Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen: 'Hoằng Dương Chánh Pháp Trước Mọi Sự Chống Phá'

25/12/20208:38 SA(Xem: 5447)
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen: 'Hoằng Dương Chánh Pháp Trước Mọi Sự Chống Phá'

BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN:
'HOẰNG DƯƠNG CHÁNH PHÁP
TRƯỚC MỌI SỰ CHỐNG PHÁ'

(Châu Tâm - Ban biên tập cổng thông tin thuộc GHPGVN thực hiện)

Screenshot (5)Phỏng vấn Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen trước với những cáo buộc của ông Thinley Nguyên Thành về tình hình truyền thông Phật giáothái độ của cộng đồng Phật tử qua sự việc này.

Bảo vệhoằng dương chánh pháp trong tinh thần từ bi bất bạo động, không gây hận thù và chia rẽ trong cộng đồng xã hội, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin như ngày nay là nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị truyền thông Phật giáo. Chung tay bảo vệhoằng dương chánh pháp trong tinh thần từ bi, bất bạo động, Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Phatgiao.org.vn) đã phỏng vấn đến Ban biên tập Website Thư Viện Hoa Sen về sự việc gây ồn ào dư luận của ông Thinley Nguyên Thành.

Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam thực hiện phỏng vấn Ban biên tập Thư viện Hoa Sen, gồm các cư sĩ Phật tử Tâm Diệu, cựu trưởng Ban biên tập, Bảo Trung, Phó trưởng Ban biên tậpTịnh Thủy, Biên tập viên, phụ tá trưởng Ban biên tập.

Ban biên tập Thư viện Hoa Sen bác cáo buộc của ông Thinley Nguyên Thành (Xem link sau: https://thuvienhoasen.org/p122a35111/cai-goi-la-dao-su-thinley-nguyen-thanh-cao-buoc-thu-vien-hoa-sen-kinh-doanh-tinh-duc-   )

PV: Thưa quý vị, ông Thinley Nguyên Thành đã bao nhiêu lần công kích và bôi nhọ Ban biên tậpcá nhân người chủ biên sáng lập Website Thư Viện Hoa Sen và nội dung là gì?

- Người tự xưng “đạo sư” tên là Thinley Nguyên Thành đã viết (theo đương sự tự kê khai) tổng cộng 49 bài bao gồm 37 bài viết từ năm 2016 đến 2018 và trong năm 2020 viết 12 bài. Nội dung chính gồm 4 điểm như sau:

Thứ nhất: “Thư Viện Hoa Sen - một tổ chức phi pháp hoạt động ngoài vòng pháp luật, lại còn ẩn dấu hoạt động mại dâm trá hình, phản động, điều hành bởi những kẻ bỉ ổi hám tiền, hám danh, vô nhân cách. Họ làm môi giới mại dâm, bán bánh trung thu, bán quần jean, quảng cáo cho nhà xí nhà cầu, quần lót nam cùng vô số thể loại... Lần theo đường dẫn của cái gọi là thuvienhoasen.info, tôi choáng váng ngượng chín mặt khi trước mắt tôi không phải là một thư viện Phật học đồ sộ như chính TVHS “tự ca”, mà là những hình ảnh nóng bỏng nhạy cảm! Những dòng chữ chào mời XXX nhấp nháy hiện lên. Dụi mắt mình nhìn lại đường link, vâng, chính là thuvienhoasen.info ạ!”.

Thứ hai  “kinh doanh tình dục, trốn thuế qua trang “web đen” https://thuvienhoasen.info.

Thứ ba: “Âm thầm lồng ghép bài vở, tuyên truyền cho tư tưởng phản động chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Thứ tư: Những điểm bối xấu khác như “thành lập tổ chức AVF để in ấn và buôn bán sách, gây quỹ từ thiện, tổ chức cuộc thi và thậm chí là cùng tham gia các buổi ra mắt tác phẩm với phần nghi lễ hát quốc ca VNCH”, bằng cấp của người chủ biên là bằng giả...

chúng tôi cũng đã trình lên chư Tôn đức 4 điểm cáo buộc nêu trên là hoàn toàn sai sự thật, không chứng cớ và có tính cách vu cáo, mạ lỵ và bôi nhọ cá nhân người chủ biên, Ban biên tập cùng những người cộng sự nhằm triệt hạ uy tín một website Phật giáo chuyên hoằng dương chánh pháp, phò chánh diệt tà, bài trừ mê tín dị đoan.

PV: Vậy theo quý vị, ông Thinley Nguyên Thành đã sử dụng hình thức nào để tấn công BBT website Thư Viện Hoa Sen?

- Đương sự đã sử dụng phương tiện truyền thông mạng qua website và qua email gửi đến chúng tôi và nhiều người khác để vu cáo, mạ lỵ và bôi nhọ cá nhân và Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen.

Phatgiao-org-vn-Lat-ma-dao-su-Thinley-Nguyen-Thanh-cong-kich-thang-co-hon-1
Đạo sư tự xưng Thinley Nguyên Thành
(Nguyễn Hữu Lợt) Ảnh: GHPGVN)

PV: Trước cáo buộc của ông Thinley Nguyên Thành, BBT Thư Viện Hoa Sen xử lý như thế nào?

- Mặc dù có đầy đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu pháp luật sử lý ông Thinley Nguyên Thành về tội làm nhục và tội vu khống bịa đặt loan truyền những điều không đúng sự thật trên mạng truyền thông xã hội bằng lời nói xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, và danh dự của chúng tôi nhưng trong suốt thời gian qua chúng tôi chỉ giữ sự im lặng vì nghĩ rằng oan ức không cần biện bạch, sự thật sẽ hiển lộluật nhân quả sẽ ứng dụng đối với những việc làm bất chánh qua thân khẩu ý của đương sự.

Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, nếu đương sự còn tiếp tục quậy phá, gây tổn thương tâm lý đến cá nhân và những cộng tác viên gửi bài viết tố cáo đương sự, chúng tôi sẽ chính thức nhờ cậy đến pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam xử lý. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ mong là đương sự sớm thức tỉnh, tự ăn năn sám hối những việc làm bất chính của mình mà quay về đường ngay lẽ phải, đừng lạm dụng chức quyền của tổ chức để làm khổ người khác.

PV: Để bảo vệ chánh pháp, xin BBT Thư Viện Hoa Sen cho biết những người làm truyền thông Phật giáo hiện nay cần làm những gì?

- (1) Điều kiện tiên quyết và thiết yếu trong công cuộc bảo vệ chánh pháp chính là bảo vệ cái tâm của người con Phật, biết kiên trì thực hành những lời Phật dạy để đem lại an lạc cho chính mình và cho số đông trên tinh thần tôn trọng những giá trị của người khác; và dốc tâm nêu cao ngọn cờ hoằng dương chánh phápchánh pháp lan tỏa đến đâu thì tà pháp sẽ bị đẩy lùi vào bóng tối đến đó.

(2) Với lượng thông tin khổng lồ trong thời đại Internet ngày nay, nguồn gốc và mức độ tin cậy của chúng rất đáng lo ngại. Lợi dụng khả năng lan truyền nhanh chóng của các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Tiktok, và những công cụ nhắn tin khác như Messenger, Zalo...những người loan tải các tin tức sai lệch và giả mạo đang đưa chúng tiếp cận đông đảo đến người xem chỉ trong giây lát nhằm trục lợi cho cá nhân hay tổ chức; vì thế những người làm truyền thông Phật giáo hiện nay cần phải cảnh giác đâu là tin thật, đâu là tin giả. Cần phải tìm cách xóa tan các thông tin mang tính xuyên tạc, cố ý bôi nhọ, xâm hại đạo đức, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, đặc biệt xâm hại đến đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni với ý đồ hạ thấp uy tín của tăng đoàn, giáo đoàn, Giáo hội nói riêng và đạo Phật nói chung, để người dân mất niềm tin và không còn thiện cảm với Phật giáo dẫn đến việc xa rời đạo Phật hay từ bỏ đạo Phật sang đạo khác.

(3) Hướng dẫn dư luận hiểu rằng có những thông tin đọc được, hay nghe/thấy chỉ là “một phần sự thật”, thậm chí là không có thật - thì càng cần phải cẩn trọng hơn. Hay nói một cách khác, đừng vì một nhà sư phạm giới (có thể thấy biết sai) mà vội vàng quy chụp cho cả một tăng đoàn, có thể gây hoang mang cho số đông quần chúng, làm họ nghĩ sai về đạo Phật.

(4) Có lẽ chưa khi nào vấn đề sùng bái trở nên khủng khiếp như hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã cho rằng sùng bái đang dẫn dắt nhiều người xa rời văn minh, tiến bộ xã hộiđạo đức. Chủ nghĩa sùng bái có mặt trong hầu hết các tôn giáo, khi mà các người truyền đạo có sức thuyết phục mạnh mẽ, quyến rũ, lôi cuốn và xảo quyệt – người tự cho mình có sở hữu quyền năng nhất định hoặc xưng là có "câu thông trực tiếp" với các vị thánh thần, thượng đế và do đó được trao quyền để nói thay mặt cho các vị đó. Họ cho rằng mình có quyền lực để chữa lành bệnh hay đảo ngược nỗi bất hạnh của một người. Do đó, những người làm truyền thông Phật giáo cần phải dũng mãnh “lên tiếng công khairõ ràng các hành vi không đạo đức, và không phù hợp với giáo lý Phật giáo trong đó có những bằng chứng không thể chối cãi của vị Pháp sư, Thượng sư hay Đạo sư. Không ai, bất kể người đó là bậc thầy có đẳng cấp hay tự cho mình đạt được đẳng cấp cao về chứng ngộ Phật Pháp, có thể đứng trên giới luật và các chuẩn mực đạo đức”.

(5) Để ứng phó trước một sự kiện quan trọng có ảnh hưởng xấu đến Phật giáo, những người làm truyền thông Phật giáo cần lượng giá tình hình và đối tượng để có thể viết bài phân tích sự kiện rồi đưa ra những nhận xét đối với những thông tin sai lạc, những tin xấu về Phật giáo.

(6) Cùng chung tay với tăng đoàn, giáo đoàncộng đồng xã hội, tạo nên môi trường không gian mạng lành mạnh, luôn hướng đến điều thiện, xa rời điều ác, xóa tan tệ nạn mê tín dị đoan như đốt vàng mã, xem xăm quẻ, bói toán, lên đồng...những sai lệch về Chánh Pháp của những người đi không đúng đường…Giúp những người sử dụng mạng xã hội biết cách xác minh được độ tin cậy của một bài viết.

Cám ơn quý Ban.

Bài bạn nên đọc: 'Lạt ma Đạo sư' Thinley Nguyên Thành công kích tháng 'cô hồn': (Link: https://phatgiao.org.vn/lat-ma-dao-su-thinley-nguyen-thanh-cong-kich-thang-co-hon-d28289.html

Website Thư Viện Hoa Sen được thành lập từ tháng 1 năm 1994 nhằm mục đích lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số (Digitization) các thể loại kinh, luật và luận Phật Giáo Bắc Truyền và Phật Gíao Nam Truyền cùng là các tư liệu nghiên cứu Phật học và các tư liệu liên quan đến kinh nghiệm tu tập từ hai truyền thống Phật giáo Nam TôngPhật giáo Bắc Tông, để Phật tửViệt Nam cũng như ở hải ngoại có thể tiếp cận dễ dàng bất cứ lúc nào.

Tôn chỉ của ban biên tập Website Thư Viện Hoa Senhoằng dương chánh pháp trong tinh thần từ bi bất bạo động, không gây hận thù và chia rẽ trong cộng đồng xã hội qua thân, khẩu và ý.

Châu Tâm (Thực hiện)

https://phatgiao.org.vn/ban-bien-tap-thu-vien-hoa-sen-hoang-duong-chanh-phap-truoc-moi-su-chong-pha-d45111.html



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3261)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.