Người Phật tử trước dịch bệnh Covid-19

17/03/20205:11 SA(Xem: 17141)
Người Phật tử trước dịch bệnh Covid-19
NGƯỜI PHẬT TỬ TRƯỚC DỊCH BỆNH COVID-19
Ngọc Diệp thực hiện

ĐĐ.Thích Trí Minh, Bác sĩ chuyên khoa
ĐĐ.Thích Trí Minh, Bác sĩ Chuyên khoa cấp I,
tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp do Covid-19, để hiểu rõ hơn về dịch bệnh này, trao đổi với Báo Giác Ngộ, ĐĐ.Thích Trí Minh, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Giảng viên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM chia sẻ:

- Đối với y học, thầy thuốc thường phối hợp 3 cách khi chữa trị: một là dùng thuốc men và kỹ thuật y khoa, hai là chế độ sinh hoạt, ba là chế độ ăn uống. Còn đối với những bệnh truyền nhiễm sở dĩ trở thành dịch là vì y học chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị tác nhân gây bệnh. Cho nên trong việc chữa trị dịch bệnh corona, thuốc men và kỹ thuật y khoa chỉ là yếu tố phụ thôi, cần phải tập trung vào vấn đề sinh hoạt (đeo khẩu trang, rửa tay, cách ly, tránh tiếp xúc nguồn lây) và ăn uống (tránh thói quen gắp chung đũa, uống chung ly, ăn thịt sống, thịt thú rừng).

Còn việc chữa một người đã nhiễm bệnh dịch, y khoa chỉ hỗ trợ bên ngoài như trợ thở, dinh dưỡng; đòi hỏi cá nhân người đó phải có cơ địa tốt và đặc biệttinh thần vị tha, lạc quan. Thái độ sống ích kỷ và lười biếng, lo âusợ hãi, là biểu hiện của tâm tham và sân, sẽ khiến cơ thể sinh ra các hóa chất độc hại, gây co mạch máu, giảm sức đề kháng, giúp virus corona dễ phá hủy các tế bào phổi hơn.

* Nếu bị nhiễm bệnh, theo Thầy, người Phật tử nên làm gì cho phù hợp?

- Đối với Phật tử hoặc những người hiểu biết về Phật giáo thì cần phải biết rằng Đạo Phật là đạo giác ngộ, tức là mình phải có cái thấy đúng, có chánh kiến. Trong kinh Chánh kiến (Kaccayanagotta - Ca Chiên Diên thị, thuộc Tương ưng bộ), Phật dạy chánh kiến là cái thấy trung đạo, duyên sinh, không rơi vào cực đoan này (như chỉ tin vào số phận hoặc chỉ thấy bệnh là do ác nghiệp tiền kiếp rồi không phòng và trị bệnh), hoặc rơi vào cực đoan kia (chỉ lo phòng và trị bệnh mà bỏ qua yếu tố xưa kia vì tham, sân, si mà đã tạo bao ác nghiệp, làm đau đớn tổn hại các loài động vật).

Khi Đức Phật tại thế, Ngài cũng nhờ y sĩ Kỳ Bà (Jivaka) khám và điều trị khi có bệnh. Nhưng trong kinh Trung bộ số 135, Ngài cũng khẳng định với thanh niên Tô Đề Đa Tử rằng bệnh là do thói quen (nghiệp) làm đau đớntổn hại các loài động vật, và tử vong khi có bệnh là do tánh hay tắm máu, sát hại các loài chúng sanh. Ngược lại, người có thiện nghiệp như hiếu sanh, vị tha, thương yêu các loài hữu tình sẽ không hoặc ít mắc bệnh, khỏe mạnh và trường thọ.

Theo đó, về mặt y học, như trong phòng trị bệnh, sinh hoạtăn uống, người Phật tử phải theo khuyến cáo của giới chuyên môn y tế như đã nói ở trên.

Ngoài ra, quý Phật tử cần phải có cái nhìn sâu thêm nữa. Đó là vấn đề cộng nghiệp và biệt nghiệp. Tất cả mọi việc xảy đến với mình, kể cả khi mình rơi vào vùng dịch, hoặc là mình mắc bệnh, nó không phải chỉ đơn thuầnngẫu nhiên, hoặc định mệnh nữa, mà đó là cộng chung ác nghiệp sát hại chúng sanh mà mình và người khác đã tạo ra trong tiền kiếp. Nhưng bên cạnh đó chúng ta chắc chắn cũng đã có nhiều lần tạo các thiện nghiệp riêng (biệt nghiệp thiện) trong nhiều kiếp luân hồi.

Chúng ta thấy có rất nhiều người mắc bệnh, nhưng có người hết bệnh có người lại không hết bệnh. Trên góc độ Phật giáo, có lẽ do phát huy lòng từ bi, vị tha cao độ với câu nói với các bệnh nhân đang sợ hãi tột độ tại Vũ Hán: “Các vị đừng sợ hãi, dù trời có sập, chúng tôi cũng sẽ lao đến phía trước để cứu các vị”, mà sau đó Bác sĩ Dư Xương Bình dù đã bị lây và phát bệnh phải thở máy nhưng hồi phục thần kỳ.

Lòng vô ngã, vị tha sẽ kích hoạt các hạt giống thiện nghiệp trong mỗi người chúng tacảm ứng đến các thiện thầnchư thiên đầy tình yêu thươngthần lực thuộc thế giới siêu hình mà khoa học gọi là “vật chất tối” và “năng lượng tối” sẽ trợ giúp chúng ta khỏi bệnh thần kỳ.


Về tự lực, để tiêu bớt ác nghiệp, trong Phật giáophương pháp sám hối. Chúng ta có thể sám hối ngay trên giường bệnh bằng cách chắp tay, xá lạy xuống đọc: “Con xưa đã tạo bao ác nghiệp đều bởi vô thỉ tham sân si từ thân miệng ý mà sinh ra, tất cả con nay xin sám hối.” Lời sám hối của mình tuy vô hình thật đấy, nhưng sẽ tác động đến những sinh linh mà mình gây hại và nó sẽ xóa bỏ hạt giống hận thù trong tâm chúng ta, qua đó bệnh sẽ rút đi từ vô hình.

Xem video chia sẻ của ĐĐ.Thích Trí Minh do Giác Ngộ TV thực hiện

Nếu là người thường hành thiền, chúng ta có thể quán niệm hơi thở: “thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười”, còn thở là còn sống, loại bỏ ý nghĩ mình sẽ chết ra khỏi đầu, chỉ nhớ hơi thở, quẳng nỗi lo âu đi. Kinh điển cũng cho rằng nếu khi chết mình vẫn an lạc, thì mình sẽ tái sinh vào các cõi lành; còn trước khi chết mà sợ hãi, thì mình sẽ tái sinh vào ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Với người thường tu Tịnh độ đều biết trong Phật giáo Đại thừa có một vị Phật chuyên trị bệnh cho chúng sinh là Ngài Dược Sư, oai lực của Ngài cũng như sự hành trì niệm danh hiệu của Ngài cũng giúp chúng ta vượt qua bệnh nghiệp (lời nguyện thứ sáu) và bệnh nhiễm (nguyện thứ 7 của Ngài). Khi niệm Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, về mặt tâm lý chúng ta sẽ có chỗ dựa, khi đó hết lo âu, sợ hãi, tăng sức đề kháng chống virus. Còn về mặt tâm linh thì khi niệm Phật sẽ có sự gia trì và oai lực của Phật Dược Sư trợ giúp. Chúng ta có thể niệm Phật bằng tiếng Pali theo truyền thống Nam tông về Như Lai thập hiệu (Itipi so, Bhagava,…). Tùy theo duyên hành trì của mỗi người, người tu Kim Cang thừa cũng có thể trì chú.

* Với những người chưa mắc bệnh thì nên ứng xử sao?

Thực ra là người Phật tử thì chỉ cần sống theo 5 giới cấm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu cũng như sử dụng các chất gây nghiện, là có thể hoàn toàn phòng được bệnh rồi!

Không sát sinh giúp chúng ta tránh trường hợp lây bệnh từ đồng vật hoang dã lây qua động vật khác như rắn, cầy hương, tê tê… rồi lây sang người.

Trong trường hợp hiện tại, trộm cắp ở đây có thể hiểu là sự chia sẻ với cộng đồng, không vì lợi nhuận mà gom hàng, tăng giá khi người khác cần, như kiểu người ta làm giá với khẩu trang. Bán với giá phù hợp cho mọi người có nhu cầu, nếu được thì phát tâm tặng vì lợi lạc chung. Với thái độ như vậy, không ích kỷ nhỏ mọn, khi năng lượng tích cực của lòng từ bi tăng lên thì sức đề kháng cũng được tăng theo, và đó cũng là một cách phòng bệnh.

Không nói dối nghĩa là nếu mình có bệnh, với những triệu chứng như ngành y tế đã khuyến cáo, thì thành thật khai nhận tự nguyện cách ly chứ không đi trốn, giấu giếm. Không uống rượu và các chất gây nghiện có nghĩa là không bê tha, chè chén, bệnh dịch mà còn còn nhậu nhẹt, đến những nơi tập trung đám đông thiếu ý thức phòng bệnh thì khả năng mình bị dính bệnh là khá cao.

Tóm lại, người Phật tử không quá hướng về duy vật, nghĩa là chỉ biết y khoa mà quên vấn đề tâm linh, nhưng mà cũng không sống chết với tâm linh mà quên y khoa. Chúng ta nên ý thức khi mình còn thở tức là mình chưa chết, y khoa đã có bác sĩ hướng dẫn cách phòng trị bệnh rồi, nhiệm vụ của Phật tử chúng ta là giữ tâm cho an lạc và hướng đến tâm linh, sám hối, niệm Phật, trì trú, hành thiền giữ 5 giới Phật tử, sống đời thiện lành, san sẻ khó khăn và quan tâm đến người bệnh. Ngoài ra cần tìm hiểu kỹ về bệnh dịch cũng như tin sâu lý nhân quả nghiệp báo để sống lạc quan, không sợ hãi, tránh những hành động vô tình lây bệnh hoặc gieo nỗi lo lắng, sợ hãi cho người khác.

Xin Cảm ơn Thầy.
Ngọc Diệp thực hiện | Giác Ngộ TV


Xem thêm:

HT.Thích Bửu Chánh nói về 14 ngày cách ly vì thuộc đối tượng F2 dịch bệnh Covid-19




MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/03/2023(Xem: 8887)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.