Tổng thống Obama sẽ tiếp riêng Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tòa Bạch ốc vào sáng thứ Sáu giờ Washington.

Thông thường các cuộc tiếp lãnh đạo nước ngoài được thực hiện ở phòng Bầu dục, nhưng lần này phía Mỹ chọn phòng Bản đồ với ý định được cho là giảm nhẹ sự chú ý vào cuộc gặp.

Caitlin Hayden, phát ngôn nhân của Hội Đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, nói ông Obama sẽ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma "với tư cách ngài là lãnh đạo tôn giáovăn hóa được quốc tế kính trọng".

taytang-04_250Bà nói: "Chúng tôi không ủng hộ độc lập cho Tây Tạng, nhưng Hoa Kỳ cổ suý mạnh mẽ nhân quyền và quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc".

"Chúng tôi quan ngại về căng thẳng kéo dài và tình trạng nhân quyền xấu đi ở các vùng thuộc Tây Tạng của Trung Quốc".

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc "cực lực phản đối" cuộc gặp.

Bà nói trong một thông cáo: "Cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ với Đức Đạt Lai Lạt Macan thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng quy tắc quan hệ quốc tế và sẽ ảnh hưởng xấu tới quan hệ Trung-Mỹ".

Trong những năm qua, hơn 110 người Tây Tạng, chủ yếu là các sư sãi sống bên ngoài khu vực này, đã tự thiêu để phản đối chính sách cầm quyền của Bắc Kinh.

Chính phủ Trung Quốc cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng đằng sau các cuộc biểu tình.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sang sống lưu vong tại Ấn Độ năm 1959, sau khi quân đội Trung Quốc đàn áp kế hoạch nổi dậy ở Tây Tạng.

Nay ngài đang kêu gọi một "con đường thứ ba" (middle way) trong quan hệ với Bắc Kinh, tìm kiếm thêm quyền tự trị chứ không đòi tách ra khỏi Trung Quốc.

(BBC News)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/08/2013(Xem: 29170)
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.