Triển Lãm Tượng Phật, Bia Đá Hàng Nghìn Năm Tuổi

28/02/20234:16 CH(Xem: 2272)
Triển Lãm Tượng Phật, Bia Đá Hàng Nghìn Năm Tuổi
TRIỂN LÃM TƯỢNG PHẬT, BIA ĐÁ
HÀNG NGHÌN NĂM TUỔI
(Giang Huy & Hiểu Nhân)

bao-tang-bac-ninh-1677485246
Tượng Phật, bia đá, chuông... có niên đại cách đây hàng nghìn năm được giới thiệu tại triển lãmBảo tàng tỉnh Bắc Ninh.

Trong khuôn khổ festival Về miền Quan họ 2023, bảo tàng trưng bày 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật chủ đề "Di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Bắc Ninh" đến hết tháng 3. Không gian triển lãm được chia thành ba chủ đề: Bắc Ninh - cái nôi của Phật giáo Việt Nam; Những danh lam cổ tự qua các thời đại phong kiến dân tộc Việt Nam; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo.

Theo bà Nguyễn Thị Trọng - giám đốc bảo tàng, sự kiện giúp công chúng chiêm ngưỡng, hiểu thêm về lịch sử gần 2.000 năm của các di sản văn hóa Phật giáo trên địa bàn tỉnh.

Tượng phật A Di Đà tại chùa Phật Tích
Tượng phật A Di Đà tại chùa Phật Tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, được công nhậnbảo vật quốc gia năm 2012. Tượng có niên đại thời Lý (thế kỷ 11), được tạo tác bằng đá xanh nguyên khối, cao 185 cm. Tượng ngồi xếp bằng trên đài sen, hai tay đặt trước bụng kiểu kết ấn thiền định. Bệ tượng gồm hai phần: tòa sen và bệ bát giác. Tòa sen cao 37 cm tạo hình đóa sen đang nở, chạm nổi hình rồng cuốn trong mỗi cánh. Bệ bát giác bên dưới cao 71 cm, chia làm năm cấp, trang trí băng dây hoa cúc và 42 đôi rồng với nhiều hình dáng, chuyển động khác nhau.


Chuông chùa Ngũ Hộ
Chuông chùa Ngũ Hộ, chất liệu đồng, đường kính 42 cm, cao 100 cm, nặng 120 kg. Quai chạm hình con rồng hai đầu, bốn phía khắc bốn chữ "Ngũ Hộ Tự Chung", thân khắc những bài minh văn chữ Hán. Trong đó, có nội dung về thời gian làm ra cổ vật: "Sau hai năm quyên góp tiền và đồng, chuông đã đúc xong ngày 19 tháng 12 năm Minh Mạng thứ chín - năm Mậu Tý 1828". Ngoài ra, minh văn cũng ghi tên 300 người góp công đức đúc chuông. Hiện vật từng lưu lạc sang Nhật Bản và được đưa về nước năm 1978.

Khánh đá tạo tác thời Nguyễn
Khánh đá tạo tác thời Nguyễn được làm từ đá xanh nguyên khối, dài 151 cm, dày 10,5 cm. Hai mặt trang trí hoa văn hình dây xoắn, chính giữa có lỗ treo hình tròn. Trên thân có khắc dòng lạc khoản bằng chữ Hán với nội dung: "Hoàng triều Tự Đức, Canh Ngọ niên, Đinh Dậu nguyệt, cốc nhật" (Tạo tác vào ngày tốt, tháng Đinh Dậu, năm Canh Ngọ, năm Tự Đức thứ 23 - tháng 8/1870). Hiện vật được treo trên giá gỗ lim hình chữ nhật.


Đầu rồng, niên đại thời Trần
Đầu rồng, niên đại thời Trần thế kỷ 13-14, phát hiện trong đợt khai quật cổ vật trên đỉnh núi Thiên Thai, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình từ ngày 22/11/2022 đến 5/1/2023.


Bia đá Hậu Phật tượng ký
Bia đá "Hậu Phật tượng ký" dựng năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753), nội dung văn bia ghi chép việc tạc chân dung Hậu Phật ở chùa Cẩm Giang, phường Đông Nguyên, thành phố Từ Sơn.

Ba pho tượng Tam Thế
Ba pho tượng Tam Thế, niên đại thời Nguyễn thế kỷ 19, chùa Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.


Đầu đaoĐầu đao có từ thời Lý, thế kỷ 11-13. Vật liệu trang trí kiến trúc, phát hiện trong đợt khai quật cổ vật năm 2022 tại chùa Tĩnh Lự, thôn An Quang, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình.

Đầu đao (phải) và rồng
Đầu đao (phải) và rồng có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18) trang trí trên kiến trúc chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành.

Lá đề, lư hương và bảo tháp
Lá đề, lư hươngbảo tháp.

Giang Huy  - Hiểu Nhân
https://vnexpress.net/trien-lam-tuong-phat-bia-da-hang-nghin-nam-tuoi-4575418.html


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.