Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản Pl.2564 Của Đức Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

04/05/20203:29 CH(Xem: 11169)
Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản Pl.2564 Của Đức Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
_________________________

Hà Nội, ngày mùng Một, tháng Tư, năm Canh Tý – DL. 2020, PL.2564

THÔNG ĐIỆP
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2564
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

thich_pho_tueNam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gửi:  Chư Tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư,

Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Trong một ngày trăng tròn cách đây 2644 năm, một con người bất diệt của thế giới đã thị hiện đó là Đấng Như Lai Chính đẳng Chính giácThích Ca Mâu Ni Phật. Ngài là một con người phi thường xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho chư thiênloài người. Kỷ niệm ngày đản sinh của Ngài là khoảng thời gian thiêng liêng nhất mà tất cả chúng ta tôn vinh tư tưởng giáo lý và những giá trị đạo đức vượt thời gian của Chính pháp, Tứ Thánh Đếcon đường diệt khổ được minh chứng bằng thực tế lịch sử cuộc đời của Đức Phật.

Để dạy người dân nước Vajji chống giặc, xây dựng đất nước được cường thịnh, Đức Phật đã chỉ dạy ngài Ananda: “Này Ananda, khi nào nhân dân nước Vajji tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này Ananda, nhân dân nước Vajji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm…. Này Ananda, khi nào nhân dân nước Vajji không tự ý ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được nhà nước ban hành, sống đúng với truyền thống của người dân Vajji như đã ban hành thuở xưa, này Ananda, nhân dân nước Vajji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”.

Những lời dạy của Đức Phật về sự đoàn kết, sự đồng thuận xã hội đó được ghi trong Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya), phẩm Đại Bát Niết Bàn vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta ngày hôm nay khi nhân loại đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19, đương đầu với Virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 đã hoành hành trên toàn cầu, tác động sâu sắc và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội của tất cả các quốc gia. Dù là vô hình và siêu nhỏ, song SARS-CoV-2 đã làm cho hơn hai triệu người bị nhiễm bệnh và hàng vạn người tử vong. Nó đã thực sự làm cho thế giới lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Nhân loại thực sự phải thức tỉnh trước đại dịch này. Mỗi quốc gia, mỗi công dân của một đất nước đều phải trở về với hành động chính niệm trong sự tỉnh thức, nhìn nhận về văn hóa sinh hoạt, về ý thức đồng thuận trong xã hội và trên hết là phải học tập theo các công dân Vajji thời Đức Phật.

Nhân mùa Phật đản năm nay, trước đại dịch Covid-19, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Tôi có lời tán thán Chư tôn đức Tăng Ni, các chùa và cơ sở tự viện trong cả nước, đồng bào Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài đã tin tưởng, đồng thuận, nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chấp hành tốt các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế ngăn ngừa sự lây nhiễm trong phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, Tăng Ni đã có nhiều thời khóa nhất tâm tụng kinh cầu bình an hàng ngày hồi hướng năng lượng thiện lành, niềm tin vững chắc chung tay đẩy lùi dịch bệnh tiêu tan, sớm ổn định cuộc sống bình an. Đồng thời, Giáo hội cũng đã có sự phát tâm đóng góp kịp thời tham gia tích cực lời hiệu triệu tinh thần “tương thân tương ái” của Thủ tướng Chính phủ, cuộc vận động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

Để báo đáp thù ân của Đấng Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, Tôi mong muốn toàn thể Chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ, đồng bào Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài bằng các hành động thiết thực đóng góp sức mình cùng toàn xã hội vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Kính chúc Chư tôn đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử kỷ niệm ngày Vesak PL.2564 – DL.2020 năm nay, mặc dù giữa thảm họa bi kịch của nhân loại, nhưng vẫn có được niềm an ủi từ thông điệp từ bi bao la của Đức Phật và luôn luôn an lạc trong Chính pháp.

Nam mô Thường Tinh Tiến Bồ tát ma ha tát.

ĐỨC PHÁP CHỦ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(đã ký)
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :