Thái Lan bắt giữ các tăng sĩ cao cấp trong các cuộc tấn công chùa chiền để làm sạch tổ chức Phật giáo

26/05/201810:00 SA(Xem: 15250)
Thái Lan bắt giữ các tăng sĩ cao cấp trong các cuộc tấn công chùa chiền để làm sạch tổ chức Phật giáo

Lời Ban Biên Tập: Các tôn giáo lớn khác trên thế giới cũng đã có những vụ bê bối về tài chánh và xâm hại tình dục tín đồ bởi một số nhà lãnh đạo (bị kiện tụng phải bồi thường lên đến nhiều tỷ USD), đã được công khai hóa bởi chính quyền nước sở tại và chính tôn giáo đó như là để cảnh giác và tránh các trường hợp tương tự tái diễn. Đối với Phật Giáo, các nhà sư thường được kính trọng không những ở Thái Lan mà còn ở các quốc gia Phật Giáo khác và hành động nói xấu hay chống lại họ được coi là điều cấm kỵ. Bản tin dưới đây đưa ra ánh sáng những vụ bê bối mới nhất ở Thái Lan đã buộc chính quyền phải suy nghĩ lại cách họ xử lý các cáo buộc chống lại các nhà lãnh đạo Phật giáo. Nếu sự thật được xác định, cũng là bài học cho các tổ chức tôn giáo các nước khác.



THÁI LAN BẮT GIỮ CÁC TĂNG SĨ CAO CẤP

TRONG CÁC CUỘC TẤN CÔNG CHÙA CHIỀN
ĐỂ LÀM SẠCH TỔ CHỨC PHẬT GIÁO


(Báo cáo của Panu Wongcha-um, Panarat Thepgumpanat, và Aukkarapon Niyomyat; Biên tập bởi Amy Sawitta Lefevre và Clarence Fernandez) | Bản quyền 2018 Thomson Reuters.) Chuyển ngữ bởi Tịnh Thủy | Thư Viện Hoa Sen

 

Phra Phrom Dilok, 72, a member of the Sangha Supreme Council is escorted by police officers at the Thai Police Crime Sup
Phra Phrom Dilok, 72, a member of the Sangha Supreme
Council is escorted by police officers at the
Thai Police Crime Suppression Division headquarters
in Bangkok, Thailand, May 24, 2018. REUTERS/Stringer

Bangkok (Reuters) - Cảnh sát Thái Lan đã đột kích vào bốn ngôi chùa Phật giáo hôm thứ Năm 24 tháng 5 năm 2018, bắt giữ một số nhà sưcư sĩ Phật tử nổi tiếng. Vụ bắt giữ nằm trong cuộc điều tra nhằm vào những vi phạm về giao dịch tài chính bất hợp pháp của giới tăng lữ.

Cuộc tấn công là nỗ lực mới nhất của chính phủ quân sự Thái Lan để cải cách đạo Phật, một tôn giáo có hơn 90 phần trăm dân số trong số 69 triệu người. Những năm gần đây, hình ảnh của họ đã bị hoen ố bởi tiền và bê bối tình dục.

"Chúng tôi đang tiến hành điều tra để thu thập tin tức và chứng cứ", quan chức cảnh sát Thitiraj Nhongharnpitak của Cục Điều tra Trung ương, nơi đang theo đuổi các vụ án liên quan đến nhà sư, nói với các phóng viên.

Hơn 100 cảnh sát viên cơ động đã đột kích khám xét 4 ngôi chùa ở thủ đô Bangkok và tỉnh Nakhon Pathom vào sáng sớm hôm thứ Năm ngày 24/5.

Một trong những người bị bắt giữ là nhà sư Phra Buddha Issara, 62 tuổi, một vị sư hoạt động nổi tiếng tại Thái Lan, người lãnh đạo các cuộc biểu tình đường phố vào năm 2014 và khởi động một chiến dịch làm sạch Phật giáo, nhưng đã bị các nhà lãnh đạo Phật giáo khác cáo buộc ông làm sai trái.

Nhà sư Issara đã chính thức bị tước vị trí của mình như một nhà sư và được gửi đến nhà tù tạm giam Bangkok để chờ xét xử về tội cướp, giả mạo, và giam giữ bất hợp pháp các quan chức trong các cuộc biểu tình, luật sư của ông, Theerayuth Suwankaesorn, nói với Reuters.

Hòa thượng Phra Phrom Dilok, 72 tuổi, một thành viên của Hội đồng Tối cao Tăng Già Thái Lan (Sangha Supreme Council), điều hành hoạt động các nhà sư Phật giáo ở Thái Lan, cũng bị bắtbị cáo buộc tham ô các quỹ của chùa, cảnh sát cho biết.

Hai nhà sư cao cấp khác, Phra Sri Khunaporn và Phra Wichit Thammaporn, trợ lý trụ trì chùa Vàng ở Bangkok, cũng bị bắtbị cáo buộc tham ô, họ nói thêm.

Đại diện của ba nhà sư nói ở trên không trả lời ngay lập tức các cuộc gọi điện thoại của Reuters để tìm kiếm thêm thông tin. Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan cho biết các vụ bắt giữ đã đến đỉnh điểm của các cáo buộc.  "Đây là một phần của cuộc điều tra," Prawit nói.

Chùa chiền tại Thái Lan, kiếm được hàng tỷ USD mỗi năm từ các khoản tiền quyên góp, từ lâu đã bị vướng vào nhiều vụ bê bối hạ sát đối thủ, buôn bán ma túy, tình, tiền và các hợp đồng tài chính bí ẩn.

Dưới áp lực từ chính quyền, Giáo hội Phật giáo Thái Lan (Hội đồng Tối cao Tăng Già) đã cố gắng tự thanh lọc các hoạt động nội bộ từ năm ngoái, bằng cách thi hành kỷ luật hơn 300.000 tăng sĩ.

Quân đội Thái Lan nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 2014, nói rằng sự cần thiết để khôi phục trật tự sau nhiều tháng phản đối chống chính phủ, và đã hứa sẽ tổ chức bầu cử vào năm tới, mặc dù trì hoãn nhiều lần.

Các nhà sư Phật giáo được kính trọng ở Thái Lan và hành động chống lại họ được coi là điều cấm kỵ. Nhưng những vụ bê bối gần đây đã buộc chính quyền phải suy nghĩ lại cách họ xử lý các cáo buộc chống lại các nhà lãnh đạo Phật giáo.

(Báo cáo của Panu Wongcha-um, Panarat Thepgumpanat, và Aukkarapon Niyomyat; Biên tập bởi Amy Sawitta Lefevre và Clarence Fernandez) | Bản quyền 2018 Thomson Reuters.) Chuyển ngữ bởi Tịnh Thủy | Thư Viện Hoa Sen

Bản gốc: https://www.usnews.com/news/world/articles/2018-05-24/thailand-arrests-senior-monks-in-temple-raids-to-clean-up-buddhism

Bản Anh ngử:

Thailand Arrests Senior Monks
in Temple Raids to Clean up Buddhism

BANGKOK (REUTERS)Thai police raided four Buddhist temples on Thursday, arresting several prominent monks and worshippers in the year's biggest such operation amid a crackdown on illegal financial dealings by temples.

The raids are the military government's latest bid to reform Buddhism, which is followed by more than 90 percent of Thailand's population of 69 million, but whose image has been tarnished by money and sex scandals involving monks.

"This is the investigation stage... it will all come down to facts and evidence," police official Thitiraj Nhongharnpitak, of the Central Investigation Bureau, which is investigating the monks, told reporters.

More than 100 police commandos raided four temples in Bangkok, the capital, and the adjacent central province of Nakhon Pathom, in the early hours of Thursday.

Among those arrested was Phra Buddha Issara, 62, an activist monk who led street protests in 2014 and launched a campaign to clean up Buddhism, but gained enemies by publicly naming other religious leaders he accused of wrongdoing.

Buddha Issara was formally stripped of his position as a monk and sent to Bangkok remand prison to await trial on charges of robbery, forgery, and illegal detention of officials during the protests, his lawyer, Theerayuth Suwankaesorn, told Reuters.

Phra Phrom Dilok, 72, a member of the Sangha Supreme Council, which governs Buddhist monks in Thailand, was also arrested over alleged embezzlement of temple funds, police said.

Two other senior monks, Phra Sri Khunaporn and Phra Wichit Thammaporn, both assistant abbots of Bangkok's Golden Mount temple, were also arrested over alleged embezzlement, they added.

Representatives of the three monks did not immediately respond to Reuters' telephone calls to seek comment.

Deputy Prime Minister Prawit Wongsuwan said the arrests were about getting to the bottom of the allegations.

"This is part of the investigation," Prawit said.

Thailand's temples, which earn billions of dollars every year from donations, have been embroiled in scandals ranging from murder, sex and drugs to shady financial dealings.

Under pressure from the junta, Thailand's body of Buddhist monks has been trying to clean up its own act since last year, by enforcing tougher discipline for more than 300,000 monks.

The military took power in a 2014 coup it said was needed to restore order after months of anti-government protests, and has promised to hold elections next year, despite postponing the date several times.

Buddhist monks are highly respected in Thailand and taking action against them was historically considered taboo. But recent scandals have forced authorities to rethink how they handle allegations against Buddhist religious leaders.

(Reporting by Panu Wongcha-um, Panarat Thepgumpanat, and Aukkarapon Niyomyat; Editing by Amy Sawitta Lefevre and Clarence Fernandez)

Copyright 2018 Thomson Reuters.

https://www.usnews.com/news/world/articles/2018-05-24/thailand-arrests-senior-monks-in-temple-raids-to-clean-up-buddhism

 

____________________________

Xem thêm hồ sơ cũ:

 

PHẬT GIÁO THÁI LAN : NGÀNH KINH DOANH HỐT BẠC

Thu Hằng Đăng ngày 05-09-2015

Nhiều vụ tai tiếng tài chính và chi tiêu quá đáng trong giới sư sãi tại Thái Lan là chủ đề được tuần báo L’Express đề cập trong bài phóng sự có tựa đề : « Những ‘hiền sư’ áo vàng ‘xa xỉ’ ».

Tờ báo nhắc lại những vụ tai tiếng lớn trong giới tăng lữ Phật giáo tại Thái Lan. Trước hết là vụ tai tiếng tài chính vào đầu năm 2015 của nhà sư Phra Dhammachayo, một trong những nhà sư nổi tiếng nhất Thái Lan, trụ trì đền Dhammakaya, cũng là một trong những ngôi đền lớn nhất đất nước, nơi có hơn 3.000 nhà sư sinh sống. Vụ việc bị phanh phui khi một lãnh đạo ngân hàng Klongchan Credit Union (Bangkok) bị cáo buộc đánh cắp 20 triệu euro để chuyển cho ngôi đền. Để xoa dịu những lời chỉ trích phản đối, sư trụ trì Phra Dhammachayo buộc phải hoàn trả một phần số tiền trên để tránh bị truy tố.

Trước đó, vào tháng Giêng, một vụ tai tiếng khác liên quan tới sư trụ trì chùa Wat Saket (còn gọi là Núi vàng), một trong những ngôi chùa cổ kính nhất vương quốc. Ông bị cáo buộc biển thủ số tiền tương đương 50.000 euro nằm trong ngân quỹ tổ chức tang lễ cho vị sư trụ trì đã mất. Hai tháng trước đó, vào cuối năm 2014, tại miền bắc Thái Lan, một nhà sư cũng đã bị bắt giam vì đầu tư gần 1 triệu euro vào thị trường chứng khoán. Số tiền này là một phần tiền công đức của người dân. Chưa hết, hẳn mọi người vẫn chưa quên được hình ảnh nhà sư Phra Wiraphol Sukphol đeo kính đen thời thượng, dùng túi Vuitton, chụp hình trong máy bay trực thăng riêng. Hiện đang bỏ trốn, ông bị cáo buộc đã biển thủ hơn 24 triệu euro được giữ trong nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.

Các sự kiện trên khiến người dân Thái Lan khó xử. Làm thế nào mà các nhà sư lại để "Mâra" (hay « Quỷ sứ cám dỗ » trong Phật giáo) dụ dỗ tham nhũng ? Bài phóng sự nhận xét rằng khó lòng cưỡng lại được trước số tiền công đức tại các nhà chùa, nhiều đến nỗi khiến các linh hồn trần tục bị mờ mắt.

Trăm cách « kiếm tiền » của nhà sư

Trên thực tế, để có một kiếp sau tốt hơn, hay để được cầu phúc trong ngày hôn lễ trọng đại, người Thái luôn mang lễ vật lên chùa, một nghi thứcđược hình thành từ cuối thế kỷ thứ XVIII, dưới triều vua Rama I, người sáng lập ra vương triều hiện nay. Chỉ riêng với khoản công đức này, hàng năm các chùa đã thu về hơn 3 tỉ euro, theo số liệu của Viện Phát triển Hành chính quốc gia tại Bangkok (National Institute of Development Administration). Người Thái Lan thậm chí còn đứng hàng thứ 3 trên thế giới về sự hào phóng đóng góp cho các tổ chức tôn giáo hay thiện nguyện, theo tổng kết mới nhất (2014) của World Giving Index.

Một nhà sư đấu tranh vì sự minh bạch của đền chùa Phật giáo khẳng định trên trang Facebook của mình : « Rất nhiều nhà sư muốn có chức vụ cao hơn đã không ngần ngại ''hối lộ'' các đấng bề trên của chùa ». Vì vậy, bất chấp một trong 227 điều luật của Phật giáo (Patimokkha) cấm nhận tiền mặt, nhiều sư sẵn sàng thuyết phục Phật tử cởi hầu bao : Tiền công đức càng lớn, Phật tử càng nhận được nhiều lộc.

Gần đây, một nhà sư già đã bị bắt tại Udon Thani, phía đông bắc Thái Lan, vì đã ăn trộm sọ người chôn tại một nghĩa trang. Nhà sư này định dùng những chiếc sọ đó trong một nghi lễ huyền bí để đoán các số trúng thưởng độc đắc và sau đó sẽ bán với « giá cắt cổ » cho Phật tử. Câu chuyệnvẻ buồn cười, nhưng cho thấygiới tăng lữ Thái Lan đã sa đà đến mức nào.

Một cách kiếm tiền khác của giới sư sãi Thái Lan được nhà thần học Mano Laohavanich, hiện giảng dạy tại đại học Thammasat (Bangkok), trước đây là người thân cận và giúp sư trụ trì Phra Dhammachayo đạt tới đỉnh cao danh vọng hiện nay, cho biết : « Để được ưu tiên ngồi cạnh sư (Phra Dhammachayo) trong một buổi lễ, cần phải chi vài nghìn euro. Những Phật tử làm công đức được chia theo địa vị xã hội trong một núi cơ sở dữ liệu khổng lồ, chỉ sau mỗi kho dữ liệu của chính phủ. Ngày nay, Phra Dhammachayo có thể đã trở thành tỉ phú. Nhà sư thành lập các công ty bất động sản, xây dựng, khai thác mỏ và buôn vũ khí ».

Minh bạch trong quản lý tài chính

Để hy vọng chấm dứt những tai tiếng trên và để vấn đề quản lý tài chính của các chùa được minh bạch, cách đây vài năm, giới tăng lữ Phật giáo Thái đã thành lập một đội « sư cảnh sát», đặt trụ sở tại đền Sunwannaram, nằm ở trung tâm Bangkok, dưới sự điều hành của nhà sư Phra Rachapariyat Wethi. Nhờ các chuyến đi tuần và đặc biệttố cáo qua điện thoại với đường dây nóng hoạt động 24/24 giờ, đội « sư cảnh sát » đã phát hiện nhiều chuyện thường nhật như một chú tiểu đi bán bùa, hay sư chèo kéo người qua đường, tới chuyện "tày đình" là các nhà sư ngủ với phụ nữ.

Còn sư Phra Buddha Issara, nổi tiếng vì có khuynh hướng làm chính trị và được cho là thân với Thủ tướng Prayuth Chan-O-Cha, đã đưa ra nhiều biện pháp cải cách sâu rộng Phật giáo trong nước. Trước hết, các đền chùa buộc phải minh bạch trong vấn đề tài chính ; cụ thể là mỗi đền chùa phải có sổ kế toán riêng. Tiếp theo, chấm dứt tập trung quyền lực vào giới tăng lữ, mà đại diện là khoảng 20 cao tăng thuộc ban lãnh đạo Tăng đoàn (Sangha). Thế nhưng, ban lãnh đạo này là nỗi sợ hãi của nhiều nhà sư và ngay cả chính phủ cũng không có quyền giải thể. Nhà sư Phra Buddha Issara cáo buộc những vị « Hiền sư » này không bao giờ cho điều tra các nhà sư tham nhũng, vì chính họ cũng nhận tiền hối lộ.

Thế nhưng, các đề xuất trên có nguy cơ bị loại bỏ vì giới tăng lữ Phật giáo tại đây vẫn có tiếng nói và mức ảnh hưởng mạnh mẽ, mặc dù, theo kết quả điều tra của đại học Khon Kaen vào năm 2013, chỉ còn 14% người Thái Lan vẫn giữ niềm tin tuyệt đối vào giới tăng lữ. Song, theo như lời nhà nghiên cứu thần học Sinchai Chaojaroenrat, « Giới tăng lữ Thái Lan muốn trở thành trung tâm Phật giáo của toàn thế giới ». Nhà sư tai tiếng Phra Dhammachayo, hiện đã thu hút được hơn 3 triệu tín đồ, muốn dùng « thiền » để chinh phục toàn thế giới. Khoảng 60 "chi nhánh" đã được mở ở nước ngoài và một trong những trung tâm này nằm ở thành phố Strasbourg, phía đông nước Pháp.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150905-phat-giao-thai-lan-nganh-kinh-doanh-hot-bac

ĐỀN CHÙA THÁI LAN :

CỖ MÁY KIẾM TIỀN TRONG TẦM NGẮM CỦA CHÍNH PHỦ

Thu Hằng Đăng ngày 02-04-2015

Những tờ tiền cuộn lại bỏ trong hòm công đức hay những tấm ngân phiếu với nhiều số « không » đằng sau từ lòng hảo tâm của các doanh nhân, các nhà sư Thái Lan đang bị chỉ trích là hám lợi. Đối mặt với các vụ tai tiếng tham nhũng, chính phủ quân đội hứa xem xét vấn đề này.

Đền Dhammakaya nổi bật trên bầu trời Bangkok và luôn trong quá trình mở rộng. Vào những ngày lễ, hàng nghìn Phật tử có mặt xung quanh sư Dhammachayo. Thế nhưng, từ vài tuần nay, cách quyên góp tiền công đứcphương pháp quản lý của ngôi đền nổi tiếng giàu nhất nước này đang bị điều traliên quan tới một vụ biển thủ công quỹ trên quy mô lớn do người quản lý một hợp tác xã cầm đầu.

Trung tuần tháng 3/2015, ngôi đền đã chấp nhận hoàn lại cho nhà hảo tâm trên gần 20 triệu euro. Sư Dhammachayo mong thoát được vòng lao lý và các cáo buộc làm giàu cá nhân. Vụ việc trên kéo dài thêm danh sách các vụ rùm beng, liên quan tới cả đền Wat Sket danh tiếng tại thủ đô Bangkok do biển thủ một khoản tiền khổng lồ trong ngân sách giành cho đám tang vị sư trụ trì tối cao.

Chính quyền quân sự quyết định xem xét những vụ bê bối liên quan tới các nhà sư Thái, trong chiến dịch chỉnh đốn xã hội. Vụ việc cũng gợi lên tranh luận về vấn đề kiểm soát công quỹ của các đền chùa, cho tới nay luôn bị quản lý một cách mập mờ, không rõ ràng.

Thế nhưng, lời hứa cải cách của giới tăng lữ vẫn khiến nhiều người nghi ngạiPhật giáosức mạnh lâu đời tại Thái Lan. Thêm vào đó là tiền công đức của các chùa góp một phần lớn cho thu nhập của nước này, trái ngược hoàn toàn với các hòm công đức trống rỗng tại các nhà thờ ở Châu Âu.

Theo đánh giá của Viện Phát triển Hành chính Quốc gia (National Institute of Development Administration, NIDA) tại Bangkok, được công bố vào năm 2014, khoảng 38 000 đền chùa thu được 120 tỉ bạt (3,3 tỉ euro) tiền công đức hàng năm.

Thái Lan xếp hàng thứ ba trong số các nước « hào phóng » nhất trên thế giới cho tôn giáo, sau Miến Điện và Malta. Khoảng 77% dân số quen đóng góp cho các tổ chức thiện nguyện. Họ cho rằng, làm như vậy, sẽ giúp thoát khỏi nghiệp chướnggặp may mắn hơn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150402-den-chua-thai-lan-tien

 

THÁI LAN : SƯ BỊ BUỘC HOÀN TỤC VÌ CHƠI MA TÚY

Thụy My Đăng ngày 10-07-2013

Khoảng ba chục nhà sư Thái Lan đã bị buộc phải hoàn tụcsử dụng ma túy - một viên chức chính quyền địa phương hôm nay 10/07/2013 cho AFP biết như trên. Vương quốc Thái vốn rất mộ đạo gần đây phải liên tục phải đối mặt với các xì-căng-đan có liên quan đến những người tu hành.

trụ trì của một ngôi chùa đã bị cáo buộc buôn lậu ma túy, sau khi xét nghiệm nước tiểu của 31 nhà sư thuộc khoảng hơn một chục ngôi chùa ở tỉnh Saraburi cho thấy dương tính với ma túy tổng hợp méthamphétamine. 

Một viên chức chính quyền địa phương giấu tên nói với AFP : « Dân làng phàn nàn vì các vụ tụ tập đáng ngờ trước các chùa », và đa số những người tham gia tụ họp đều được biết là có liên quan đến ma túy. Những nhà sư trên đây một khi cai ma túy xong sẽ được phép mặc lại áo cà sa

Khoảng 95% người Thái Lan là Phật tử mộ đạo, đây là tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới. Nhưng giáo hội Phật giáo liên tục bị một loạt các xì-căng-đan, và báo chí Thái loan tin nhiều trường hợp các nhà sư sử dụng ma túy, say xỉn, cá độ và mua dâm. 

Mới đây hai nhà sư đã bị bắt trong một vụ lạm dụng tình dục trẻ em. Một video clip cho thấy ba nhà sư khác đang an vị trong một chiếc máy bay riêng với những vật dụng hàng hiệu đắt tiền - trong khi người tu hành được cho là vượt khỏi những ham muốn đời thường, tránh được các thói tục tham sân si – đã gây nên một làn sóng chỉ trích

Theo bộ phận điều tra đặc biệt của Bộ Tư pháp Thái Lan, một trong ba nhà sư trên là Luang Pu Nen Kham, cũng đang bị điều tra về một loạt tội phạm, nhất là vì quan hệ tình dục với một thiếu nữ vị thành niên, trốn thuế, sở hữu ma túy và rửa tiền. Hiện nay nhà tu này đang ở nước ngoài, và giáo hội Phật giáo cho biết sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao hủy hộ chiếu của nhà sư kiêm nghi can.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20130710-thai-lan-su-bi-buoc-hoan-tuc-vi-choi-ma-tuy




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/03/2023(Xem: 16780)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.