Liệu nước Mỹ có bị chia cắt không?

16/12/20203:51 CH(Xem: 6847)
Liệu nước Mỹ có bị chia cắt không?
LIỆU NƯỚC MỸ CÓ BỊ CHIA CẮT KHÔNG?
Đào Văn Bình

Second American Civil War
Ảnh minh họa

Từ 13 tiểu bang sống riêng lẻ, do nhu cầu kết hợp, người của 13 tiểu bang này đã thành lập Liên Bang vào ngày 1/3/1781 gọi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America). Liên Bang đó phát triển vô cùng hùng mạnh và trở thành siêu cường của hành tinh này và nó đã đứng vũng hơn 200 năm.

Qua lịch sử nhân loại - tạm lấy mốc 2000 năm - chúng ta đã chứng kiến biết bao sự kết hợp rồi phân ly, chia cắt bởi rất nhiều lý do như: Ngoại bang đô hộ, chia cắt thuộc địa để dễ bề cai trị, chia cắt lãnh thổ theo sự phân chia ranh giới của các đại cường, chia cắt lãnh thổ vì khác chủ nghĩa, chủng tộcxung đột tôn giáo.

Thế nhưng dù cho thế giới có “vật đổi sao dời”, “hợp tan”, “biển cả hóa cồn dâu” nhưng không một ai dám nghĩ rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có ngày phân ly, chia cắt ra thành nhiều quốc gia. Bởi vì Trời có thể xập nhưng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ do tinh thần thượng tôn pháp luật, trình độ dân trí cao và họ rất hãnh diện vì sự hùng mạnh của họ…cho nên họ không bao giờ có ý nghĩ làm cho nước Mỹ yếu đi - chứ nói chi đến chuyện chia cắt đất nước. Thế nhưng chuyện “trời xập” đó lại đang có nguy cơ xảy ra.

Theo Business Insider ngày 11/11/2020, Ô. Price Wallace- dân biểu Tiểu Bang Mississipi kêu gọi Mississipi rút ra khỏi Liên Bangthành lập quốc gia riêng sau khi Ô. Joe Biden được loan báo là “tổng thống đắc cử”. Rồi vào ngày 10/12/2020, Rush Limbaugh- người điều khiển chương trình phát thanh thuộc phe cực hữu đã nói rằng người bảo thủ (Cộng Hòa) không thể sống chung với người cấp tiến (Dân Chủ) cho nên các tiểu bang bảo thủ đang có khuynh hướng tách ra để thành lập một quốc gia riêng. Rồi Dân Biểu Kyle Biedermann của Texas nói rằng ông sẽ để nghị một cuộc trưng cầu dân ý tách rời Texas ra khỏi Liêng Bang Hoa Kỳ vì chính quyền Liên Bang không tiêu biểu cho những giá trị của Texas. Ô. Biedermann nói rằng ông sẽ viện dẫn Điều 1, Mục 2 của Hiến Pháp Hoa Kỳ để hỗ trợ cho đề nghị này.

Rồi theo Huffington Post, ngày 12/12/2020, sau khi Tối Cao Pháp Viện bác đơn kiện của Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu Bang, chủ tịch Đảng Cộng Hòa Texas Ô. Allen West đã đưa ra tuyên bố nói rằng đã đến lúc Texas cùng các tiểu bang khác kết hợp hành một Liên Hiệp (Union of States) theo đúng tinh thần Hiến Pháp vì các tiểu bang bị cáo giác gian lận bầu cử đã không tuân thủ Hiến Pháp. Nếu tuyên bố này được 17 tiểu bang hiện do Đảng Cộng Hòa nắm giữ (đã bày tỏ ủng hộ đơn kiện của Texas), nó có thể nó trở thành một thôi thúc, một sức mạnh và một phong trào ly khai khỏi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Đối với tôi, đây là những tuyên bố lạ lùng và không thể tưởng tượng được vì lúc nào tôi cũng tin vào sự hùng mạnh và tinh thần đoàn kết của nước Mỹ qua câu nói, “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” (United we stand, divided we fall). Thế nhưng sự “chia rẽ” đang hình thành kia lại là nguyện vọng của một số người bằng xương, bằng thịt đang nắm giữ quyền lực của các tiểu bang. Theo một số nhà bình luận thì sự tách rời này sẽ đưa tới một cuôc Nội Chiến Thứ Hai (Second American Civil War) trong lòng nước Mỹ. Thế nhưng cuộc Nội Chiến Thứ Hai này không có lằn ranh Bắc-Nam, mà là Da Beo, không có quân đội Miền Bắc giao chiến với quân đội Miền Nam mà là những cuộc bạo loạn chính trị trên quy mô lớn (large scale political violence) cùng những cuộc trưng cầu dân ý, tuyên bố bất tuân thủ luật pháp Liên Bang, khiến Liên Bang suy yếu và các tiểu bang biến thành các “xứ quân” hay lãnh thổ tự trị. 

Sự chia rẽ giữa bảo thủcấp tiến, Cộng Hòa và Dân Chủ, bề nổi là cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11/2020. Nhưng bên trong của nó là vấn đề kỳ thị chủng tộc, Da Trắng Là Thượng Đẳng (White Supremacy), vấn đề người di dân Da Màu quá đông vào Hoa Kỳ, vấn đề bảo vệ tôn giáo truyền thống qua việc phá thai, hôn nhân đồng tính luyến ái. Việc lật đổ, kéo xập, bôi bẩn các bức tượng bị cáo buộc kỳ thị chủng tộc, xâm chiếm đất đai của thổ dân Da Đỏ đã làm cho người Da Trắng bảo thủ đau đớn vì họ cho đây là những giá trị truyền thống của họ, của nước Mỹ. Trong bất cứ quốc gia nào, hễ đụng chạm tới truyền thống của dân tộc, chắc chắn phải đổ máu.

 Texas với diện tích 659,602 km vuông (gấp đôi Việt Nam), 29 triệu dân, thế mạnh về kỹ thuật, dầu hỏa, chăn nuôi và canh nông, dễ dàng thành lập một quốc gia riêng mà không cần tới trợ giúp của Liên Bang. Chúng ta nhớ lại, vào năm 2009, tại một cuộc tập họp của Tea Party-một nhánh cực kỳ bảo thủ trong Đảng Cộng Hòa - các ủng hộ viên của phong trào này đã hô vang, “Ly khai! ly khai!” và Thống Đốc Rick Perry lúc bấy giờ đã gợi ý rằng tiểu bang này cần tách ra khỏi Liên Bang gọi là “Texit”.

Người Việt chúng ta tới đây, sớm lắm là năm 1975. Tổ tiên chúng ta chưa có ở đây, chưa trải qua những ngày tháng gian khổ để giành từng tấc đất của người Da Đỏ, chưa đổ máu trong các cuộc Đệ I và Đệ II Thế Chiến. Chúng ta chưa trải tim óc để xây dựng đất nước này trong thời kỳ lập quốc. Ngày nay, chúng ta tuy có một số lá phiếu nhưng chưa đủ sức mạnh chính trị cũng như hãnh diện truyền thống dân tộc như người Da Trắng để quyết định vận mạng của đất nước này. Còn riêng cá nhân tôi, với thân phận của một người dân Da Màu, thiểu số, mới sống ở đây 35 năm, chắc chắn không đủ tư cách để can dự vào chuyện quá ghê gớm này.

Nếu như Texas tách rời khỏi Liên Bangtrở thành một quốc gia độc lập, sẽ có cả triệu người không chấp nhận và họ sẽ bán nhà, bán cửa, di cư sang tiểu bang khác để được sống với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Và cũng sẽ có nhiều triệu người từ các tiểu bang khác, không muốn sống với Liên Bang sẽ di cư sang Texas để được sống đúng với ước vọng của mình. Và đây sẽ là những cuộc “Exodusvô cùng hỗn loạn.

Theo các nhà bình luận thì chủ trương cát cứ này rất khó thành công. Chúng ta cũng mong như thế để được sống yên bình với thân phận của một người Da Màu, thiểu số…biết tuân thủ luật pháp và sống khiêm tốn, hiền hòa trong lòng nước Mỹ mà Da Trắng là đa số. Thế nhưng chúng ta cũng phải chuẩn bị tâm lýĐời này vốn vô thường”. Mọi chuyện đều biến đổi khi lòng người thay đổi để ứng phó với mọi tình thế và nhất là đừng buồn vì cuộc đời này là huyễn mộng. Cả cái vũ trụ này, nó hình thành, trụ một thời gian rồi từ từ hủy hoại và diệt mất theo quy luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt. Trong một vài bài viết trên Nhật Ký Biển Đông tôi đã nói rằng không một siêu cường nào, không một quyền năng nào có thể hủy diệt, chia cắt được nước Mỹ. Chỉ có người Mỹ mới hủy diệt hay chia cắt được nước Mỹ mà thôi. Sau ngày bầu cử 3/11/2020, tổ chức nghiên cứu PEW đã đưa ra bản thăm dò với kết quả như sau, “Sau cuộc bầu cử đa số cử tri Hoa Kỳ nói rằng họ bắt đầu sợ hãigiận dữ về tình hình của đất nước.” (According to a separate report by Pew Research, after the elections on November 3, the majority of voters said they continued to feel “fearful” and “angry” about the state of the country.)

Với lòng người và bầu không khí chính trị như thế này liệu Hoa Kỳ có còn như Hoa Kỳ trước đây không? Thật sự chúng ta không biết ngày mai nước Mỹ sẽ ra sao. Hãy chờ xem.

Khi lòng người không thể hòa hợp, mọi giải pháp đều bế tắc (cùng) thì sẽ có biến động đổi thay (biến). Sự đổi thay (biến) sẽ đưa tới một giải pháp nào đó (thông) hoặc trong hòa bình hoặc bằng đớn đau theo đúng quy luật tiến hóa của Đông PhươngCùng tắc biến, biến tắc thông”. Rồi cái “thông” này theo thời gian, khi lòng người thay đổi nó lại “biến”. Và cứ như thế chu kỳ Thành-Trụ-Hoại-Diệt lại bắt đầu.

Cuối cùng, xin nhớ cho, cái ước vọng, giá trị, cái chúng ta yêu mến, tôn thờ ngày hôm nay chưa chắc là cái mà con cháu chúng ta yêu mến tôn thờ. Rồi cái mà con cháu chúng ta yêu mến tôn thờ chưa chắc là cái mà chắt chít của chúng nó yêu mến tôn thờ. Cho nên mọi chuyện trên đời này đều thay đổi, biến dịch với thời gian theo Luật Vô Thường.

Đào Văn Bình

(California ngày 15/12/2020)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3260)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.