Đại Sư Tinh Vân Khai Thị Cho Giới Tử Xuất Gia Ngắn Hạn

08/02/20235:15 SA(Xem: 3654)
Đại Sư Tinh Vân Khai Thị Cho Giới Tử Xuất Gia Ngắn Hạn
ĐẠI SƯ TINH VÂN KHAI THỊ
CHO GIỚI TỬ XUẤT GIA NGẮN HẠN

Thanh Như dịch

Đại sư Tinh Vân“Xuất gia thật là tốt! Cảm tạ ân thâm rộng lớn của chư Phật, điều may mắn này khiến cho tôi cảm nhận được sự yên tâm và bình tĩnh từ trong tâm”. Đó là pháp hỷ của Đại sư Tinh Vân - khai sơn Phật Quang Sơn nói về đời sống 76 năm xuất gia của ngài.

Vào đêm 29-7-2014, nhân kỷ niệm 76 năm xuất gia, Đại sư đã khai thị những điều quan trọng về sự tu hànhtu tâm cho 600 giới tử tham dự “Hội xuất gia tu đạo ngắn hạn kỳ thứ 79” tại đại hội đường của tầng thứ tư lầu Truyền đăng Phật Quang Sơn.

Ngộ chân lý khi làm việc Phật, hưởng “không vô”(1) khi được xuất gia

Trong phần khai thị, Đại sư đã dẫn dụ kinh Đại Bảo tích để nói rõ về công đức xuất gia. Ngài nói, xuất gia không chỉ xa lìa sự nghèo đói, áp lực, ô nhiễm, khiến cho trong tâm luôn giàu có, tự nhiên an tường, thanh tịnh tự tại; mà còn làm cho tập thể được thành tựu mọi mặt, tâm không vướng mắc, đời sống đầy màu sắc. Nói đến xuất gia là để báo đáp ân cha mẹ, để đọc vạn quyển sách, hiểu biết các nhân tố về văn hóa giáo dục..., thấu suốt sự thực hành chân lý chứng ngộ của Phật; lấy đời sống “không vô” để phát khởi tâm viễn ly, tâm tăng thượng.

“Mọi người đến Phật Quang Sơn xuất gia ngắn hạn, đồng thời thể nghiệm ngay lập tức có và không, cảm nhận rằng mặc dù 'có' cũng rất tốt, nhưng 'không' lại càng tốt hơn”. Đại sư nói, bởi vì người xuất gia, phải từ bỏ đời sống hưởng lạc, buông xả danh lợi ái tình. Vượt qua những thứ này, mới thực sự thể hội tâm cảnh “không vô”.

Đời sống thành thật đáng quý, thì giá trị tín ngưỡng càng cao

“Tại gia và xuất gia có gì khác nhau”? Đại sư nói một cách từ tốn, tại gia thì sinh hoạt bằng tiền tài vật chất, xuất gia thì vui sống trong pháp thiền; Ngài khuyến khích giới tử cần phảichánh tín, chánh tri và chánh kiến, nhấn mạnh thành thật trong cuộc sống là quý giá, càng quý giá thì giá trị tín ngưỡng càng cao. Bởi vì có đức tin, mới có một tương lai không giới hạn, mới có thể tiến tới sự phát tâm tu đạochứng ngộ. Đại sư nói tiếp, giàu sang thực sự hoàn toàn không phải là có nhiều tài sản, mà là có ba nghìn đại thiên thế giới trong tâm.

Đại sư nêu ra câu chuyện “Dĩ bất biến ứng vạn biến” (Lấy cái không biến đổi để ứng phó với cái nhiều biến đổi) trong thiền môn, để nói về Thiền sư Đạo Thụ qua hai mươi năm xây dựng chùa am, dù cho lúc đó các đạo sĩ dùng pháp thuật thần thông dọa nạt khiến toàn bộ chúng Sa-di bỏ chạy, nhưng Thiền sư vẫn an nhiên bất động, chính cái an nhiên bất động này đã đẩy lùi các đạo sĩ rời xa hiện trường. Đây là do Thiền sư dùng cái không để thắng cái có, dù trong biến loạn vẫn trầm tĩnh ứng phó không một chút hoảng loạn, khiến cho pháp thuật của ngoại đạo bị truy đuổi tận cùng, không còn chút thần thông nào để thi thố.

Nói về bí quyết tu tâm

“Lúc ta chưa được sinh ra ai là ta, khi ta đã được sinh ra thì ta là ai? Trưởng thành rồi mới là ta, khép đôi mắt mờ mịt lại là ai?” Chư đệ tử của Đại sư đồng xướng bài “Tán Tăng Kệ” (2) của Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh. Đại sư hy vọng các giới tử nương nhờ nhân duyên trong hội xuất gia tu đạo ngắn hạn này, nên viết rõ ràng những câu kệ tụng, tương ứng với tư tưởng của Hoàng đế Thuận Trị. Tiếp theogấp rút lấy “Thập tu ca” của Nhân gian âm duyên; “Vô tướng tụng” của Lục tổ Huệ Năng mà xướng tụng hằng ngày, để không còn so sánh, để nhìn mọi người mỉm cười, để đối đãi người một cách khoan dung, cho đến “Nhân thì hiếu dưỡng cha mẹ, Nghĩa thì kính trên thương dưới; Nhượng thì tôn ty hòa mục, Nhẫn thì không nói các điều ác…”. Những điều này chính là bí quyết tu tâm.

Lúc này, tự nhiên Đại sư bật nói hai từ “My ball, My ball” một cách hài hước và ví dụ cha mẹ như chiếc bóng rổ, họ vẫn còn đổ xô tranh bóng với các con; nhưng sau khi các con thành gia lập thất rồi, họ sẽ trở thành quả bóng chuyền, bị các con đẩy tới đẩy lui, một mai đến lúc tuổi già thì họ lại giống như một quả bóng đá, các con đá càng xa càng tốt.

Với hiện tượng xã hội: “Cuộc sống giống như một quả bóng”, “con trai và con gái hiếu thảo nhất chính là người xuất gia tại Phật Quang Sơn này”. Đại sư nói với các giới tử. Tiếng vỗ tay lúc này vang lên như sấm, vang vọng những lời tán thán đời sống tu hành của Tăng chúng luôn mở rộng và thăng hoa, sau khi xuất gia càng hiếu thuận với bậc cha mẹ trên toàn thế giới, càng đọc hiểu nghiêm túc sách vở kinh điển để hoằng dương giáo pháp của Phật.

Vượt thoát ngọn lửa vô thường không quên tâm ban đầu

Đại sư Tinh Vân luôn luôn mang lại cho mọi người sự tín tâm, niềm vui vẻ, nguồn hy vọng, sức phương tiện. Ngài giải đáp một cách tỉ mỉ hơn mười vấn đề của các giới tử nêu ra. Như “Làm thế nào để tu hành tự ngã? Làm sao để chữa trị những thói quen xấu? Làm thế nào để xác định được sự bình đẳng của các vấn đề không liên quan đến tăng tín và tăng sự? Làm thế nào để thu hút mọi người tham gia vào hội đọc sách? Nguyện lực của Đại sư hoằng dương Phật pháp tại năm châu lục trên thế giới là gì? Nhờ đâu mà Thái tử Tất-đạt-đa thoát khỏi ngọn lửa vô thường, tìm ra đời sống vĩnh hằng, chứng ngộ chân lý trong cuộc sống, trở thành giáo chủ của Phật giáo, và tự thân đã thể hội triết lý sâu sắc về “cuộc sống bất tử”? Khuyên dạy mọi người nếu quên tu thì tương lai sẽ càng khổ sở hơn.

“Nhân duyên quyết định cuộc sống”, Đại sư dặn dò các giới tử, tùy duyên, phát tâmbình đẳng tâm đều là phương pháp tốt trong việc rộng kết thiện duyên, chỉ có “không quên tâm ban đầu” mới có thể duy trì tâm thanh tịnh của người xuất gia ngắn hạn, giống như Cư sĩ Duy Ma Cật “tuy ở nhà cư sĩ, không nhiễm trước tam giới; thị hiệnvợ con, nhưng thường tu phạm hạnh”. Hy vọng mọi người không chạy theo danh lợi, lấy việc hướng dẫn người khác học Phật pháp làm nhiệm vụ của mình, hãy nhớ thật kỹ lấy “Bốn câu kệ Phật Quang” để điều trị tâm bệnh tham, sân, si và ngũ dục, như vậy mới có thể thay đổi chính mình, tự mình giác ngộ. Ngoài ra, Đại sư còn nhấn mạnh: Mọi người nên phát khởi chánh niệm, phát tâm bồ đề, tâm từ bi; buông bỏ phiền não, tam độc, để phù hợp với nguyên tắc tư tưởng trung đạo.

Thanh Như dịch

Nguồn: (Đại sư Tinh Vân khai thị cho giới tử xuất gia ngắn hạn,
từ bản tin của 佛光山全球資訊網, Taiwan).

__________________

(1) “Không vô”: Tất cả sự vật từ nhân duyên sanh, chỉ do tâm tạo, trọn không có tự tánh. Phẩm Bồ-tát hạnh trong kinh Duy Ma: Xem tất cả mọi thứ đều không, nhưng không bỏ tâm đại bi.

(2) Tán Tăng kệ, tác giả Ái Tân Giác La Phúc Lâm là vua Thuận Trị triều đại nhà Thanh gồm 46 câu. Trong bài thi Tán Tăng kệ có bốn câu thật tuyệt vời:

Bi hoan ly hợp đa lao ý
Hà nhật thanh nhàn thùy đắc tri
Nhược năng liễu đạt tăng gia sự
Tùng thử hồi đầu bất toán trì

(悲欢离合多劳意
何日清闲谁得知?
若能了达僧家事
从此回头不算迟)

Tạm dịch:

Buồn vui ly hợp nhiều lao khổ
Ngày nào nhàn rỗi ai biết chăng?
Nếu việc tu hành càng hiểu rõ
Từ đó quày đầu không muộn màng.


________________________

HÒA THƯỢNG TINH VÂN

Năm 1967, tại Đài Loan, tổ chức Phật Quang Sơn (Buddha's Light International Association- BLIA/PQS) ra đời dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Tinh Vân. Từ đó đến nay tổ chức này không ngừng phát triển về mọi mặt. Bề ngoài, PQS là một sự cố gắng khôi phục lại nền kiến trúc cổ thẩm mỹ, tráng lệ nhằm giới thiệu cho mọi người một giáo lý nhiệm mầu của đức Phật. PQS là một tổ chức có đủ mọi thiết bị, kỹ thuật rất tinh vi, một trung tâm viễn thông với nhiều thiết bị tốt nhất, một hội trường gồm 2.200 chỗ ngồi dành cho các cuộc hội nghị Phật giáo quốc tế với các thiết bị nghe nhìn của mỗi chỗ ngồi được trang bị một cách hoàn hảo. PQS có thể xem là một tu viện Phật giáo đầu tiên trên thế giới có sự quản lý công việc bằng máy điện toán. Khách tham quan PQS đều được đài thọ ăn ở miễn phícảm thấy thoải mái như đang ở nhà. Người ta cho rằng PQS là tài sản quý báu của phương Đông. Quả thật, đây là một minh chứng hùng hồn của diện mạo Phật giáo ở cuối thế kỷ 20 này như là một tôn giáo, một nền văn hóa, giáo dục, từ thiện và một cảnh quan hấp dẫn cho mọi người trong xã hội. Như vậy, PQS là một tổ chức như thế nào ? Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng giới thiệu một số nét chính của tổ chức này và người khai sáng, lãnh đạo PQS.

ĐÔI NÉT VỀ HÒA THƯỢNG TINH VÂN, NGƯỜI KHAI SÁNG VÀ LÃNH ĐẠO PHẬT QUANG SƠN.

Hòa thượng Tinh Vân (Ven.Master Hsing Yun) sinh ngày 22-07-1927 (Đinh Mão) tại làng Chiangtu, tỉnh Chiangsu, Trung Quốc. Thân phụ là cụ Li Kuo Shen và thân mẫu là cụ Liu Yu Ying. Ngài là người con thứ ba trong một gia đình có bốn anh trai và một chị gái. Năm lên 5 tuổi, Ngài đến ở với bà nội và bắt đầu ăn chay. Tám tuổi đi học trường làng và năm 13 tuổi đi xuất gia với HT Chinh Kai tại chùa Chinh Sia với pháp danh là wu che, về sau trở thành đệ tử thứ 48 của dòng Thiền Lin Chi của Thiền tông Trung Hoa.

Năm1947, Ngài theo học Đại học Phật Giáo Chiao Shan. Năm 1948, Ngài đến trụ trì một ngôi chùa ở Nam Kinh và làm chủ bút một tờ báo PG.

Năm 1949, nội chiến bùng nổ trong nước. HT đến Keelung, Đài Loan và đến trú ngụ tại chùa Yuan Kuang. Tại đây Ngài đã cho xuất bản cuốn sách đầu tay của mình là "Hát Trong Thầm Lặng" (Singing in silence). Năm 1950 Ngài bắt đầu học tiếng Nhật và làm chủ bút tờ nguyệt san "Đời sống" (Life). Năm 1953, cho in quyển Kinh Phổ Môn. Năm 1954, ở chùa Tei Yin và bắt đầu đi thuyết giảng ở các vùng nông thôn và trại giam. Năm 1955 đi diễn thuyết khắp Đài Loan và cho in quyển "Lịch Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni". Năm 1956 xây dựng một giảng đườngthành lập trường mẫu giáo Phật pháp đầu tiên tại Đài Loan. Năm 1957 thành lập và làm chủ bút tờ tuần san "Giác Thế".

Năm 1959 thành lập Hội từ thiện PG ở Sanchung, cho in quyển "Đức Phật Thích Ca và mười đại đệ tử". Năm 1960 in "Kinh Giác Ngộ". Năm 1963, chiêm bái Phật tích Ấn Độ và các nước PG ở Á châu, gặp vua Phật tử Thái Lan Bhumibol. Năm 1964 in bộ Từ Điển Phật Học Hoa-Anh. Năm 1967 khởi công xây dựng PQS (Buddha's Light Mountain), xây dựng Phật học viện Shou Shan và thành lập Trường Phật Pháp Chủ Nhật cho thiếu nhi. Năm 1970, xây dựng Ni viện Tatzu. Năm 1971 khánh thành Giảng Đường Đại Từ Bi và được bầu vào chức Chủ tịch Hội Phật Giáo Sino Nhật Bản. Năm 1973, thành lập Viện Nghiên Cứu PG Trung Hoa. Năm 1975 tổ chức thuyết giảng ba ngày tại hội trường Nghệ thuật quốc gia, trụ sở của Chính phủ Đài Loan.

Năm 1976, phát hành tờ Phật Quang Học Báo, xây dựng Trường Phật Học Phổ Môn, in bộ Đại Tạng Phật Quang và tổ chức lễ khánh thành tượng đài 10.000 vị Phật tại PQS. Năm 1978 được trao văn bằng tiến sĩ danh dự tại Trường Đại Học Đông Phương, Hoa Kỳ; được bầu vào chức Chủ tịch Hội PG Quốc tế về xã hội. Năm 1979, cho in tờ tạp chí "Phổ Môn" và phát chương trình "Cam Lồ" trên Đài Truyền hình Đài Loan. Năm 1980 được bầu vào chức Chủ tịch Hội Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ tại Đại học Văn hóa Trung Hoa. Năm 1981, là Giáo sư thỉnh giảng khoa triết học PG tại Đại học Trung Hoa. Năm 1982, tổ chức Hội nghị PG quốc tế lần thứ 5 tại Đài Loan. Năm 1984, xây dựng Đại học Phật giáo tại chùa Pháp Hiền, Cao Hùng. Năm 1987, thành lập và làm Chủ tịch Hội Thanh niên Phật tử Hoa Kỳ.

Năm 1988, khánh thành chùa Như Lai tại Mỹ và cho in bộ Bách khoa Phật Quang đại từ điển. Năm 1989, tổ chức Đại hội Thiền học quốc tế tại PQS. Năm 1990, Phó Tổng thống Mỹ Al Gore viếng thăm PQS và sau đó HT tổ chức đi hoằng pháp tại châu Mỹ và châu Âu. Năm 1992 thành lập Hội PQS Quốc Tế (The Buddha Light International Association) ; tổ chức chuyến hoằng pháp đầu tiên tại châu Phi. Năm 1994 được công nhận là công dân danh dự Hoa Kỳ và cho in bộ Nhật Ký (20 quyển). Từ năm 1994 đến nay HT Tinh Vân dành nhiều thời gian để phát triển PG tại các quốc gia phương Tây thông qua Hội Phật Quang Sơn quốc tế, một tổ chức PG gây ấn tượng rất mạnh mẽ đối với thế giới phương Tây (Hội đã tổ chức đại hội thường niên tại Canada, Úc, Pháp, Mỹ ....).

MỘT SỐ NÉT CHÍNH CỦA TỒ CHỨC PHẬT QUANG SƠN QUỐC TẾ:
I. TỒ CHỨC PHẬT QUANG SƠN VÌ NỀN GIÁO DỤCVĂN HÓA PHẬT GIÁO :

Tổ chức PQS được thành lập không chỉ quan tâm đến lãnh vực giáo dục mà còn cung cấp những chương trình văn hóa đến với con người thông qua lời Phật dạy. Trên cơ sở đóБS đã đến với hàng vạn người trên khắp thế giới. PQS đã khẳng định mình trong việc đem lại lợi ích cho mọi người. Kết quả, cả người cho và người nhận đều đạt được sự an lạcgiải thoát qua sự mở rộng trong tiến trình hoằng pháp của PQS. Công việc chính của Hội về mặt giáo dục gồm có : 1. Bảo trợ các cuộc mít tinh, hội thảo về văn hóagiáo dục cộng đồng. 2. Bảo trợ các hội thảo, hội nghị giáo dục phổ cậpgiáo dục Phật giáo trong và ngoài nước. 3. Tuyển chọn và đào tạo Tăng, Ni tài năng để đại diện cho PQS đi hoằng pháp trên khắp thế giới. 4. Cung cấp tài chánh để in ấn kinh sách Phật giáomục đích phát triển Chánh pháp đem lại hạnh phúc, an lạc cho mọi người. 5. Bảo trợ các cuộc trao đổi về văn hóagiáo dục của xã hội. 6. Và những hoạt động văn hóaliên quan đến Phật giáo (PG)....

Một buổi thuyết giảng của HT Tinh Vân

Từ lúc khởi đầu, tổ chức PQS có những phát triển tích cực và những ủng hộ khác nhau về hoạt động văn hóa : Năm 1988, PQS đã bảo trợ các hoạt động như sau ; Bảo trợ Hội Nghệ Sĩ Đài Loan triển lãm thư pháp ; tổ chức in bộ "Trung Hoa Bách Khoa PG" ; Bảo trợ hội nghị về triết học lần thứ 18 được tổ chức tại Anh quốc ; Bảo trợ Đại Hội Liên hữu PG quốc tế lần thứ 16 tổ chức tại Mỹ, và thứ 20 tổ chức tại Úc tháng 10 năm 1998). Từ năm 1989 đến nay, PQS đã bảo trợ cho các hoạt động như giúp đỡ trao học bổng cho các học giả nổi tiếng đến tu nghiệp tại Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước ở châu Âu ; Bảo trợ cho các trại hè PQS và các buổi hội thảo PG ; Bảo trợ cho báo Chinese Daily trong chiến dịch bài trừ ma túy ; Tổ chức cuộc thi giáo lý cho Phật tử thế giới vào năm 1991, bao gồm 65 phòng thi cho 50.000 Phật tử trên khắp thế giới về dự thi.

II. PHẬT QUANG SƠN VỚI ĐẠI TẠNG KINH TRUNG HOA VÀ PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN :

Lời dạy của Phật Thích Ca trước đây được phiên dịch sang tiếng Trung Hoa vào thời đại nhà Hán. Đến triều đại nhà Tần, bộ tam tạng kinh Trung Hoa đầu tiên được ấn hành. Từ đó đến nay đã có nhiều lần duyệt lại và in ấn lại bộ Tam Tạng này.

Bởi vì Phật học là một bộ môn rất sâu sắc và phức tạp với nhiều thuật ngữ và định nghĩa khó hiểu. Con người thời nay thường gặp khó khăn và tỏ ra chán nản khi gặp những bản kinh cổ, vì khó đọc và rất khó hiểu. Nhìn thấy việc này, năm 1977, Hòa Thượng Tinh Vân đã thành lập một Ủy ban Biên tu Đại Tạng Kinh với sự tham gia của những bậc trưởng lão đủ tài đức và những học giả nổi tiếng. Nhiệm vụ của Ủy ban này là biên soạn lại bộ Đại tạng trong một dạng ngôn ngữ hiện đại, với hy vọng rằng kỳ ấn hành mới này sẽ giúp cho người đọc dễ hiểu hơn, hiểu rộng hơn và có được niềm tin vào Chánh pháp mạnh hơn.

Ngoài công trình Đại tạng PQS, PQS còn cho phát hành bộ Phật Quang Đại Từ Điển (Fo Kuang Encyclopedia) in năm 1988 sau mười năm làm việc cực nhọc. Năm 1978, HT Tinh Vân khởi xướng công trình biên soạn bộ Phật Quang đại từ điển (PQĐTĐ), Ngài đã thành lập một Ủy ban biên tu gồm 20 Tỳ kheo ni do Sư bà Từ Di làm trưởng ban. Công trình biên soạn này đã quy tụ trên hai trăm người tham gia, phần lớn là xuất thân từ PQS Học viện. Bước đầu, Ủy ban đem Đại tạng kinh của mọi thời đại ra để chỉnh lý lại, phân đoạn chia thành 16 loại khác nhau. Ủy ban đã tổ chức biên tập, hiệu đính, hy vọng để rút ngắn thời gian. Sau mười năm làm việc cực nhọc, đến năm 1988, công trình đã hoàn thành. Đây là một bộ từ điển PG tập hợp được hàng trăm nghìn tư liệu, gồm 9 quyển, 23.000 mục từ, 7.000.000 thuật ngữ và 5.000 hình ảnh, biểu đồ nhằm giải thích từ cạn đến sâu, bổ túc cho những chỗ văn tự giải thích chưa hết, chưa đủ. Về phần thuật ngữ, danh từ Phật học, địa danh, nhân danh, tự viện, am thất, tôn phái giáo nghĩa, điển tích, từ chương, pháp nghi, nghi quỹ, nghệ thuật kiến thiết, thoại đầu công án v.v... Không gì không sưu tập liệt kê ra, không gì không giới thiệu tường tận. Đối với người thời nay quả thật đây là một bộ Phật giáo Bách khoa toàn thư, không thể không có.

III. NHÀ XUẤT BẢN PHẬT QUANG SƠN :

Với mục đích truyền bá giáo lý, từ năm 1959, nhà Xuất Bản Phật Quang Sơn (NXBPQS) đã ấn hành hơn 360 kinh sách, các loại băng cassettes và băng video bằng tiếng Hoa, Anh và Triều Tiên. Nhiều tác phẩm đã được ghi nhận là làm hài lòng đọc giả và có sự đóng góp nhất định cho xã hội. Chẳng hạn quyển "Nước là thầy của tôi" (Water is my teacher) nhận được giải thưởng văn chương của thành phố Cao Hùng vào năm 1986 và bộ Phật Quang Đại Từ Điển nhận được giải thưởng huy chương vàng quốc gia năm 1989.

Ngoài việc phát hành nhiều ấn phẩm khác nhau như kinh điển, lịch sử, văn học, nghi lễ, báo chí, nghệ thuật, sách tham khảo, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện tranh v.v... NXBPQS còn ấn tống hàng trăm nghìn đầu sách và băng giảng để phát không cho Phật tử trên khắp thế giới. Chẳng hạn năm 1992, có 200.000 đầu sách các loại được ấn tống ; 200.000 băng giảng và 30.000 băng video cũng được ấn hành.

IV. TRUNG TÂM NGHE NHÌN PHẬT QUANG SƠN

Với mục đích truyền bá lời Phật dạy đến khắp tất cả mọi người để họ có được sự an lạchạnh phúc từ giáo pháp nhà Phật, HT Tinh Vân đã cho thành lập Trung tâm Nghe-Nhìn PQS từ năm 1998. Trung tâm có đủ mọi thiết bị máy móc hiện đại để thu, sang và chế tạo các loại băng hình để phục vụ cho cộng đồng. Nổi bật nhất là ĐàiTruyền thanh PQS, từ thành thị đến thôn quê, từ miền duyên hải đến cao nguyên, mọi ngườiĐài Loan đều có thể nghe được tiếng nói Phật giáo của Đài phát thanh này. Đặc biệt là Đài Truyền hình Phật Quang, từ năm 1962 đến nay PQS đã ký hợp đồng với Đài Truyền hình Đài Loan - TTV - để phát đi chương trình Phật giáo của tổ chức này vào mỗi buổi tối. Bằng phương tiện truyền thông hiện đại như thế, lời Phật dạy đã được truyền đi khắp nơi để cho mọi người dân nghe thấy và nâng cao đời sống tâm linh của họ. Và về phương diện cập nhật với thời đại tin học, PQS là tổ chức Phật giáo đầu tiên trên thế giới quản lý công việc bằng máy tính và mạng lưới Internet.

V. TẠP CHÍ GIÁC THẾ VÀ TẠP CHÍ PHỒ MÔN :

Tạp chí Giác Thế (Awaken The World) là một trong những phần hoạt động văn hóa quan trọng của PQS. Đây là một chiếc cầu nối giữa tổ chức PQS và thành viên, tín đồ của tổ chức này trên khắp thế giới. Mục đích chính của tờ báo là để thăng hoa đời sống tinh thần của mọi người, để đánh thức con người và để làm lợi ích cho đời. Trong 30 năm, tờ báo là món ăn tinh thần của hàng vạn độc giả trên khắp thế giới. Trong những năm đầu, tờ báo chỉ phát hành với số lượng khiêm tốn là 2.000 bản, đến mùa xuân năm 1986, nhờ sự ủng hộ của độc giả, tờ báo tăng rất nhanh và số lượng được ghi nhận hiện nay (1999) là 100.000 tờ. Hàng năm có hơn 36 triệu tờ được phát đi. Hiện nay tờ báo được phân phối cho trên 42 quốc giahy vọng rằng con số quốc gia đặt báo sẽ gia tăng trong một tương lai gần.

Thứ hai là tạp chí Phổ Môn (Universal Gate). Tạp chí này được phát hành lần đầu tiên vào 1979 cũng do HT Tinh Vân làm Chủ bút. Hiện nay tờ báo được phát hành đi trên 30 quốc gia, bao gồm ở châu Âu, châu Mỹ và Đông Nam Á... Cả hai tờ báo trên đều ấn hành bằng tiếng Hoa, nhưng mỗi số đều có bảng tóm tắt bằng tiếng Anh.

VI. NHÀ SÁCH PHẬT QUANG SƠN

Dựa trên bốn mục đích của PQS để cho người được niềm tin, hạnh phúc, hy vọngthuận lợi, PQS đã xây dựng nhiều nhà sách và shop bán quà lưu niệm. Điều đó rất thuận lợi cho Phật tử đi mua sắm : Kinh sách, pháp khí, băng giảng, tranh tượng... Mục đích chính là giúp cho mọi người có cơ hội đọc nhiều kinh sách hơn để họ vun vén Phật tánh, thanh lọc thân tâm và mang lợi ích đến cho xã hội. Hiện nay ở Đài Loan có bốn nhà sách lớn và ở tiểu bang California có một nhà sách được thành lập từ năm 1991.

VII. VIỆN BẢO TÀNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO PHẬT QUANG SƠN

HT Tinh Vân xây dựng viện bảo tàng (VBT) này năm 1965 để tái tạo lại thời kỳ phục hưng văn hóa PG, để tuyên dương lịch sử PG và bảo vệ các bộ sưu tập điêu khắc, chạm trổ PG.

Trong 30 năm qua, PQS đã sưu tập nhiều cổ vật nghệ thuật quý hiếm của PG, chia thành nhiều loại, rồi trưng bày trong VBT với mục đích giúp cho khách tham quan thưởng lãm, hiểu đúng và chính xác về nghệ thuật PG cũng như cốt lõi của văn hóa PG.

Xây dựng từ năm 1973 đến 1983, VBT đã hoàn thành với diện tích rộng 4.800 m2. VBT đã trưng bày tượng Phật, Bồ Tát, các vị La Hán được điêu khắc, chạm trổ trên nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, đá, đồng, gốm, sứ, ngọc bích... Được sưu tập và đem về từ nhiều quốc gia khác nhau. Thêm vào đó có nhiều cổ vật quý hiếm, tranh ảnh, thư pháp... VBT PQS là một kho tàng quý báu cho mọi Phật tử trên khắp thế giới về thăm viếngtìm hiểu về nghệ thuật và văn hóa PG quốc tế.

VIII. THƯ VIỆN PHẬT QUANG SƠN

Phật dạy : "Bằng phương tiện lắng nghe, suy nghĩtu tập, mọi người đều có thể tự giác ngộ và thành Phật ". Học tập kinh điển là một trong những Bồ Tát hạnh quan trọng. Để khuyến khích cho tín đồ học tập chăm chỉ, HT Tinh Vân đã xây dựng nhiều thư viện và phát hành nhiều loại kinh sách để cho Phật tử thuận tiện học hỏi. Vì thế PQS và tất cả mọi chi nhánh khác trên thế giới đều có xây dựng thư viện PQS và phòng học giáo lý, không phải cho riêng tín đồ PG mà cho tất cả mọi người muốn tìm hiểu đạo Phật và thăng hoa trí tuệ của họ. Hiện nay có 4 thư viện PG cộng đồng cho dân chúng Đài Loan và 12 thư viện khác dành cho sinh viên Phật học đọc và nghiên cứu.

IX. PHẬT QUANG SƠN VỚI CÔNG CUỘC HOẰNG PHÁP

PQS rất nỗ lực trong việc truyền bá lời Phật dạy trong mọi phương tiện tích cực nhất. Khởi đầu PQS đi diễn thuyết khắp Đài Loan, sau đó mở rộng sang các nước Đông Nam Á, rồi qua châu Âu và châu Mỹ, từ chùa đến trường học, từ tổ chức chính phủ đến tổ chức tư nhân, từ nhà tù đến trung tâm quân sự... PQS đều quan tâm và đến thuyết giảng. Những năm gần đây, hình thức thuyết giảng của PQS đã được cải thiện tối đa và được công chúng khắp nơi thừa nhận. Tất cả mọi tổ chức chính quyền và cơ sở tư nhân có cảm tình với PQS và cung thỉnh Tăng Ni của tổ chức này đến thuyết giảng. Những cơ sở tự viện, chi nhánh của PQS, các khóa dạy thiền, tập huấn thuyết giảng, câu lạc bộ Ưu-Bà-Di, gia đình thanh niên Phật tử, các lớp dạy cắm hoa, dạy nấu ăn, dạy vẽ tranh, thư tháp... Được tổ chức cho tín đồ đến tu học cùng nhau và tiếp xúc với nhau.

Trong các năm qua PQS đã có tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để truyền chất Phật vào đời, cụ thể là tổ chức thuyết giảng và biểu diễn văn nghệ PG tại Đài Loan và gởi các đoàn giảng sư đi thuyết giảng. Trong mỗi dịp như vậy thính giả có hơn 10.000 người đến nghe. Vào tháng 10-1990, có khoảng 70.000 người đến nghe HT Tinh Vân thuyết giảng trong ba đêm liên tiếp tại sân vận động ở Hồng Kông. Sự kiện này đã gây chấn động mạnh mẽ và đánh thức quần chúng quan tâm đến giáo lý nhà Phật.

X. PHẬT QUANG SƠN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TĂNG TÀI :

Theo số liệu thống kê từ năm 1994 đến nay, người xuất gia tu học tại PQS có trên 1.000 vị, trong đó có 300 Tăng sinh và 900 Ni sinh. Trung bình hàng năm con số này được nâng lên 100 vị. Phần lớn tuổi từ 21 đến 40 ; 70% là đều tốt nghiệp đại học, trong đó có 35 vị có bằng cao học và 3 vị có bằng tiến sĩ. Hầu hết là người Đài Loan và có trên 10% là Tăng Ni ngoại quốc đến từ Hông Kông, Indonesia, Malaysia, Nepal, Singapore, Thailand, Vietnam, Pháp, Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu khác.

HT Tinh Vân cho rằng "Phật giáo phải là hiện đại, tiến bộsinh động, nó không phải là một bức tranh u sầu, ảm đạm và buồn chán". Ngài nói "Phật giáo cần có giới trẻ và những người trẻ tuổi cũng cần đến Phật giáo". Trường Đại Học PQS phần lớn là Tăng Ni sinh trẻ tuổi, yêu đời, tự tin và cống hiến. HT Tinh Vân đã ban tặng cho các tu viện PG Trung Hoa một không khí sinh hoạt hoàn toàn mới mẻ.

Đỉnh cao của Đại học PQS là nghiên cứu Phật giáo Trung Hoa, với chương trình đào tạo 3 năm bao gồm các môn nghệ thuật truyền giáothuyết giảng, giáo dục Tăng Ni, triết học, quản lý tự viện học, trụ trì học, nghi lễ.... Hoàn tất chương trình Tăng Ni sinh sẽণ273;ược cấp bằng Cử nhân Phật học sau khi trình luận văn tốt nghiệp gồm 60.000 từ. Tiếp đó, các vị sẽ học lên chương trình cao học và tiến sĩ.

XI. CHÙA NAM THIÊN TẠI AUSTRALIA, MỘT CÔNG TRÌNH QUY MÔ CỦA PQS Ở NƯỚC NGOÀI :

Từ ngày thành lập Hội PQS đến nay, số lượng người theo quy yhành trì Phật pháp ngày càng đông trên khắp thế giới. Với sự lãnh đạo tinh thần tài đức của HT. Tinh Vân, 120 chi nhánh được dựng lên ở khắp năm châu lục, một trong những công trình điển hình, đó là Chùa Nam Thiên (Nan Tien Temple), một ngôi chùa PG lớn nhất ở vùng Nam bán cầu, tọa lạc tại thành phố Wollongong, tiểu bang New South Wale, Australia.

Vào 1990, thị trưởng thành phố Wollongong, ông Ald Frank Arkell đã hợp tác với ban lãnh đạo của PQS trong nhiều buổi họp bàn về mua một thửa đất rộng để xây chùa. Cuối cùng, với sự giúp đỡ và chấp thuận của thành viên trong thành phố Wollongong, một vùng đất rộng 26 héc- ta đã được chính quyền NSW hiến cúng cho PQS để xây chùa. Dưới sự chỉ đạo của HT. Tinh Vân, quý Đại Đức Hsin Ping, Tzu Chuang, Tzu Jung, Tzu Hui và Hsin Ting được tuyển chọn vào Ban Kiến thiếtxây dựng Chùa Nam Thiên, trong khi quý sư cô Yung Tung, Man Chien và Man Ko phụ trách về mặt vận động tài chánh. Cuối cùng lễ đặt đá vào ngày 28/11/1991 và công trình vĩ đại này đã khởi công vào đầu tháng 2 năm 1992.

Công trình xây dựng kéo dài năm năm, trong đó phải mất hai năm để trang hoàng bên trong. Chùa chia thành ba phần. Phần thứ nhất là nền móng ngôi chùa, hệ thống cấp nước và thoát nước ngầm, điện, đường đi bộ, đường xe chạy và chỗ đậu xe. Phần thứ hai, bao gồm Chánh điện (800 người làm lễ cùng một lúc), một trai đường (chứa khoảng 200 người), một phòng hội nghị, một hội trường, một thiền phòng, một viện bảo tàng, phòng khách, phòng ăn cho Phật tử, phòng ngủ tập thể, nhà trù.... Phần thứ ba là một khu nhà tập thể dành cho khách hành hương với hơn 100 phòng.

Vào hai ngày 7 và 8 tháng 10 năm 1995, lễ an vị PhậtĐại hội PQS lần thứ 4 đã được cử hành tại Chùa Nam Thiên. Có hơn 50 ngàn người trên khắp thế giới về tham dự lễ này. Trong dịp lễ Chức vụ trụ trì Chùa Nam Thiên đã được chuyển giao cho sư cô Man Chien, một người có trách nhiệm coi sóctruyền bá Chánh Pháp tại Úc Châu.

Chùa Nam Thiên sẽ đóng một vai trò quan trọng như là một chiếc cầu nối liền giữa các nền văn hóa Đông-Tây. Chùa Nam Thiên được xây dựng theo kiểu phối hợp giữa kiến trúc cổ truyền của phương Đông và hiện đại của phương Tây, đem truyền thống cổ xưa hòa vào với những cái độc đáo của thời hiện đại để tạo nên một cái chung nhất. Chùa Nam Thiên được nhìn theo 4 đặc điểm sau :

1 Truyền thốnghiện đại :

Chánh điện được bài trí với năm pho tượng lớn được tạc theo kiểu từ thời đại nhà Đường, mỗi vị đều có màu y khác : vị ở giữa y đỏ, 2 vị bên phải y màu trắng và xanh lá cây, 2 vị bên trái y màu vàng và xanh dương. Phía sau năm tượng này là 10 ngàn tượng Phật. Khi du khách hành hương bước vào Chánh điện, mọi cảm giác kích động ào náo của xa lộ bên ngoài đều tan biến ngay và chỉ còn lại một sự yên lắng của tâm hồn, mọi người đều cảm thấy an lạcthoải mái trước Phật điện này.

Còn những tiện nghi hiện đại là phòng học, sân khấu văn nghệ, phòng ngồi thiền, phòng ăn cho du khách. Đặc biệt, phòng hội nghị được thiết đặt những kỹ thuật nghe-nhìn và hệ thống phiên dịch tự động một cách rất tối tân. Một parking cho hơn 300 chiếc xe dành để cung cấp cho du khách đến viếng thăm Chùa.

2. Ngôi chùa của tất cả :

Chùa Nam Thiên không phải chỉ dành cho tín đồ của PG mà là dành cho tất cả, cho mọi người khác nhau trong xã hội, họ có thể đến thăm viếng, lễ báitham dự vào những chương trình tu học của Chùa để đem lại an lạc cho bản thângia đìnhxã hội.

3.Nơi phát triển tâm linh :

Chùa Nam Thiên là một nơi mà mọi người trở về để thực hành Phật Pháp. Những lớp giáo lý được giảng hàng tuần. Mọi người có thể về Chùa để cầu nguyện, tụng kinh và bày tỏ lòng ngưỡng mộ lên chư Phật. Họ cũng có thể ghi danh vào các khóa tu ngắn hạn và các khóa giáo lý dài hạn.

4.Sự phối hợp giữa Đạo Pháp và Nghệ Thuật :

Đạo Phật và Nghệ thuật không thể tách rời nhau, trên tinh thần đó Chùa Nam Thiên đã cho xây dựng một Viện Bảo Tàng và trưng bày nhiều cổ vật quý của Phật giáo, như tượng ảnh Phật, kinh sách, thư pháp ....

Tóm lại, Chùa Nam Thiên là một công trình quy mô và có tầm vóc của Hội PQS Quốc Tế. Cách đây một vài trăm năm các nhà truyền đạo Gia Tô giáo đã một thời có mặt ở mọi hang cùng ngỏ hẻm của Trung Hoa để rao giảng Chân lý Chúa, có ai ngờ đâu vào cuối thế kỷ 20 này PG trở thành một tôn giáo được truyền bá sang phương Tây và phát triển rất nhanh. Hy vọng rằng Chùa Nam Thiên sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh.

Thích Nguyên Tạng

Tổng hợp từ các tài liệu : OUR REPORT, what has Fo Kuang Shan achieved (1991) và các số báo Buddha 's Light Newsleter từ 1991 đến 1999./.





Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3727)
17/05/2024(Xem: 4258)
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.
Khi ngày bầu cử đến gần, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc trò chuyện chính trị, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc muốn nổi giận, muốn văng tục và chửi thề như nhiều chính trị gia Hoa kỳ ngày nay khi vận động tranh cử thường dùng “chữ F”. Mặc dù cảm giác đó có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho tâm trí, cơ thể và các mối quan hệ của chúng ta. Vậy, chúng ta có thể làm gì với sự tức giận mà chúng ta có thể phải trải qua trước tình hình chính trị ngày nay?