Ngôi Chùa Việt Nam Lành Lặn Trong Cơn Bão Lửa Úc

12/01/20201:00 SA(Xem: 26969)
Ngôi Chùa Việt Nam Lành Lặn Trong Cơn Bão Lửa Úc

NGÔI CHÙA VIỆT NAM LÀNH LẶN
TRONG CƠN BÃO LỬA ÚC


Điều kỳ diệu đã xảy ra tại chùa Wat Buddha Dhamma (Chùa Phật Pháp), tiểu bang New South Wales, Úc Châu. Phần lớn khuôn viên xung quanh đều đã bị thiêu rụi thậm chí phần mái còn bị ám khói nhưng một phần ngôi chùa vẫn may mắn lành lặn trong cơn bão lửa của nạn cháy rừng vừa qua. Sư trụ trì là Ngài Khemavaro (Thái Hòa), Việt kiều Mỹ, xuất gia ở Wat Pah Pong, Thái Lan, trong truyền thống của ngài Thiền sư Ajahn Chah.

Wat Buddha Dhamma 6

Bỗng nhiên nhớ tới bài kinh Hộ trì người trì pháp quả thật là không sai!

Biết ơn sự nỗ lựchy sinh của các anh cứu hỏa đã ngày đêm chiến đấu với lửa dữ. Mong mọi người mọi vật sẽ được an lành, mong nước Úc sớm hồi phục sau cơn đại thảm họa này.

Wat Buddha Dhamma 8Wat Buddha Dhamma 7Wat Buddha Dhamma 6Wat Buddha Dhamma 5Wat Buddha Dhamma 4Wat Buddha Dhamma 3Wat Buddha Dhamma 2Wat Buddha Dhamma 1
Nguồn: (Ricky Pho/ Facebook)
(Ngày 10 tháng 1, 2020)
Thư Viện Hoa Sen

MỘT TU VIỆN PHẬT GIÁO LÂU ĐỜI BỊ CHÁY RỪNG TẤN CÔNG
Trần Trọng Hiếu | Giác Ngộ
 

Tờ The Buddhist Door vừa đưa tin, tu viện Phật Pháp (Wat Buddha Dhamma) theo truyền thống Tu học trong rừng tại Úc đã bị ảnh hưởng bởi những đám cháy rừng cây bụi đang lan khắp bang New South Wales.

Trận cháy có tên “Three Mile Fire” (Trận cháy 3 dặm) hiện đang lan đến khu vực bến phà Wiseman, miền bắc Sydney.

Cho đến giờ, chỉ một tòa nhà của tu viện được cho là bị hủy hoại bởi trận cháy dù các tòa nhà khác trong khuôn viên tu viện cũng đang bị đe dọa. Chư Tănghành giả trong tu viện đã di tản một cách an toàn.

Wat Buddha Dhamma 12Chánh điện tu viện
Theo các cơ quan thông tấn tại Úc, trận cháy đã tấn công một khu nhà ở của tu viện trưa hôm thứ Tư (ngày 4-12). Tòa nhà lớn nhất của tu viện có tên Dhamma Sala - giảng đường chính vẫn còn nguyên vẹn, theo các thông tin cập nhật.

Lính cứu hỏa đang chiến đấu để khống chế ngọn lửa xung quanh tòa nhà bằng trực thăng phun nước.

Tu viện Phật Pháp được thành lập trong Công viên Quốc gia Dharug vào năm 1978 bởi Ni sư Ayya Khema và nhà sư Phra Khantipalo là trụ trì đầu tiên của tu viện.

Theo trang thông tin của tu viện, trung tâm không chỉ là nơi tu học của các tu sĩ mà còn là nơi thực hành cho cư sĩ Phật tử, nơi tổ chức các khóa tu định kỳ cho cộng đồng Phật tử và mở cửa cho công chúng tham quan.

Nhà sư Thái Lan Sri Paññā, đang tu học trong tu viện chia sẻ trên Facebook rằng: “Tôi là một trong những vị tu sĩ đầu tiên theo chân ngài Ajahn Kehmavaro đến tu học tại đây khi tu viện đi vào hoạt động trở lại vào năm 2008, sau một thời gian bị bỏ trống.

Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều trong việc tái thiết nơi này. Thật buồn khi nghe tin phần lớn tu viện bị trận cháy hủy hoại... Đây không phải lần đầu tiên tu viện trong rừng ở nước Úc bị ảnh hưởng bởi cháy rừng; từ sự việc này chúng ta tiếp tục suy ngẫm về vô thường và nhìn thấy sự cấp bách để tiến tu”.

Người dân Sydney đã “ngập trong khói cháy rừng mấy ngày qua” khi các đám cháy xâm lấn các khu vực gần đó. Cơ quan Khí tượng bang New South Wales đã gọi Sydney là “thành phố màu xám”, khói do cháy rừng đã tiếp tục suốt đêm thứ Tư và kéo dài qua ngày thứ Năm.

Khói cũng ảnh hưởng các khu vực phía đông của đám cháy, các vùng khác của bang này do hướng gió tây - theo ABC.

Khu vực hiện đã được tuyên bố vùng cháy và các cộng đồng người dân ở những khu lân cận được cảnh báo cần có kế hoạch khẩn cấp tại chỗ phòng những đám cháy tiến đến gần họ. 

Tu viện hiện vận hành một trang web nhận hỗ trợ tài chính từ cộng đồng cho sự cố hỏa hoạn này.


Xem thêm video cháy xung quang ngôi chùa:




VÀI NÉT VỀ TU VIỆN WAT BUDDHA DHAMMA
TẠI WISEMANS FERRY – NSW – AUSTRALIA


Tu viện Wat Buddha Dhamma được Sư Bà Ayya Khema đứng ra thành lập vào năm 1978, Sư bà là một phụ nữ người Đức, (sinh: 25. 08. 1923, viên tịch: 02. 11. 1997). Thuở nhỏ (năm 1938) bà đã trốn khỏi Đức cùng với 200 trẻ em khác và được đưa đến Scotland, Ba mẹ của bà đã đến Trung Quốc sau đó, bà đã được đoàn tụ cùng gia đình tại Thượng Hải vào năm 1944, nhưng rồi tiếp theo đó, gia đình bà đã bị đưa vào trại tập trung của quân Nhật, thân phụ bà đã chết ở đây. Bốn năm sau (1948), người Mỹ đã giải phóng trại tập trung nầy, Bà đã được di dân sang Hoa Kỳ và lập gia đình, bà có được 2 người con, 1 trai, 1 gái.
Wat Buddha Dhamma 9
Vào khoảng 1960 – 1964, bà cùng gia đình thường du lịch đến một số quốc gia Á Châu thuộc khu vực Hy Mã Lạp Sơn, và đây là thời điểm bà được tiếp xúc với Phật giáo, học hỏithực hành Thiền tập, để rồi 10 năm sau, bà đã tự mình tổ chức các khóa tu học và giảng dạy Thiền tại một số nước Tây phương, Hoa Kỳ và tại Úc. Bà đã chính thức xuất giathọ giới tại Sri Lanka vào năm 1979 với Pháp hiệu là Ayya Khema.
Là một Ni Sư Phật giáo người Tây phương, học, hiểu, hành trìtruyền bá giáo pháp Phật đà. Ayya Khema đã để lại một số đóng góp đáng kể cho Phật giáo gồm có:

- 1978, thành lập Tu Viện Wat Buddha Dhamma tại Wisenans Ferry – NSW – Australia.
- 1978, thành lập Trung Tâm Quốc Tế Phụ Nữ Phật Tử Tại Colombo – Sri Lanka (The International Buddhist women’s Centre)
- 1989, thành lập tu viện “Buddha Haus” tại Đức.
- 1997, thành lập tu viện “ Metta Vihara “, đây là Lâm tu viện Phật giáo ( Forest Monastery ) đầu tiên tại nước Đức và được truyền bá giáo pháp bằng Đức ngữ ( German language)
- 1987, Ayya Khema đã phối hợp để tổ chức một đại hội quốc tế đầu tiên cho Ni giới Phật giáo , và đã hình thành một tổ chức Phật giáo với tên gọi: “Sakyadhita , a worldwide Buddhist Women’s”
- Tháng Năm, 1987 bà đã là vị Ni Sư đầu tiên và duy nhất được mời thuyết trình trước hội đồng liên hiệp quốc tại New York với đề tài: “Buddhism and World Peace”
- Ayya Khema cũng là tác giả của 25 quyễn sách về Phật phápThiền học viết bằng Anh ngữ và Đức ngữ và đã được chuyển dịch ra 7 ngôn ngữ khác trên thế giới, nỗi bậc nhất là vào năm 1988, quyễn “Being Nobody, Going Nowhere” của bà đã được giải thưởng “The Christmas Humphreys Memorial Award” quyễn sách nầy đã được chuyển dịch sang Việt ngữ với tên là ”Vô Ngã Vô ưu“

ayya_khema_2Có thể nói, Ayya Khema là một phụ nữ Tây Phương đầu tiên thuộc hệ phái nguyên thủy – (Theravada) được thọ giới Tỳ Kheo Ni, bà đã có nhiều đệ tử Tây phương hiện đang tu tậphoằng pháp tại nhiều nơi trên thế giới.

Trở lại với phần lịch sử của Tu viện Wat Buddha Dhamma, Ayya Khema lưu lại nơi đây một khoản thời gian ngắn, sau đó bà đã chuyển giao tu viện nầy cho Sư, Ven. Khantipalo điều hành và xiểng dương Phật pháp, Sư Khantipalo người Tây phương , sinh năm 1932 tại London – Anh quốc, Xuất giathọ giới Tỳ kheo tại Thái Lan, đến Úc năm 1973.-

Ven. Khantipalo đã điều hành tu viện Wat Buddha Dhamma gần 20 năm, sau đó Sư đã hoàn tục, lập gia đình, nhưng rồi đã ly dịtrở lại xuất gia theo truyền thống Đại Thừa Phật giáo, thọ giới với Thượng tọa Thích phước Tấn tại chùa Quang Minh ở Melbourn với pháp hiệu tiếng việt là “Thầy Minh An” về sau nầy, sức khỏetâm thần của sư có phần thiếu ổn định

Quá trình tu tập của Sư đã để lại cho đời gồm 8 quyễn sách với chuyên đề về Phật pháp và Thiền.
Tu Viện Wat Buddha Dhamma, có một khoảng thời gian không có người kế nhiệm trụ trì, nên hội đồng quản trị nơi đây đã chuyển thành một trung tâm thiền tập (Meditation Centre ) dưới sư chăm lo của một số cư sĩ


Hiện nay, trụ trì tu viện Wat Buddha Dhamma là một vị sư người Mỹ gốc Việt, Sư Xuất gia tại Thái lan theo truyền thống Phật giáo Theravada, thuộc hệ phái sơn tăng của Thiền Sư Ajahn Chah, Pháp hiệu của Sư là Ajahn Khemavaro . Kể từ khi Ajahn Khemavaro đảm nhận vai trò điều hành tu viện, Sư đã thỉnh mời nhiều vị Sư danh tiếng trên thế giới về đây để tổ chức nhiều khóa tu học định kỳ cho nhiều giới quần chúng phật tử tham dự, và cũng từ đó Phật tử VN hằng năm đều về ngôi tu viện nầy để cùng tham dự ngày lễ Dâng Y. Không khí sinh hoạttu học của Tu viện Wat Buddha Dhamma đã bừng lên sức sống và tin rằng, một ngôi chùa Phật giáo Theravada đầu tiên trên nước Úc nầy sẽ là một ngôi tu viện vững chải trên dòng lịch sử khởi sắc của Phật giáo tại Australa.

Gia Hiếu | Tu Viện Quảng Đức - Australia

Ajahn Khemavaro was born in Vietnam in 1966.  At the age of nine he moved with his family to live in California, USA.  He obtained his BA in Philosophy at Claremont McKenna College, USA.  Except for a brief stint as a Peace Corps Volunteer in Niger, West Africa, most of his jobs have been in the banking/finance sector.

While working as a stockbroker in Bangkok he became interested in Buddhism and meditation. He began his monastic training at Wat Pah Nanachat (International Forest Monastery) Ubon Thailand in 1999, and was ordained as a Bhikkhu in Ajahn Chah’s Tradition in 2000.  Inspired by Ajahn Brahm’s light-hearted yet profound Dhamma talks, he asked to come to Perth to train at Bodhinyana Monastery, where he stayed for eight years.

Since 2005, Ajahn Khemavaro has lead retreats in Singapore, USA, Norway, and Australia.  Currently, he is the Abbot of Wat Buddha Dhamma, in the Blue Mountains of New South Wales.
https://bswa.org/teachers/ajahn-khemavaro/


Góp ý (Email phản hồi):

Thưa Niên trưởng,
Khi đặt vấn đề "Anh giải thích hiện tượng này như thế nào?" thì ít nhiều trong tâm thức của người đặt câu hỏi cũng hàm ngụ rằng ngôi chùa Wat Buddha Dhamma không bị cháy trong biển lửa của trận hỏa hoạn lớn đến nổi hơn nửa tỷ (500 triệu) thú vật bị chết cháy, hơn 10 người bị tử nạn và hơn 1.000 căn nhà bị thiêu rụi tại nước Úc trong tuần vừa qua là một "miracle," một phép lạ, một hồng ân chư Phật nhiệm màu.  Tôi thường im lặng theo lời dạy của Đức Phật ("im lặng như Chánh Pháp") trước những vấn đề tế nhị như thế này vì dầu sao thì ý nghĩ đó cũng đúng một nửa căn cứ vào chữ Duyên trong quy luật Nhân Quả.
Tôi đã trả lời một vi hữu rất trẻ tên là Nguyễn Hoài Thu, "Em nói đúng về ngôi chùa trong cơn hỏa hoạn, nhất là em hiểu chính xác nội dung chữ Duyên. Tôi tin em là một Phật tử đã hiểu đúng Phật Pháp mặc dầu có thể Em chưa nghiên cứu sâu vào Phật học vì em còn trẻ tuổi. Tuy vậy Em nên dừng lại ở đó sau khi em đã chân thành đưa ra lẽ thật như thị của Phật lý. Nếu em tiếp tục tham gia tranh biện thì cuối cùng cũng không đi đến đâu vì em thì căn cứ vào Phật lý mà các vi hữu / netters đó dựa vào lòng mê tín dị đoan mà họ nghĩ rằng họ tin Phật. Chúc Em và gia đình lớn cũng như gia đình nhỏ, nếu đã có, của em được vạn an lành trong năm mới Canh Tý 2020 nhe. Thân mến,".
Đức Phật đã giảng dạy chúng sinh mọi chân lý từ bản chất của vũ trụ đến tứ diệu đếcon đường thoát khổ, nhưng để hiểu Ngài thì Đức Phật đã ân cần nhắn nhũ chư Tôn giả đệ tử của Ngài hai điều, một là "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta" và hai là Đức Phật đã xòe bàn tay ra và nói "Những điều cần giảng dạy thì ta đã giảng dạy hết rồi chứ ta không giấu bất cứ một điều bí mật nào."
Hiền giả Trung Hoa thông hiểu Phật học, nhất là bảy quyển sách A-tì-đạt-ma (Vi Diệu Pháp), nên đã viết ra Kinh Thủ Lăng Nghiêm trong thế kỷ thứ 7, với một văn phong lưu loát tuyệt vời, một tác phẩm văn học sánh ngang với Bát Nhã Tâm Kinh chữ Hấn về mặt văn chương.  Nhưng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì vị hiền giả đó đã chưa phân biệt được bản chất của vũ trụ, theo lời Đức Phật dạy, là Chân Như (như như, Phật tính ...), là Không của Tánh Không chứ không phải là không có gì (Cố Đại lão Hòa thượng Trí Quang đã rút gọn lại để diễn tả cuộc đời của Ngài là "Không hựu hòan Không) với bản chất của vũ trụ theo quan điểm của Lão Tử, theo đó “Đạo sinh nhất, Nhất sinh nhị, Nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.  Phù mạc chi mệnh, nhi thường tự nhiên” và “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên,” tức là người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên).  Nhưng Đạo của Lão Tử là cách vận hành của vũ trụ chứ không phải là bản chất của vũ trụ.  
Dầu sao chúng ta cũng ghi nhận một điểm son của Lão Tử ở chỗ "Đạo khả đạo" thì "phi thường đạo" và vì thế rất khó giải thích các quy luật tự nhiên (vạn pháp), nhưng Đức Phật đã giải thích tường tận một cách rốt ráo vạn phap sinh diệt tùy duyên.
Ngôi chùa Wat Buddha Dhamma mà bị tàn lửa bắn vào thì cũng phải cháy thôi, nhưng ngôi chùa này không bị cháy trong biển lửa vì ba nguyên do mà cả ba nguyên do này lại tùy thuộc vào chữ Duyên đôi khi không thấy rõ được:
Một là, từ chân tường ngôi chùa đến hàng cây đầu tiên bên ngoài là một khoảng sân trống khá rộng được lót gạch hay tráng xi-măng nên khoảng cách đó đã cách ly đám cháy của cây cối chung quanh với ngôi chùa.
Hai là, hương gió lúc đó không đẩy tàn lửa về hướng ngôi chùa.
Ba là, máy bay trực thăng chở nước cứu hỏa đã dành ưu tiên số một để tưới nước khắp mái nhà và chung quang ngôi chánh điện nên ngôi chánh điện không bị hư hại, mặc dầu có một dãy nhà cách ngôi chánh điện một khoảng ngắn bị tiêu rụi (So far, only one building at the monastery is thought to have been destroyed by the fire, although others in the compound are under threat).
Sở dĩ ngôi chánh điện (main teaching hall, Dhamma Sala) được may mắn không bị cháy vì sự cháy chưa đủ duyên (Lữa chưa tiếp xúc với Gỗ của ngôi chánh điện):
  • Khoảng cách cách ly không tạo duyên cho lửa bén vật cháy;
  • Hướng gió trái chiều không tạo duyên cho tàn lửa bắn vào ngôi chánh điện;
  • Ngôi chùa Wat Buddha Dhamma đã được xây dựng từ năm 1978, tức là đã 42 năm với truyền thống Phật giáo Nam tông Úc (an Australian Theravada monastery) nên Sở Cứu Hỏa và nhân viên cứu hỏa đã lưu ý và dành ưu tiên trong việc bảo vệ chánh điện của ngôi chùa, một cơ sở văn hóatôn giáo quan trọng của vùng Wiseman’s Ferry  thuộc tiểu bang New South Wales.
Lành thay,
Trần Việt Long
 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/03/2023(Xem: 8891)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.