Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ: Đám Mây Trắng Ấy Đã Về Trời

21/10/20214:34 SA(Xem: 3737)
Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ: Đám Mây Trắng Ấy Đã Về Trời
blank
HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ:

ĐÁM MÂY TRẮNG ẤY ĐÃ VỀ TRỜI
(Thiên Điểu)

thichphotue-10

'Khi làm lãnh đạo cao cấp của giáo hội rồi, giáo hội thỉnh Hòa thượng lên chùa Quán Sứ (Hà Nội), nhưng Hòa thượng từ chối, vẫn ở ngôi chùa làng thưa vắng người cho tới cuối đời, sống hòa hợp trong lòng dân'.

Tin Đại lão hòa thượng Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ viên tịch sáng 21-10 ở chính ngôi chùa làng - chùa Giáng (Viên Minh tự), nơi người đã cả đời cấy cày tự nuôi mình để nghiền kinh nấu sử - khiến bất cứ ai biết yêu kính đạo hạnh khiêm cung và sự thông tuệ đều cảm một nỗi mất mát lớn lao.

Người con khiêm cung của Đức Phật, người ông kính quý của mọi nhà

Bên đỉnh non thiêng Yên Tử, thượng tọa Thích Đạo Hiển - phó trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh - nghẹn ngào chuẩn bị hương án tưởng niệm người thầy đáng kính, vừa như đang trôi về những vùng ký ức đẹp với thầy Phổ Tuệ.

Gần 30 năm trước, khi vị thượng tọa này chỉ là một chú tiểu mới xuất gia, tìm đến ngôi chùa làng hẻo lánh, yên tĩnh thỉnh vấn hòa thượng Thích Phổ Tuệ, lần nào cũng được nhà chùa chỉ ra ngoài cánh đồng.
Khi ấy hòa thượng đã ngoài 70 tuổi, nhưng lúc nào thầy cũng không đang cày cấy thì chăn trâu bò ngoài đồng như một người nông dân thực thụ.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển kể cả cuộc đời thầy Thích Phổ Tuệ thực hành đúng như lời của chư tổ: "Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" - tức là người đi xuất gia một ngày không làm một ngày không ăn, nên còn sức khỏe thì cụ còn lao động sản xuất.

Đại lão hòa thượng nhưng hằng ngày thầy Thích Phổ Tuệ vẫn tự mình làm những khóa lễ, thắp nhang đèn, thỉnh chuông, tụng kinh...; ban đêm cụ lại dịch kinh sách, nghiền ngẫm giáo lý của đạo Phật.

Theo thượng tọa Thích Đạo Hiển, hòa thượng Thích Phổ Tuệ là nhà tu hànhtrí huệ siêu phàm thông tuệ Nho, Phật, Lão, hiểu cổ kim, là một tác giả và dịch giả nổi tiếng với sở học uyên thâm, nhưng cụ luôn giảng giáo lý đạo Phật rất giản dị nên ai được gặp hòa thượng cũng cảm thấy rất gần gũi, như "người ông kính quý" của mình.

"Hòa thượng Đức Pháp chủ là bậc cao tăng hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Ngài là bậc chân tu, thực tu, thực học, là người gần như cả đời, từ lúc 5 tuổi đã sống trong cửa thiền, cửa chùa, thấm đẫm giáo lý đạo Phậtthực hành theo lời Phật dạy, đặc biệt là đức giản dị, khiêm cung. Hòa thượng mất đi là một tổn thất rất lớn không phải chỉ của Giáo hội. Đối với tăng ni trẻ, Phật tử là mất đi một lãnh tụ tinh  thần, một chỗ dựa quan trọng" - thượng tọa Thích Đạo Hiển nói.

Nếp sống giản dị, an bần

Thượng tọa Thích Đạo Hiển kể, Đức Pháp chủ hòa thượng Thích Phổ Tuệ sinh thờitâm nguyện giáo dục các tăng ni trẻ hiện nay trở thành những người chân tu, không chỉ chú trọng giáo lý nhà Phật mà phải có đạo đức của nhà Phật.

Người thường nhắc mình, nhắc các tăng ni trẻ trong lời ăn tiếng nói, việc làm phải chuẩn mực để mọi người kính trọng. Rất quan tâm tới đạo đức của tăng ni trẻ hiện nay nên những lúc một vài tăng ni có chuyện "con sâu làm rầu nồi canh", hòa thượng đều lên tiếng chấn chỉnh.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển còn nhớ hòa thượng Phổ Tuệ thường dạy: Người xuất gia vẫn còn tham sân si thì không khác gì người tại gia ở chùa cả, nên đã xuất gia phải có chí xuất trần thượng sĩ, có đạo đức cho mọi người tôn trọng, kính quý, xứng danh người xuất gia đi tu làm sư ở chùa.

Theo ông, Phật giáo hiện đại ngày nay, để tìm được một người như hòa thượng Đức Pháp chủ là rất khó: "Cụ giữ được nề nếp của các tổ sư Phật giáo hàng nghìn năm. Thông qua cuộc sống tu tập đạo hạnh của cụ, còn thấy phảng phất hình ảnh các bậc tổ sư, thánh tăng của Phật giáo Việt Nam.

Cụ mang trí tuệ xuất chúng nhưng lại giữ nếp sống giản dị, an bần, thủ đạo. Nếp chân tu như thế, rất khó kiếm" - thượng tọa Thích Đạo Hiển nói. Giờ thì đám mây trắng ấy đã bay về trời, để lại một khoảng trống lớn giữa nhân gian.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/03/2023(Xem: 8887)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.