Bế Mạc Hội Thảo Phật Giáo Châu Á Vì Hòa Bình (abcp)

23/06/20198:10 CH(Xem: 8837)
Bế Mạc Hội Thảo Phật Giáo Châu Á Vì Hòa Bình (abcp)

BẾ MẠC HỘI THẢO PHẬT GIÁO CHÂU Á VÌ HÒA BÌNH (ABCP)
Tin và ảnh: Thích Ngộ Dũng

 

Mongols-map(Ulaanbaatar, Mông Cổ): Với sự tham dự của 12 nước thành viên chính thức, sau 3 ngày làm việc trong tinh thần hòa hợptôn trọng các dị biệt, Hội thảo Phật giáo châu Á vì hòa bình (viết tắt trong tiếng Anh là ABCP) lần thứ 11, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, đã bế mạc trọng thể vào lúc 18:00 ngày 23-6-2019 tại Tu viện Gandan Tegchenling, thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ.

Đến tham dự Lễ bế mạc có bà Ingha Rhonda King, chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo Phật giáo Nam tông, Bắc tôngKim cang thừa thuộc các nước Phật giáo châu Á và hơn 160 đại biểu quốc tế đến từ 40 quốc gia và hàng trăm Phật tử Mông Cổ.

Trong ngày 22-6-2019, TT. Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký HĐTS kiêm Trưởng Ban Phật giáo quốc tế GHPGVN, thay mặt GHPGVN, có bài phát biểu nói về tầm quan trọng của những lời dạy về hòa bình của đức Phật mang lại an lạchạnh phúc cho công dân toàn cầu cũng như những nỗ lực của cộng đồng Phật giáo châu Á trong việc xây dựng hòa bình suốt 5 thập niên qua.

TT. Thích Nhật Từ, Phó Ban Phật giáo quốc tế và Phó viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM được mời tham gia Ủy ban tu chỉnh Hiến chương và làm chủ tọa Diễn đàn thành lập các Ủy ban ABCP. Đại hội đã thảo luận và tu chỉnh Hiến chương ABCP gồm 12 điều và 121 khoản. Các đề xuất của TT. Thích Nhật Từ về việc thành lập 8 Ủy ban thường trực đã được các đại biểu thảo luậnnhất trí thông qua.

Trong 8 Ủy ban gồm (i) Ủy ban về hòa bình, giải trừ quân bị và tránh xung đột (Commission on Peace, Disarmament and Conflict Avoidance), (ii) Ủy ban về môi trường, biến đổi khí hậu (Environment and Climate Change), (iii) Ủy ban về phát triển bền vững (Sustainable Development), (iv) Ủy ban về đối thoại và hợp tác tôn giáo (Interreligious Dialogue and Cooperation), (v) Ủy ban về phụ nữbình đẳng giới (The Status of Women and Gender Equality), (vi) Ủy ban về trẻ em và tuổi trẻ (Children and Young People), (vii) Ủy ban về nhân quyền (Human Rights) và (viii) Ủy ban về truyền thống, di sảnvăn hóa Phật giáo (Buddhist Tradition, Culture and Heritage), GHPGVN đảm trách Ủy ban về môi trường, biến đổi khí hậu và Ủy ban về trẻ em và tuổi trẻ.

Trong ngày 23-6-2019, với sự tín nhiệm cao của các Trung tâm quốc gia ABCP, HT. Thích Thiện Nhơn, đức Dalai Lama 14, HT. Tep Vong, Tăng thống Bangladesh được bầu làm Cố vấn của ABCP. GS. Lê Mạnh Thát và TT. Thích Nhật Từ được bầu làm Ủy viên thường trực của ABCP. TT. Thích Đức Thiện được bầu làm Phó chủ tịch ABCP, nhiệm kỳ 2019-2022. Trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam TT. Thích Đức Thiện là người thứ hai đảm nhận vai trò Phó chủ tịch ABCP, người thứ nhất là Trưởng lão Thích Minh Châu.

Trong năm thập niên qua, lãnh đạo Phật giáo Việt Nam làm thành viên sáng lập ABCP gồm có HT. Thích Tâm Anh, HT. Thích Danh Hảo. Làm thành viên của ABCP qua các nhiệm kỳ có HT. Thích Trí Thủ, HT. Phạm Thế Long và HT. Thích Minh Châu cho đến ngày viên tịch.

Trong buổi họp báo trước Lễ bế mạc, HT. Khambolama D. Choijamts, Chủ tịch ABCP, Trưởng Ban tổ chức Đại hội ABCP lần thứ 11, khẳng định rằng với sự tu chỉnh Hiến chương và sự tham dự của 3 vị Phó chủ tịch mới (Việt Nam, Ấn ĐộLiên bang Nga) và sự tham gia của các Trung tâm quốc gia ABCP mới, ABCP sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình và phát triển bền vững tại châu Á và trên toàn cầu. TT. Thích Đức Thiện cam kết rằng: “Với sự tin tưởng của ABCP, bản thân tôi và GHPGVN sẽ đóng góp tích cực vào các hoạt động xây dựng hòa bình và phát triển bền vững theo chủ trương của LHQ, mà Việt Nam là một thành viên tích cực”.

Diễn đàn ABCP được khởi xướng vào tháng 7-1969 và chính thức thành lập ngày 13-7-1969 tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ. Từ năm 1970 đến nay, ABCP đã trải qua 10 kỳ đại hội, tại Sri Lanka năm 1972, Ấn Độ năm 1974, Nhật Bản năm 1976, Lào năm 1986 và 2003 và tại Mông Cổ trong các năm 1979, 1982, 1990, 1998. Theo dự kiến, Đại hội ABCP sẽ diễn ra tại Ấn Độ năm 2020 và tại Việt Nam năm 2021. Diễn đàn ABCP được đăng ký vào nhóm các tổ chức phi chính phủ về “Các hoạt động kinh tế và xã hội của LHQ” (ECOSOC consultative status).

Chiều ngày 22-6-19, hơn 160 đại biểu quốc tế dự tiệc chiêu đãi của chính phủ Mông Cổ, sau đó, thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật Mông Cổ đặc sắc tại Nhà hát lớn quốc gia. Sau Lễ bế mạc, các đại biểu dự tiệc chiêu đãi của Giáo hội Phật giáo Mông Cổ.

Đại hội ABCP lần thứ 11 đã khép lại nhưng lại mở ra cơ hội hợp tác giữa các truyền thống Phật giáo, góp phần cống hiến các giải pháp Phật giáo về hòa bình và phát triển bền vững trong khu vực và trên toàn cầu.

Thích Ngộ Dũng

TUYÊN BỐ ULAANBAATAR 2019

Thực hiện nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội thảo châu Á vì hòa bình

Đại hội đồng lần thứ 11, ngày 21-24 tháng 6 năm 2019

TT. Thích Nhật Từ dịch

 

Chúng tôi, các tăng sĩ và cư sĩ Phật giáo, đại diện cộng đồng Phật tử châu Á yêu chuộng hòa bình, tham dự Đại hội đồng Hội thảo Phật giáo châu Á vì hòa bình (viết tắt trong tiếng Anh là ABCP) lần thứ 11, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ABCP, tại Ulaanbaatar, thủ đô Mông Cổ, nhận thức được những thay đổi và phát triển mới đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt là trong quá khứ gần đây, các cam kết duy trì hòa bình, đạo đức, đoàn kết, bình đẳng và phát triển bền vững toàn cầu dựa trên giáo pháp của đức Phật Thích Ca.

Trong khi đó, là Phật tử, chúng ta cần làm gì để mang lại sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của con người thông qua sự phát triển tâm linh bền vững và các giá trị đạo đức phù hợp với giáo pháp cao quý của đức Phật Thích Ca, Người đã dạy chúng ta vượt qua sự tham lam, thù hận, ganh tị, bạo lực, tàn nhẫn và trả thù, bằng cách xây dựng thái độ về lòng từ bi vô điều kiện và tình huynh đệ phổ quát.

Bây giờ, do vậy, khi kết thúc lễ kỷ niệm và các phiên họp thành công, chúng tôi, các đại biểu ABCP, nhất trí cam kết và thông qua Tuyên bố này.

 

Điều 1: Hồi ứng của Phật giáo về hòa bình, giải trừ quân bị và tránh xung đột

1.1. Cấm tuyệt tất cả các thử nghiệm hạt nhân và các hiệp ước chống phổ biến vũ khí, bao gồm Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân nên được thực hiện đầy đủ. Chúng tôi cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki và kết quả thành công của Hội nghị đánh giá hiệp ước không phổ biến hạt nhân năm 2020.

1.2. Lên ánphản đối các chủ nghĩa cực đoan, các hình thái cực đoan và khủng bố nhân danh tôn giáo, ý thức hệ chính trị, ở tất cả các cấp độ khác nhau.

1.3. Tạo ra các nền văn hóa hòa bình và công lý giữa các nền văn minh, văn hóatôn giáo bằng cách phối hợp đối thoại giữa các nền văn minhvăn hóa để ngăn chặn xung đột và hỗ trợ các nỗ lực xây dựng hòa bình liên văn hóa và liên tôn giáo.

1.4. Thiết lập những cây cầu về sự hiểu biết, đối thoại và hợp tác giữa các nền văn hóatôn giáo nhằm vượt qua các động lực xã hội, kinh tế, văn hóatôn giáo vốn làm tăng nguy cơ chiến tranh.

1.5. Phát triển các cam kết trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống nhằm xây dựng hòa bình và làm tan biến tiềm năng xung đột.

1.6. Tham gia các lực lượng, chia sẻ các tuệ giác mới và trí tuệ truyền thống, đến từ sự đa dạng của các nền văn minhtôn giáo có thể ngăn chặn những bất công và nguy hiểm đe dọa cuộc sống nhân loại trên hành tinh này.

 

Điều 2: Hồi ứng của Phật giáo về sự phát triển bền vững

2.1. Kêu gọi tất cả các quốc gia nỗ lực thực hiện một cách chân thành tất cả các thỏa thuận, nghị định thư và hiệp ước quốc tế về biến đổi khí hậu, vì sự biến đổi khí hậu đang tạo ra sự tàn phá và khủng hoảng hiện hữu đối với hành tinh duy nhất chúng ta đang sống.

2.2. Bảo tồn thiên nhiên không thể bị loại bỏ vì các loài khác cùng sinh sống trên hành tinh này sẽ bị xóa sổ do những tác động tạo ra bởi con người mang trong mình sự phụ thuộc lẫn nhau trong thiên nhiênphúc lợi của tất cả chúng sinh.

2.3. Cam kết rằng chỉ còn vài năm nữa trước khi thực hiện các mục tiêu phát triển toàn cầu của LHQ, các Trung tâm Quốc gia ABCP hãy hợp tác chặt chẽ với chính phủ tại quốc gia mình, trong sự tương tác với Liên Hợp Quốc và các cơ quan đa phương khác nhằm tăng tốc độ gieo trồng các mục tiêu này vì lợi ích của nhân loại.

 

Điều 3: Về đối thoại và hợp tác liên tôn

3.1. Thúc đẩy sự thống nhất và hòa hợp giữa các nhóm tôn giáo, trao đổihợp tác hơn nữa với các tổ chức tôn giáo ở tất cả các quốc gia.

3.2. Nhấn mạnh các nguyên tắc hữu nghị, hòa bình, phát triển và hợp tác, trân trọng hòa bình trong các tổ chức tôn giáo.

3.3. Hình thành thái độ của các cá nhânxã hội đối với “người khác”, do đó sẽ không có hành động tàn bạo nào của các cá nhân dưới danh nghĩa tôn giáo và các nhóm bạo lực trong các truyền thống tôn giáo.

3.4. Thúc đẩy các yếu tố truyền cảm hứngxây dựng hòa bình của các tôn giáo, các cách đối thoại và hợp tác hiệu quả hơn giữa các tôn giáo và giữa thế giới chính trị và tôn giáocần thiết.

 

Điều 4: Về tình trạng bình đẳng giới

4.1. Thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ trong các thực hành tôn giáo.

4.2. Thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

4.3. Thúc đẩy sự tiến bộthúc đẩy phụ nữ tận hưởng các quyền của họ trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, giáo dụctôn giáo.

4.4. Ủng hộ việc tiếp cận và tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, bao gồm việc thúc đẩy phụ nữ tiếp cận sự bình đẳng về việc làm và công việc đầy đủ.

4.5. Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực đối với phụ nữ.

 

Điều 5: Về trẻ em và thanh thiếu niên

5.1. Đảm bảo rằng các quyền, sự an toàn, quyền giáo dục và phúc lợi của tất cả trẻ em và thanh thiếu niên được công nhận, tôn trọngbảo vệ.

5.2. Chống lại mọi hình thức lao động trẻ em, sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, bóc lột tình dục và buôn bán người, và hỗ trợ tất cả các nỗ lực hướng tới việc xóa bỏ chúng.

5.3. Đưa quan điểmkinh nghiệm của trẻ em và thanh thiếu niên đến sự chú ý của chính phủ và cộng đồng.

5.4. Tạo ra môi trường an toàn cho trẻ em và thân thiện với trẻ em, nơi trẻ em và thanh thiếu niên tiếp xúc được an toàncảm thấy được bảo vệ.

5.5. Biện hộ cho các hồi ứng về dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên bất hạnh.

 

Điều 6: Về truyền thống, văn hóadi sản Phật giáo

6.1. Hỗ trợ và bổ sung các hành động của các quốc gia thành viên ABCP trong việc bảo tồn và phát huy truyền thốngdi sản văn hóa Phật giáo.

6.2. Huy động kiến ​​thức, nghiên cứucủng cố các hợp tác quốc tế về di sản văn hóa Phật giáo với các đối tác Phật giáo toàn cầu.

6.3. Bảo vệ các di sản văn hóa vật thể của Phật giáo như các di tích Phật giáo thiêng liêng, các công trình lịch sửdi tích khảo cổ Phật giáo ở Ấn Độ, Nepal và trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phi Phật giáoduy trì sự tôn nghiêm của các công trình này.

6.4. Tận dụng tối đa công nghệ kỹ thuật số để ghi chép, làm tài liệubảo tồn các di sản văn hóa Phật giáo và làm các di sản này được trực tuyến.

 

Chúng tôi khuyến khích mở rộng các tổ chức phi chính phủ Phật giáo nhằm tích cựcthực chất trong việc cứu trợ thiên tai, phúc lợi xã hộiđạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

***

Trưởng các phái đoàn thuộc các Trung tâm Quốc gia ABCP công bố vào ngày 23 tháng 6 năm 2019 tại Trụ sở ABCP, Tu viện Gandan Tegchenling, Trung tâm Phật giáo Mông Cổ tại TP. Ulaanbaatar, Mông Cổ.

 

Đồng ký tên gồm có:

Tăng thống Khamba Lama Ch. Dambajav (Chủ tịch ABCP)

Tăng vương Campuchia, HT. Tep Vong (Cố vấn ABCP)

Tăng thống Bangladesh, HT. Sanghanayaka Suddhananda (Cố vấn ABCP)

Và Trưởng các đoàn thuộc các Trung tâm Quốc gia ABCP

 

 






viber_image_2019-06-23_22-41-22viber_image_2019-06-22_08-36-27viber_image_2019-06-22_08-36-16viber_image_2019-06-22_08-36-15viber_image_2019-06-22_08-36-14viber_image_2019-06-22_08-36-13

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.