Đức Đạt Lai Lạt Ma: Không Có Người Khủng Bố Hồi Giáo

28/09/20164:59 CH(Xem: 8995)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Không Có Người Khủng Bố Hồi Giáo

Đức Đạt Lai Lạt Ma:
KHÔNG CÓ NGƯỜI KHỦNG BỐ HỒI GIÁO
Carol Kuruvilla Associate Religion Editor | Tịnh Thủy chuyển ngữ

“Bất cứ ai thích thú với bạo lực
thì không phải là người Phật tử chân chính hay
người Hồi Giáo chân chính.”


Đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, sử dụng tôn giáo để biện minh cho bạo lực không phải là người của tôn giáo.

Khủng bố Phật giáo. Khủng bố Hồi giáo. Những lời lẽ đó là saiTrong chuyến thăm Nghị viện Âu Châu ngày Thứ Năm tuần qua, vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng đã chỉ ra rằng kể từ khi tất cả các tôn giáo rao giảng hòa bình, kêu gọi ai đó là "khủng bố Hồi giáo" hay "khủng bố Phật giáo" là một điều nghịch lý đơn giản.

"Khủng bố Phật giáoKhủng bố Hồi giáo. Những lời lẽ đó là sai, "Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cho biết trong một cuộc họp với Ủy ban Ngoại giao của Nghị Viện Âu Châu tại Strasbourg, Pháp. “Bất cứ ai thích thú với bạo lực thì không phải là người Phật tử chân chính hay người Hồi Giáo chân chính, bởi vì giáo lý Hồi giáo dạy rằng một khi bạn tham gia vào một cuộc đổ máu, bạn không còn là một hành giả chân chính của đạo Hồi."

Lời phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhằm trả lời một câu hỏi từ thính chúng về cuộc đàn áp cộng đồng Hồi giáo Rohingya tại Miến Điện (Myanmar), đã được thổi bùng bởi các nhà sư Phật giáo theo chủ nghĩa dân tộc.

Trong quá khứ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của Myanmar hãy giảm bớt căng thẳng giữa hai nhóm này, và đã nói rằng Đức Phật sẽ bảo vệ người Hồi giáo của đất nước này.

The Dalai Lama (L) is welcomed by European Parliament President Martin Schulz as part of his visit at the European ParliNgài nhắc lại thông điệp của sự hợp tác liên tôn và hài hòa trên hôm thứ Năm.

"Tất cả các truyền thống tôn giáo lớn mang cùng một thông điệp: một thông điệp của tình yêu, lòng từ bi, sự tha thứ, bao dung, sự mãn nguyện, và tính tự giác kỷ luật  - tất cả các truyền thống tôn giáo," ngài nói. "Đây là những điểm chung, và thực hành chung. "Trên mức đó, chúng ta có thể xây dựng một sự hài hòa chân chính, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau, và ngưỡng mộ lẫn nhau."

Vị khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình này đã đặt việc hòa giảihòa hợp tôn giáo là một trong những cam kết của chính mình trong cuộc sống.

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói ra như là một đồng minh của người Hồi giáo. Khi ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nhắc lại lời kêu gọi không cho người Hồi giáo nhập cảnh vào Hoa Kỳ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng mặc dù các ứng cử viên được quyền có  ý kiến riêng của mình, song việc đổ lỗi (*scapegoat) cho tất cả người Hồi giáo cho những hành động của một số ít là "sai trái".

"Bạn không thể nói chung chung", ngài nói.

Tịnh Thủy (Theo Huffingtonpost)

(http://www.huffingtonpost.com/entry/dalai-lama-muslim-terrorist_us_57e17038e4b0071a6e09d2cb?section=&section=us_religion)

 

Chú thích:

(*Trong Kinh thánh, scapegoat là một trong hai con dê đực được cứu sống trong ngày Lễ chuộc tội (Day of Atonement). Con dê đực còn lại bị giết để làm tế lễ chuộc tội cho người dân Isarel. Theo Kinh thánh, trước khi cho thả con dê đực scapegoat vào sa mạc, Chúa đặt hai tay lên đầu con dê, xưng nhận tất cả gian ácvi phạm của người dân Isarel, rồi để các tội lỗi đó trên đầu con dê. Xuất phát từ nguồn gốc như vậy, từ scapegoat giờ đây được sử dụng với nghĩa: ‘bắt những ai đó giơ đầu chịu báng’, hay ‘sử dụng ai làm vật tế thần’. Ở Việt Nam, dê kiểu như scapegoat được nuôi khá nhiều mà con scapegoat phổ biến nhất Việt Nam chính là con dê biết đánh máy! (mọi thứ cứ đổ lỗi cho nhân viên đánh máy là xong!)










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :