Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Dịch Covid-19, Donald Trump và lối "suy nghĩ cũ" ở Mỹ

27/06/20201:00 SA(Xem: 12715)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Dịch Covid-19, Donald Trump và lối "suy nghĩ cũ" ở Mỹ

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ
DỊCH COVID-19, DONALD TRUMP VÀ
LỐI "SUY NGHĨ CŨ" Ở MỸ

Nguyên tác của Ramy Inocencio | CBS News June 24, 2020, 6:24 AM PDT
Tịnh Thủy chuyển ngữ

dalai lama

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở phòng truyền thông ở tư dinh Dharamsala kết nối với thế giới bên ngoài

 

Tokyo - Duy trì sự lạc quanbình tĩnh giữa cơn đại dịch không phải là điều dễ dàng. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật tử Tây Tạng, nói rằng vẫn còn lý do để biết ơn.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang cách ly an toàn với coronanvirus tại tư thất của ông ấy ở vùng núi cao Hy Mã Lạp Sơn, nhưng nhờ công nghệ thông tin đã giúp ông ấy kết nối với mọi nơi trên thế giới. Chúng tôi đã nói chuyện với ông qua ứng dụng truyền thông liên kết video về lòng từ bi, sự phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ và về Tổng thống Trump, trong số các vấn đề khác.

Sống lưu vong ngoài sự kiềm tỏa của Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh hoạtcầu nguyện hàng ngày tại nơi cư trú ở miền bắc Ấn Độ, và thông điệp về lòng từ bi và vị tha của ông vẫn không thay đổi vào đêm trước sinh nhật lần thứ 85 của ông. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng có rất ít thay đổi trong cuộc sống hàng ngày dưới áp lực của dịch coronavirus và, với tư cách là một người Phật tử, ông nói dù sao đi nữa "tâm trí quan trọng hơn các vấn đề vật chất" của cuộc sống,.

Cô lập không có gì mới đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1959, sau khi Trung Quốc xâm chiếm và sáp nhập đất nước của ngài vào lãnh thổ Đại Hán. Kể từ đó ngài sống lưu vong ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn theo dõi tin tức mỗi ngày, và nhận thức sâu sắc về những nỗi đau khổ hiện nay trên thế giới.

"Bây giờ, ở Mỹ, có khá, tôi sẽ nói về những suy nghĩ hẹp hòi", ông nói. "Người da đen, người da trắng - chúng ta đều giống nhau, đều là những con người, là anh chị em." Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng đối xử với mọi người khác nhau vì chủng tộc, hoặc đức tin hoặc quốc tịch của họ, là lối "suy nghĩ".

Vậy làm thế nào để thế giới có thể vượt qua lối suy nghĩ cũ kỹ đó?

"Tôi nghĩ rằng chúng ta nên nhấn mạnh đến sự đồng nhất, sự giống nhau ... nhấn mạnh đến điều đó", nhà sư đoạt giải Nobel Hòa bình nói. Đôi khi, ông nói, chúng ta đặt nặng quá nhiều vào "sự khác biệt nhỏ" và "điều đó tạo ra vấn đề". ("I think we should emphasize oneness, sameness...emphasize that," says the Nobel Peace Prize winning monk. Sometimes, he says, there is too much emphasis put on our "little differences" and, "that creates problem.")

"Bạn thấy đấy, cảm giác mạnh mẽ vào sự khác biệt, đó là cái nhìn thiển cận, cái tâm hẹp hòi." ("You see, strong feeling of differences, that is short-sighted, narrow-minded.")

Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng với hơn 3 triệu người Tây Tạng, đã bị đặt ra ngoài lề bởi chính quyền Trung Quốc. Bắc Kinh đã bỏ tù người Tây Tạng, Hán hóa ngôn ngữ Tây Tạng, pha loãng tiếng Tây Tạng với tiếng Trung Quốc và thậm chí biến hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma là loại hình ảnh bất hợp pháp – chúng cho thay thế hình ngài bằng hình ảnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc khác. Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng Tây Tạng là một phần không thể tách rời của Trung Quốc.

Các quốc gia trên thế giới đã ít quan tâm mà chỉ nói thôi.

Khi được hỏi ngài muốn thấy đất nước hùng mạnh nhất thế giới này (nước Mỹ) làm gì để hỗ trợ Tây Tạngđảm bảo bản sắc văn hóa của mình được tồn tại, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng họ sẽ bắt đầu với một thế giới quan rộng lớn hơn. Ông ấy "không được thoải mái", và nói với tôi, vì Tổng thống Trump nói rõ rằng ông đang đặt "nước Mỹ lên hàng đầu".

Đức Đạt Lai Lạt Ma không thực sự nói liệu ngài có hứng thú gặp gỡ ông Trump hay không, nhưng lưu ý rằng ở lứa tuổi ông, một chuyến bay dài tới Washington DC. là điều bất khả thi. Tuy nhiên, ông ta không loại trừ việc gặp ông Trump ở Ấn Độ, có lẽ, nhưng ông cười và nói rằng nói chuyện với nhà lãnh đạo Mỹ có thể là "phức tạp".

Vào ngày 6 tháng 7, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85. Để đánh dấu dịp này, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sẽ phát hành album đầu tiên của ngài. Với tiêu đề "Thế Giới Nội Tâm", đây là bước đi đầu tiên của người lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng bước vào ngành công nghiệp âm nhạc sẽ là một sự kết hợp của việc niệm thần chú với trống và nhịp điệu bass.

Bạn chẳng thể nói tôi già rồi nên không làm được một điều gì mới nữa đâu.. You're never too old to do something new.

Bản gốc tại: https://www.cbsnews.com/news/dalai-lama-talks-to-cbs-news-on-coronavirus-donald-trump-racism-and-old-thinking-in-america/



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2020(Xem: 7373)
29/10/2019(Xem: 11683)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.