Sự Hồi Sinh Của Phật Giáo Ấn Độ

07/01/20204:00 CH(Xem: 7812)
Sự Hồi Sinh Của Phật Giáo Ấn Độ
SỰ HỒI SINH CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Thích Trí Quảng

Khi Đức Phật nhập diệt, Ngài có huyền ký rằng giáo pháp Phật sẽ trải qua 500 năm là thời Chánh pháp, 500 năm là thời tượng pháp và 1.000 năm là thời mạt pháp.  

ducphatthichca_1Sau khi Đức Phật vắng bóng trên cuộc đời, trong khoảng thời gian 500 năm đầu, đa số các Tỳ-kheo còn giữ nguyên hạnh khất thực đầu đà theo tinh thần Phật dạy. Nhưng sang 500 năm thứ hai, chúng ta thấy Phật giáo Đại thừa phát triển rất mạnh, trong đó có những vị nổi danh như các vị Bồ-tát Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân… Và cũng từ đó, Phật giáo bắt đầu mở rộng về hướng Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, với nét đặc trưng là Phật giáo bản địa đã kết hợp với nền văn hóa truyền thống của các dân tộc mà tạo thành sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Đại thừa

Trong khi đó, Phật giáo gốc ở Ấn Độ lại nảy sanh tình trạng tranh chấp giữa Phật giáo và Bà-la-môn giáo, sau cùng dẫn đến sự chỉ trích giữa Phật giáo Nguyên thủyPhật giáo Đại thừa. Điều sai lầm này của giới Phật giáo Ấn Độ cho thấy ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật đã bị lu mờ và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho quần chúng Ấn Độ mất tín tâm, khiến họ quay về đạo gốc của họ là Bà-la-môn giáo đặt nền tảng trên sự cầu nguyện. Có thể nói kể từ đó, Phật giáo Ấn Độ suy yếu dần, cho đến khi các đạo quân của Hồi giáo tràn vào xâm chiếm Ấn Độ và tàn phá các Thánh tích Phật giáo, sát hại các Tăng sĩ Phật giáo

Đến thế kỷ XIII đã xảy ra sự việc đúng với điều Đức Phật dạy trong kinh điển rằng sau khi Phật nhập diệt, có những nơi mà tên Tam bảo còn không được nghe đến, biết đến. Thật vậy, ở Ấn Độ, người dân Ấn hoàn toàn không biết gì về Phật giáo, trong lúc đó Phật giáo Đại thừa lại phát triển rất mạnh ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc… 

Đến khi đất nước Ấn Độ được độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của người Anh, cố Thủ tướng Nerhu là một trong những người có công lớn đã quan tâm đặc biệt đến Phật giáo; vì ngài nhận thấy rằng nguồn cội của Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ, từ đó giáo pháp của Đức Phật đã lan tỏa đến nhiều quốc gia mà đến nơi nào Phật giáo cũng đã phát triển rực rỡ tạo thành nét đẹp đặc thù của văn hóa nơi đó, cũng như xây dựng được nếp sống hiểu biết, an vui, hạnh phúc cho đại đa số quần chúng, vậy mà người dân Ấn lại không hề biết đến Phật giáo, quả thực là đáng thương. 

Vì vậy, năm 1956, cố Thủ tướng Nerhu đã tổ chức hội nghị thế giới tại New Delhi quy tụ các vị đại biểu của các nước theo Phật giáo để kỷ niệm 2.500 năm Đức Phật nhập diệt. Với sự kiện trọng đại này, cùng với đại biểu của các quốc gia bạn, Hòa thượng Tố Liên đã đại diện cho Phật giáo Việt Nam sang Ấn Độ tham dự hội nghị và ngài trở về phổ biến tinh thần phục hồi Phật giáo Ấn Độ của cố Thủ tướng Nerhu đề xướng. Và đây chính là lần đầu tiên người dân Ấn Độ mới biết Phật giáo, mới biết Đức Phật đã ra đời ở đất nước họ từ 2.500 năm qua, mới biết sự hiện hữu của một đấng Toàn giác mà cả nhân loại phải kính ngưỡng. Và đây cũng là lần đầu tiên có một lễ quy y tập thể tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng cho nửa triệu người Ấn thuộc thành phần cùng đinh được phước duyên sống theo lời dạy của Đức Phật


Ý tưởng phục sinh Phật giáo Ấn Độ cũng từ đó được phát triển mạnh mẽ và rộng lớn, đã thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ quyết định thành lập Đại học Phật giáo ở Nalanda. Hòa thượng Thích Minh Châu lúc đó đã được Tổng hội Phật giáo Việt Nam gởi sang học ở Nalanda. 17 năm sau, tốt nghiệp học vị Tiến sĩ, ngài đã trở về Việt Nam và phát triển tinh thần giáo dục theo Nalanda để thành lập Đại học Vạn Hạnh

Có thể nói một số du học Tăng khác từ các nước Thái Lan, Tích Lan… cũng xuất thân từ Đại học Nalanda ý thức được tinh thần hòa hợp giữa các nước theo Phật giáo, để từ đó tạo thành ý thức rộng lớn trong việc đóng góp cho công cuộc phục hưng Phật giáo Ấn Độ. Và sự hồi sinh Phật giáo Ấn Độ càng trở nên mãnh liệt hơn khi Chính phủ Ấn Độ quyết định cấp đất cho các quốc gia theo Phật giáo đến xây dựng các ngôi chùa tiêu biểu cho Phật giáo của từng quốc gia tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đại diện cho Phật giáo Việt Nam là chùa Việt Nam Phật Quốc tự do Hòa thượng Huyền Diệu xây dựng đầu tiên tại nơi này. Sau đó, các nước theo Phật giáo cũng tuần tự xây dựng các ngôi chùa chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng

Từ đó, khách hành hương khắp nơi trên thế giới mới tìm đến Bồ Đề Đạo Tràng và người Ấn mới nhận thấy đây là một cơ hội tốt đẹp cho họ tổ chức các chuyến du lịch văn hóatâm linh nơi đất Ấn; đồng thời, họ cũng tạo ra các sản phẩm mang tinh thần Phật giáo dùng làm kỷ vật lưu niệm cho khách hành hương. Ngày nay, số lượng khách hành hương đến chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng và các Thánh tích Phật giáo Ấn Độ ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, người dân Ấn quy y theo đạo Phật tuy có gia tăng, nhưng cũng chỉ là một con số quá khiêm tốn so với một tỷ dân Ấn Độ

Tóm lại, với tinh thần phục hưng Phật giáo tại đất nước Ấn Độ ngày càng phát triển, chúng ta kỳ vọng trong tương lai, Phật giáo Ấn Độ sẽ tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân Ấn tìm được lời dạy quý báu của Đức Phật để áp dụng trong cuộc sống của chính họ, giúp họ thăng hoa được đời sống tâm linh và phát triển được đời sống vật chất

Ngoài ra, thiết nghĩ Tăng NiPhật tử khắp nơi trên thế giới cần rút ra bài học kinh nghiệm quá đắt của Phật giáo Ấn Độ xưa kia, rằng không bao giờ cho phép chúng ta rời khỏi tinh thần giải thoát của Đức Phật; vì xa rời nếp sống giải thoát là ngọn lửa châm ngòi cho sự bùng nổ mọi việc tranh chấp, dẫn đến những thảm họa và Phật giáo sẽ tự diệt vong. Chắc chắn đó không phải là con đường sáng suốttừ bi của Đức Phật vạch ra cho tất cả hàng đệ tử nối bước dấu chân Ngài trên thế gian này.

Thích Trí Quảng | Nguyệt san Giác Ngộ
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.