Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp Lần Thứ I

29/11/20214:09 SA(Xem: 4099)
Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp Lần Thứ I
ĐẠI HỘI HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP LẦN THỨ I

thich tue sy va le manh that
HT Thích Tuệ Sỹ thuyết trình đề tài “Lịch sử hình thành
Đại Tạng Kinh Việt Nam”

Thứ Bảy ngày 27 tháng 11 năm 2021 vừa qua, vào lúc 10 giờ sáng (giờ Việt Nam) Hội đồng Hoằng Pháp (GHPGVNTN) đã tổ chức đại hội lần thứ I trực tuyến qua hệ thống Zoom. Trước đó, các thông báo về tin tức đại hội được loan tải trên trang nhà Hoằng Pháp, công bố chương trình nghị sự và thời gian tổ chức.

Lần đầu tiên, một kỳ đại hội được tổ chức trực tuyến với quy mô và tầm vóc, xác định vai trò kế tục công tác phiên dịch tam tạng từ chư vị lịch đại Tổ sư Phật giáo Việt Nam, gần nhất là Hội nghị toàn thể Hội đồng phiên dịch Tam tạng của GHPGVNTN được tổ chức vào các ngày 20, 21, 22/10/1973 tại đại học Vạn Hạnh.

Đúng thời gian quy định, đại hội trang trọng khai mạc dưới sự chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Tôn, Tăng Giáo Trưởng GHPGVNTN Hải ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, cùng sự tham dự của chư tôn Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Cư sĩ Phật tửThiện hữu tri thức. Theo ghi nhận từ Ban tổ chức, có hơn 400 Tăng Ni, Phật tử đại biểu.

Đại hội cung thỉnh Chủ tọa đoàn gồm HT Thích Đỗng Tuyên (Hoa Kỳ), HT Thích Thiện Quang (Canada) và HT Thích Trường Sanh (Tân Tây Lan). Thư ký đoàn: TT Thích Hạnh Tấn (Đức), TT Thích Như Tú (Thụy Sĩ), ĐĐ Thích Thanh An (Tích Lan) và Sư Cô Giác Anh (Úc). Điều hành chương trình là TT Thích Nguyên Tạng.

Sau nghi thức niệm Phật cầu gia bị, HT Thích Như Điển, Chánh Thư ký Hội đồng Hoằng Pháp phát biểu khai mạc. HT tri ân nhị vị Trưởng lão HT Thích Huyền Tôn, HT Thích Thắng Hoan chứng minh Phật sự của Hội đồng Hoằng Pháp. Mong rằng với tâm nguyện của chư Tôn đức Tăng Ni và Cư sĩ Phật tử, từ đại hội Hội đồng Hoằng Pháp mang tầm vóc lịch sử này, Ban Phiên dịch Tam tạng lâm thời được thành lập, công tác kết tập Đại tạng kinh Phật giáo Việt Nam sẽ thành tựu trong thời gian sớm nhất.

Tiếp sau lời HT Như Điển, là nội dung chính của Đại hội với phần thuyết trình của HT Thích Tuệ Sỹ, Cố vấn Chỉ đạo Hội đồng Hoằng Pháp và Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát. Trong nội dung đề tài của mình, HT Thích Tuệ Sỹ xác định vai trò của Hội đồng Hoằng Pháp, những vấn đề trọng yếu của công tác phiên dịch tam tạng mang giá trị lịch sử, tính kế thừa, tương tục từ khi Đức Phật nhập niết bàn cho đến ngày nay. Về nhân sự phiên dịch sẽ có kế hoạch đào tạo tiếng Phạn, tiếng Tây Tạng. Ngài nhấn mạnh, việc phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam phải có tính hàn lâm và mang tiêu chuẩn quốc tế.

Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát trình bày đã chủ trì việc in bộ kinh Nam truyền Phật giáo theo di chúc của HT Thích Minh Châu. Với công trình phiên dịch Đại tạng kinh, Giáo sư Trí Siêu dẫn lại đã cùng HT Tuệ Sỹ viết lời Phàm lệ khi in bộ A Hàm, nói rõ sẽ in toàn bộ các bản kinh đã được dịch sang tiếng Việt. Ngoài bộ Đại tạng kinh Nam truyền (Pali) sẽ quan tâmthực hiện dịch bộ Đại tạng kinh Tây Tạng.

Trong đại hội, HT Thích Huyền Tôn đã có lời góp ý đối với việc phiên dịch Đại tạng kinh. Ban tổ chức cũng đã chuyển một số câu hỏi từ đại biểu đến hai diễn giả chính và được quý ngài giải đáp.

Theo chương trình đại hội, Giáo sư Đỗ Quốc Bảo giới thiệu sơ lược về khóa đào tạo tiếng Phạn trong thời gian vừa qua, đánh giá sự nỗ lực của các học viên, nhất là các vị Tăng Ni. Ban Báo chí & Xuất bản cũng đã tường trình công việc khi được phân nhiệm, báo cáo các phần hành đã triển khaithực hiện.

Cuối chương trình, đại hội đã lắng nghe đúc kết của HT Thích Thiện Quang thay mặt Chủ tọa đoàn và phần phát biểu ý kiến từ HT Thích Trường Sanh, HT Thích Đổng Tuyên và HT Thích Thái Hòa. HT Thích Nguyên Siêu thay mặt Ban tổ chức cảm tạtuyên bố bế mạc đại hội.
(Phật Việt)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/03/2023(Xem: 8888)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.