Kinh Sách Phật Giáo Hai Nghìn Năm Tuổi Triển Lãm Tại Thư Viện Anh Quốc

20/01/20204:46 CH(Xem: 8593)
Kinh Sách Phật Giáo Hai Nghìn Năm Tuổi Triển Lãm Tại Thư Viện Anh Quốc

KINH SÁCH PHẬT GIÁO HAI NGHÌN NĂM TUỔI
TRIỂN LÃM TẠI THƯ VIỆN ANH QUỐC
Vân Tuyền dịch


Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.

Thái tử Sĩ Đạt Ta Đản sinh nơi Vườn Lâm Tỳ Ni 1Hình 1: Thái tử Sĩ Đạt Ta Đản sinh nơi Vườn Lâm Tỳ Ni (Thư viện Anh Quốc)

Bao gồm một trong những bộ sưu tập các bản thảo châu Á phong phú nhất thế giới, Thư viện Anh quốc lưu giữ các kinh sách Phật giáo quý hiếm, các bản thảo, các bản kinh cuộn, và nhiều pháp khí từ 20 thế kỷ với thời gian dài hơn 2.000 năm và 3 trường phái Phật giáo chính.

Bức tranh vẽ bằng vàng Đức Phật A Di Đà trong cuộn giấy chứa đựng Kinh Pháp Hoa. Nhật Bản, năm 1636 2Hình 2: Bức tranh vẽ bằng vàng Đức Phật A Di Đà trong cuộn giấy chứa đựng Kinh Pháp Hoa. Nhật Bản, năm 1636. (Thư Viện Anh Quốc)

Những pháp khí triển lãm gồm các tác phẩm kinh điểnvăn học, truyện kể lịch sử và các tác phẩm về vũ trụ học, nghi lễthực hành nghi lễ. Từ các bản kinh viết trên vỏ cây và lá cọ tới văn học thế kỷ 20 từ các truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, Đại ThừaKim Cương Thừa. Phật giáo là mấu chốt trong việc phát triển kỹ thuật viết và in ấn để truyền đạt ý tưởnggiáo dục mọi người trên khắp châu Á.

Văn bản Phật giáo, Bản thảo được chép trên vỏ cây Bạch Dương (birchbark), bản thảo đầu tiên từ Gandhāra, Đông AfghanistaHình 3: Văn bản Phật giáo, Bản thảo được chép trên vỏ cây Bạch Dương (birchbark), bản thảo đầu tiên từ Gandhāra, Đông Afghanistan.

Khám phá các trường phái chính của Phật giáo trên 20 quốc gia trng hơn hai nghìn năm, triển lãm sẽ nêu bật ý thuyết, thực hành và nghệ thuật của Phật giáo, xem xét biểu tượng lâu dài của Đức Phậtxem xét ý nghĩa của Phật giáo ngày nay.

Bản thảo bìa trang trí làm thủ công mỹ nghệ cẩn ốc xà cừ được ủy quyền vởi Quốc vương Thái Lan 1860 4Hinh 4: Bản thảo bìa trang trí làm thủ công mỹ nghệ cẩn ốc xà cừ được ủy quyền vởi Quốc vương Thái Lan 1860. (Thư Viện Anh Quốc)

Nhấp vào bất kỳ hình ảnh dưới đây để có cái nhìn lớn hơn về những bức ảnh tuyệt vời này.

Cuốn sách gấp có một bài giảng về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) bằng ngôn ngữ Shan, Mueang Lakorn Thái Lan 1917Hinh 5: Cuốn sách gấp có một bài giảng về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) bằng ngôn ngữ Shan, Mueang Lakorn Thái Lan 1917. (Thư Viện Anh Quốc)

Jana Igunma, người Quản trị về Phật giáo của Thư viện Anh Quốc cho biết: “Phật giáo tiếp tục truyền cảm hứng cho việc diễn bày nghệ thuật đa dạng và lối sống, với khái niệm về chánh niệm đang trở thành chủ đạo, chúng tôi rất hoan hỷ để tổ chức cuộc triển lãm các bộ sưu tập Phật giáo lớn nhất từ trước đến nay của Thư viện Anh Quốc, chiếu sáng lên những bảo vật ít được biết đến trên khắp thế giới của Thư viện”.

Một bản thảo minh họa Myanmar thế kỷ 19Hinh 6: Một bản thảo minh họa Myanmar thế kỷ 19. (Thư Viện Anh Quốc)

Thư viện Anh (British Library, BL), thư viện quốc gia của Liên hiệp Vương quốc Anh và BắcIreland. Có trụ sở tại London.

Nó là thư viện nghiên cứu nhiều ngôn ngữ chính, với không gian rộng chứa hơn 1.200 người đọc, thư viện quốc gia lớn nhất trên thế giới, nơi chứa khoảng từ 170 đến 200 triệu đồ vật từ khắp nơi trên thế giới, gồm bộ sưu tập khoảng 14 triệu quyển sách, cũng như các bản thảo và đồ lịch sử có niên đại hai nghìn năm trước tây lịch. Nó cung cấp các dịch vụ thông tin đẳng cấp thế giới cho các cộng đồng học thuật, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, cung cấp quyền truy cập vô song vào bộ sưu tập nghiên cứu toàn diện và lớn tầm cỡ thế giới.

Thư viện Anh hiện lưu trữ 150 triệu tài liệu gồm đủ các dạng sách, báo, tạp chí, bản ghi âm bằng tất cả các ngôn ngữ, bản đồ, bản vẽ. . . Bộ sưu tập sách của Thư viện Anh đứng thứ hai thế giới, sau Thư viện Quốc hội của Hoa Kỳ.

Có đến 10 triệu người truy cập trang web của Thư viện Anh – http://www.bl.uk –mỗi năm  nơi họ có thể xem tới 4 triệu mục sưu tập được số hóa và hơn 40 triệu trang.

Vân Tuyền dịch

(Nguồn: Buddhism Now)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/03/2023(Xem: 8893)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.