Lễ Tang Đức Cố Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

26/10/20215:10 SA(Xem: 4392)
Lễ Tang Đức Cố Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

blank
LỄ  TANG ĐỨC CỐ PHÁP GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

(Minh Mẫn)



blankXong một kiếp người, cho dù là vương bá hay dân dã, thánh nhân hay phàm tục, đời hay đạo…được chấm dứt bằng sự thương tiếc hay lạnh lùng; tiễn đưa đình đám hay tẻ nhạt, sau đó, dư âm là gì?

105 năm tồn tại trên dương gian đủ để trãi nghiệm bao thăng trầm, chứng kiến bao thay ngôi đổi chủ trong một xã hội, là chứng nhân của kiếp người trong cõi vô thường. Người là một trong những thạch trụ Phật pháp giữa thời đại dân tộc chịu lắm tang thương.Những thập kỷ trong một xã hôi không ai có quyền riêng lẻ, không trong đoàn thể này cũng phải chịu sự ràng buộc trong một tổ chức khác, tất cả nằm chung trong cái gọi là “Mặt trận Tổ quốc”. Vốn dĩ cuộc đời gắn liền với ruộng đồng, Người có chân trong Hợp tác xã nông nghiệp, để rồi, sau mấy mươi năm bạc màu nâu sòng, cho dù đất nước đã thống nhất, Người vẫn không rời đôi guốc mộc và cán cuốc, như hiện thân của Tổ Bách Trượng, kể cả được thế nhân tôn vinh lên ngôi vị Pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Vẫn chùa xưa, vẫn sống an lạc bằng hạt lúa ruộng đồng do chính tay Người cày cấy, vẫn hàng đêm chong đèn soi kinh dịch sớ cho trọn hạnh lành của một sứ giả Như Lai. Xa rời tiền bạc, gần gũi thanh quy giới hạnh. Ngôi Pháp chủ chỉ là ảo ảnh thế nhân xưng tụng. Hạnh thanh bần xả ly hơn một thế kỷ, khi ra đi cũng muốn thân cận với bụi hồng; di nguyện thật đơn sơ, thật giản dị, không mất thời gian, không làm tốn kém của người còn lại. Di nguyện của một tâm thức vĩ nhân là thế, nhưng đàn hậu tấn, sơn môn pháp phái, đồng mônGiáo hội nào ai muốn chệch lời di huấn, cũng chả có thể ngồi nhìn đấng cha lành ảm đạm cô đơn như một dân dã khi lìa đời. Cái đám lễ tang chả lấy gì làm to tát so với lễ tang của cố Tổng giám mục Nguyễn văn Bình trước đây. Họ xứng đáng được tôn vinh khi cả đời phụng sự cho lý tưởng, cho tha nhân.

Qua tang lễ, nhiều ý kiến trái chiều, phê phán có, ngợi khen có, tất cả đều đúng ở mỗi góc độ mỗi tầm nhìn, ngoạt trừ tâm đố kỵ. Cha mẹ mất đi không bao giờ muốn con cháu giỗ chạp đình đám, nhưng đình đám vẫn xảy ra,đó là tấm lòng đối với người quá cố. Đức Pháp chủ tuy ở ngôi vị Người không hề mong muốn, do quá trình đức độ dày công trước thế sự nhiễu nhương vẫn không hề phai nhạt nhân cách; đức trọng quỷ thần kinh lẽ nào không đáng cho sự tôn vịnh của đồng đạo, sự ngưỡng mộ của thế nhân?

Không nên xem lễ tang vừa rồi như sự lệch hướng di nguyện của Người. Trong giới luật, Phật còn chấp nhận  du di những tiểu tiết không cần thiết để thích hợp phong tục tập quán nơi mỗi quốc độ, hà tất một lễ tang như thế chưa quá đáng với tầm vóc của bậc thánh hạnh. Di nguyện chỉ là ước nguyện của một cá nhân, nhưng lòng sũng ái của đàn hậu tấn đôi khi cần thể hiện cho thích hợp với một tổ chức, một uy đức của ngôi vị đang cần. Các đấng giáo chủ những Tôn giáo lớn chưa hề muốn tín đồ thờ phượng các Ngài trong đền thờ uy nghi; chả lẽ trong thời đại tiên tiến, ngôi am tranh thờ phượng lọt thỏm giữa lầu đài phố thị? Tùy nghi nhi hành, không nên cố chấp thiên lệch, ngoại trừ có tâm đố kỵ chỉ trích phê phán.

Dẫu sao, đáng mừng là Người ra đi vừa chấm dứt lệnh phong tỏa mùa dịch, nhưng đáng buồn khi tu sĩ Phật giáo trong nước đa phần còn quá mỏng manh về giới đức, rồi đây, người kế thừa có đủ những yếu tố “ắt có và đủ” để ngôi nhà Phật giáo trong nước xứng đáng tầm vóc của “Thiên nhân chi đạo sư”?

Một ngôi sao băng giữa bầu trời u ám, nhưng bầu trời u ám vẫn còn ẩn tàng một ánh sao mai.

MINH MẪN                                                                                                          
26/10/2021

Xem thêm:
MỤC LỤC LỄ TANG






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :